Menu ngang

Thứ Hai, 24 tháng 12, 2012

Gặp mặt



GẶP MẶT CÁC TƯỚNG LĨNH 
QUÊ HƯƠNG NGHỆ AN


           Nhân kỉ niệm 68 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam, 23 năm Ngày Hội quốc phòng toàn dân; nhằm tôn vinh các tướng lĩnh quê Nghệ  An, ngày 14 – 12 – 2012, tại thành phố Vinh đã tổ chức Chương trình “Gặp mặt các tướng lĩnh quê hương Nghệ An”. Cuộc gặp mặt này còn có các tướng lĩnh đã từng chiến đấu, công tác và nghỉ hưu tại Nghệ An - chọn Nghệ An là quê hương thứ hai của mình,
Có thể nói rằng, đây là cuộc gặp mặt có ý nghĩa lớn do Tỉnh ủy, HĐND, UBND, UBTWMT Tổ quốc tỉnh Nghệ An tổ chức. Là cuộc hội ngộ đầu tiên của các tướng lĩnh - những người con trung hiếu và thành đạt của quê hương Xứ Nghệ anh hùng.

Thứ Ba, 18 tháng 12, 2012

Nguyễn Bá Thanh


Nguyễn Bá Thanh: Ông là ai?
 
 Xuất phát từ một chủ nhiệm hợp tác xã, ông Nguyễn Bá Thanh đã để lại những dấu ấn đặc biệt. 

Từ chủ nhiệm hợp tác xã...
Xuất phát điểm con đường sự nghiệp của ông Bí thư thành ủy Đà Nẵng - Nguyễn Bá Thanh là từ một anh chủ nhiệm hợp tác xã.
Sinh ngày 8/4/1953 ở xã Hòa Tiến, huyện Hòa Vang, thành phố Đà Nẵng, ông Nguyễn Bá Thanh hiện là Ủy viên Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, Bí thư Thành ủy kiêm Chủ tịch Hội đồng Nhân dân thành phố Đà Nẵng, Trưởng đoàn Đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng, Ủy viên Ủy ban Tài chính, Ngân sách của Quốc hội Việt Nam.

Thứ Hai, 3 tháng 12, 2012

Một thoáng...




Một thoáng Singapore

                                                                    Bút ký của Lê Văn Hiền

Cách đây hai năm, tôi bị đau mắt phải. Đi khám, điều trị ở một số bệnh viện tại Hà Nội, các bác sĩ đều kết luận: mắt tôi bị bệnh glôcôm góc mở trầm trọng. Tầm nhìn (thị trường) mắt phải chỉ còn khoảng 20%. Nguy cơ lây nhiễm sang mắt trái là rất lớn. Có bệnh thì vái tứ phương. Với tâm trạng lo sợ phần đời còn lại của mình phải sống trong bóng tối triền miên, tôi tìm đến các bệnh viện mong tìm ra phương cách cách điều trị tốt nhất. Thế nhưng hy vọng bao nhiêu, tôi càng thất vọng bấy nhiêu. Bởi vì, mỗi bệnh viện đều đưa ra một kiểu điều trị khác nhau. Tôi biết chọn ai, thật là bế tắc. Trong những ngày đi tìm “ánh sáng” cuối đường hầm, tôi nhận được nhiều lời khuyên sang Singapore chữa trị là tốt nhất. Vẫn biết rằng, sang xứ ấy là tốn kém nhiều lắm, nhưng có chỗ để hy vọng còn hơn không. Tôi cầu mong, số phận sẽ mỉm cười với mình trong lé loi 1/100 tia hy vọng.

Chủ Nhật, 2 tháng 12, 2012

câu đối



CÂU ĐỐI
   Kính tặng:  Chú Nguyễn Đình Chú
                   & Cô Nguyễn Thị Minh Thâm
Nhân kỉ niệm 60 năm Ngày cưới - Ngày cưới Kim cương
--------------------------------


Sáu chục năm
tình nghĩa sắt son
vàng đá thủy chung
vẹn tròn câu ước hẹn ;

Trọn cuộc đời
thuận hòa hạnh phúc
phương trưởng cháu con
thỏa nguyện  một lời thề !





