TẾT TRUNG THU
Hôm nay Trung Thu - trung Thu là giữa Thu.. Rằm Tháng 8 là chính giữa mùa Thu.
Tết Trung thu bắt nguồn từ Tàu. Hàng ngàn năm bị Tàu đô hộ, người Việt ta tuy không bị đồng hóa, nhưng có nhiều nét phong tục văn hóa tương đồng. Được biết, trong văn bản, từ Hán - Viết chiếm tới hơn 60%. Với nhiều trường hợp, dùng ngôn từ Hán - Việt mới thể hiện đầy đủ chiều sâu ý nghĩa .
Sự tích Tết Trung Thu, có nhiều huyền thoại :
Vua Đường Minh Hoàng (713- 741) được Đạo sĩ La Công Viễn đưa lên cung trăng chơi. Lưu luyến với cảnh đẹp thần tiên, nhà Vua không muốn về hạ giới. Đến khi về hạ giới, vẫn còn vương vấn, nên lệnh cho thần dân hằng năm tổ chức Tết Trung Thu để rước đèn và cúng lễ. Từ đó thành truyền thống.
Điển tích khác, thì nói về mối tình của Hằng Nga với chàng thiện xạ Hậu Nghệ.
Lại có điển tích về chú Cuội và Hằng Nga ...
(Thời bao cấp, có ông cán bộ làm đơn lên trên xin cấp nhà, kèm theo 4 câu thơ : " Không nhà, khổ lắm chị Hằng ơi / Trần thế tranh chen hết mất rồi / Cung quảng bao la mình chị ở / Dành tôi một chút để ngồi thôi ").
Tết Trung thu bắt nguồn từ Tàu. Hàng ngàn năm bị Tàu đô hộ, người Việt ta tuy không bị đồng hóa, nhưng có nhiều nét phong tục văn hóa tương đồng. Được biết, trong văn bản, từ Hán - Viết chiếm tới hơn 60%. Với nhiều trường hợp, dùng ngôn từ Hán - Việt mới thể hiện đầy đủ chiều sâu ý nghĩa .
Sự tích Tết Trung Thu, có nhiều huyền thoại :
Vua Đường Minh Hoàng (713- 741) được Đạo sĩ La Công Viễn đưa lên cung trăng chơi. Lưu luyến với cảnh đẹp thần tiên, nhà Vua không muốn về hạ giới. Đến khi về hạ giới, vẫn còn vương vấn, nên lệnh cho thần dân hằng năm tổ chức Tết Trung Thu để rước đèn và cúng lễ. Từ đó thành truyền thống.
Điển tích khác, thì nói về mối tình của Hằng Nga với chàng thiện xạ Hậu Nghệ.
Lại có điển tích về chú Cuội và Hằng Nga ...
(Thời bao cấp, có ông cán bộ làm đơn lên trên xin cấp nhà, kèm theo 4 câu thơ : " Không nhà, khổ lắm chị Hằng ơi / Trần thế tranh chen hết mất rồi / Cung quảng bao la mình chị ở / Dành tôi một chút để ngồi thôi ").
Thuở nhỏ, ở quê nhà, Tết Trung Thu của lớp lứa thiếu niên chúng tôi với bao nhiêu trò chơi vui tươi, sôi nổi. Việc chuẩn bị thi đấu các môn ở cấp xã vào Trung Thu như : cắm trại, bích báo, đồng diễn thể dục, tín hiệu thông tin ( còi, cờ, moóc xờ), các môn thể thao, ...được Đội Thiếu niên các làng chuẩn bị trước cả tháng.
Đêm Trung Thu là ngày hội tưng bừng, nhộn nhịp không chỉ của các em nhi đồng, thiếu niên, mà còn được sự tham gia của nhiều người.
Hồi đó, ở vùng quê chưa có điện thắp sáng như bây giờ.Dưới trời cao xanh vời vợi, gió Thu dịu mát, ánh trăng vàng bát ngát, trên bãi cỏ xanh, đám trẻ chúng tôi vui chơi thỏa thích.
Mấy chục năm đã qua, cảm xúc háo hức, hồn nhiên thời niên thiếu còn đọng mãi trong tâm khảm của lớp lứa U70 chúng tôi.
Ôi! Thời gian đời người một đi không trở lại.
Đêm Trung Thu là ngày hội tưng bừng, nhộn nhịp không chỉ của các em nhi đồng, thiếu niên, mà còn được sự tham gia của nhiều người.
Hồi đó, ở vùng quê chưa có điện thắp sáng như bây giờ.Dưới trời cao xanh vời vợi, gió Thu dịu mát, ánh trăng vàng bát ngát, trên bãi cỏ xanh, đám trẻ chúng tôi vui chơi thỏa thích.
Mấy chục năm đã qua, cảm xúc háo hức, hồn nhiên thời niên thiếu còn đọng mãi trong tâm khảm của lớp lứa U70 chúng tôi.
Ôi! Thời gian đời người một đi không trở lại.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét