Menu ngang

Chủ Nhật, 25 tháng 8, 2013

Nghi Lộc - Cửa Lò: 

Một thoáng đất và người

                                                                          Phương Hà



Huyện Nghi Lộc quê tôi phía Bắc giáp 2 huyện Yên Thành, Diễn Châu, phía Nam giáp thành phố Vinh và 2 huyện Hưng Nguyên, Nam Đàn; phía Đông giáp biển, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh, phía Tây giáp huyện Đô Lương. Riêng phía Đông-Nam còn giáp với mấy cây số dòng Lam để thành nguồn mực vô tận nên miền chữ nghĩa của bao đời. Cách nay hơn 600 năm. (1406) thời thuộc Minh có tên là Chân Phúc  mãi đến thời Tây Sơn mới đổi Chân Phúc thành Chân Lộc, Đến đời vua Thành Thái (1889 - 1907), huyện Chân Lộc được đổi tên thành Nghi Lộc vì kiêng húy chữ Chân của vua cha Dục Đức.

Thứ Sáu, 23 tháng 8, 2013


ThienSonDAIGIA copyNTT: Theo tin của TNO cho biết, ngày 31.7, Cục Xuất bản đã có công văn yêu cầu nhà xuất bản Lao Động đình chỉ phát hành bộ tiểu thuyết Đại gia gồm 2 tập (tập 1: Tam giác ngầm, tập 2: Quyền lực đen), lập hội đồng thẩm định và tự đề xuất phương án xử lý với cuốn sách, gửi về Cục Xuất bản báo cáo trước ngày 25.8. Lý do Cục Xuất bản đưa ra chỉ ngắn gọn như sau: “Cuốn sách viết về đề tài nhạy cảm, cường điệu, có những nhận định chủ quan, không có lợi cho người đọc”.

Trong lúc chờ đợi kết luận của hội đồng thẩm định, nhà văn Thiên Sơn tác giả “Đại gia” (người từng đoạt giải thưởng cuộc thi tiểu thuyết 2006 – 2010 của Hội Nhà văn VN) đã trả lời phỏng vấn của báo Cảnh sát toàn cầu. Xin giới thiệu cùng bạn:

Thứ Năm, 22 tháng 8, 2013

Kính thưa Vua Lý Thái Tổ

                                                                    Trịnh Kim Thuấn


Khoảng năm 1967 – 1969, ông Giáo sư, nhà báo, nhà văn Lý Chánh Trung có bài viết hằng tuần trên mục “Những ngày buồn nôn” vào ngày thứ bảy trên báo TIN SÁNG ờ Sài Gòn, tôi còn nhớ có mấy bài rất hay làm chuyển biến tư tưởng trong đám học sinh chúng tôi thời ấy : Những con vật hai chân (viết về ông Rockefferler Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Mỹ ra lệnh cho các phi công Mỹ ném bom xuống miền Bắc), Nói với người đã khuất ( số tháng 10/1969 viết về Hồ Chủ tịch vừa từ trần ở miền Bắc, bài viết rất hay…), Những bầy kên kên dưới chân cây thập giá (viết về Phong trào không liên kết của thế giới và chuyến đi  sang Mỹ của Phó Tổng thống Nguyễn Cao Kỳ (ở miền Nam) với những kẽ sống và làm giàu nhờ vào chiến tranh thời ấy……

Thứ Bảy, 17 tháng 8, 2013

NÀY ĐÂY LÀ CÁI SỰ GIÀU



               NÀY ĐÂY LÀ CÁI SỰ GIÀU



                                   Giáo sư  Nguyễn Đình Chú


Không phải giàu ngọc ngà, châu báu. Mà đây là giàu quan hệ, giàu kỷ niệm, giàu trải nghiệm, giàu tình nghĩa để rồi được hồi ức, được ngẫm suy, được bình luận, được giải bày sẻ chia, được nâng niu trên từng trang viết. Đọc xong “Những kỷ niệm đời tôi” của Nguyễn Mạnh Đẩu, cảm nghĩ bật dậy trong tôi là vậy. Và tôi như được uống một cốc nước mát giữa những ngày nóng nực, oi bức - cả ở nghĩa đen và nghĩa bóng.

Thứ Năm, 15 tháng 8, 2013



Lạm bàn về các loại…Sỹ

Hiệu Min

 Dạo này, các Sỹ lên mặt báo rất nhiều. Hiệu Minh blog cũng có mấy bài liền. Nào là nghị sỹ rau muống, nghị sỹ thần đồng thơ, ca sỹ đi buôn, văn nghệ sỹ kiện tụng nhau, và mới đây là bác sỹ với y đức xuống cấp thảm hại.
Chả hiểu sao ở nước mình, giới tinh hoa thường có chữ Sỹ đi theo: Nhạc Sỹ, Ca Sỹ, Văn Sỹ, Thi Sỹ, Họa Sỹ, Thạc Sỹ, Tiến Sỹ, Viện Sỹ, Chí Sỹ, Bác Sỹ, Nghị Sỹ. Kể ra còn rất nhiều Sỹ khác.

Thứ Sáu, 9 tháng 8, 2013

BỐ VỢ TÔI, MẪU “CÁN BỘ ĐẢNG SẠCH”


                                                                       NGÔ MINH

Ông Nguyễn Trọng Ngọ

Ông Nguyễn Trọng Ngọ

Nửa tháng nữa là ngày giỗ của ông ngoại mấy cháu. Ông mất ngày Vu Lan năm 2008. Bố vợ tôi là một người mà tôi vô cùng kính trọng về nhân cách và tấm lòng. Là một mẫu “cán bộ Đảng sạch” mà hiện nay không tìm ở đâu ra trên đất nước Việt Nam này. Bởi thế mà người làng Sen, làng Sẻ xã Nghĩa Đồng, bảo nhau rằng, từ xưa đến nay ở xã này chưa có đám tang nào đông đảo người viếng, người đưa như đám tang ông Nguyễn Trọng Ngọ. Cả làng đi viếng, cả xã đi viếng, các xã ở Tân Kỳ, Nghĩa Đàn cử đoàn đến viếng, huyện viếng, tỉnh viếng. Người viếng, người đưa tang chật sân, chật đường, đoàn người đi theo sau quan tài dài không đếm hết…Chúng tôi khóc cha, nhưng cũng vô cùng tự hào vì biết hình ảnh người cha kính yêu của mình luôn sâu đậm trong lòng những người dân quê cuốc cày chân chất. Được sự kính trọng và yêu mến của nhân dân thực không dễ chút nào. Nhiều ông quan bây giờ ra đường dân ngoảnh mặt không thèm chào…

Chủ Nhật, 4 tháng 8, 2013

Nghĩ về đời sống văn học hôm nay, 

                 đôi điều tôi muốn nói


                                                              GS  Nguyễn Đình Chú

 I. Từ một thời tưởng như mọi chuyện đều êm ả

         Cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã tạo ra một không khí rất mực hào hùng trên đất nước. Không hẳn là tất cả nhưng tuyệt đại đa số người Việt Nam, nhất là người dân lao động đều nhiệt  tình đi theo tiếng gọi của Đảng Cộng sản Việt Nam, của Chủ tịch Hồ Chí Minh mà  thể hiện rõ ràng nhất là sự hưởng ứng cao độ công cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược. Trí thức, văn nghệ sĩ, số đông cũng vậy. Cách mạng nhất thời đã thu hút được nhiếu trí thức, văn nghệ sĩ lớn của đất nước. Không ai có lương tâm nỡ đặt văn chương nghệ thuật lên trên số phận của đất nước vừa được cách mạng giành lại chưa được bao lâu lại đang có nguy cơ mất lại với kẻ thù ngoại xâm.