Hà Nội, ngày 01 tháng 12 năm 2012
Cháu

Nguyễn Mạnh Đẩu
              

Thứ Sáu, 16 tháng 11, 2012

LÃNG ĐÃNG XỨ NGƯỜI



Tùy bút                    LÃNG ĐÃNG XỨ NGƯỜI
                                   
                       
                                                                          Nguyễn Mạnh Đẩu

                               Bảy ngày lãng đãng xứ người
                         Ngó nghiêng suy ngẫm đôi lời lược ghi 

Một buổi sáng trung tuần tháng 8 năm 2012, nhân lúc thong thả, mình sang chơi nhà anh Nguyễn Hữu Hòe, chị Đặng Thị Bích, tình cờ gặp anh Đặng Hữu Hồng. Được biết, các anh đang chuẩn bị tổ chức Đoàn mấy gia đình cựu cán bộ Tổng cục Công nghiệp quốc phòng đi tour du lịch: Hồng Kông, Ma Cao, Thâm Quyến, Quảng Châu.
Anh Hòe, anh Hồng có nhã ý rủ vợ chồng mình cùng tham gia. Nghe các anh nói, mình nhận thấy chuyến đi thật sự hấp dẫn, bởi 3 lẽ :  Điểm tham quan tour du lịch gồm các địa danh nổi tiếng. Phần đông thành phần trong đoàn du lịch đều là chỗ quen biết, thân thiết. Mức chi phí chấp nhận được. Vì vậy, mình vui vẻ nhận lời ngay, mặc dù chưa kịp trao đổi với bà Liễu nhà mình. Tin là sẽ đồng tình. Đoàn du lịch do Công ty Metco Travel tổ chức khá chuyên nghiệp. Mọi thủ tục chuẩn bị cho chuyến đi diễn ra suôn sẻ, chóng vánh. Theo kế hoạch, ngày 17 tháng 9 năm 2012, Đoàn xuất phát.

Thứ Bảy, 10 tháng 11, 2012

OBAMA, ROMNEY,...



OBAMA, ROMNEY, X, O, MA, MAO…

T/S Alan Phan

Năm 2008, tôi bầu cho Obama. Tôi nghĩ biểu tượng của một người da đen làm Tổng Thống Mỹ là một thông điệp quan trọng cho thế giới về những thay đổi lớn lao trong cảm nhận của xã hội Mỹ. Nó xác nhận lại niềm tin ngây thơ nhưng bền vững là bất cứ một đứa bé nào lớn lên nơi đây, không kể nghèo giàu, không kể mầu da sắc tộc, đều có cơ hội để nắm giữ chiếc ghế lãnh đạo quyền lực nhất của “đế chế Mỹ”.

Thứ Tư, 7 tháng 11, 2012

Kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga



Kỷ niệm 95 năm Cách mạng Tháng Mười Nga (7-11-1917 - 7-11-2012)
           Chủ thuyết chính trị Việt Nam 
           trong thời đại ngày nay

                                                       GS Nguyễn Đức Bình
                                                  Nguyên Ủy viên Bộ Chính trị,
                                           Nguyên Chủ tịch Hội đồng lý luận TW


             QĐND - Chủ thuyết chính trị Việt Nam thời đại ngày nay là độc lập dân tộc gắn liền với chủ nghĩa xã hội dưới ngọn cờ lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam trên nền tảng chủ nghĩa Mác - Lê-nin, tư tưởng Hồ Chí Minh phát triển từ hơn 80 năm nay và mãi từ nay về sau.

           I. Sự lựa chọn của chính lịch sử dân tộc

Sau những biến động chính trị ở Đông Âu và Liên Xô, cuối thập niên 80 đầu thập niên 90 thế kỷ XX, một chiến dịch công kích, phê phán, xuyên tạc, bôi nhọ chủ nghĩa xã hội và chủ nghĩa Mác - Lê-nin dấy lên từ nhiều phía. Kẻ thù của chủ nghĩa Mác từng vu cáo, xuyên tạc, bác bỏ học thuyết cách mạng của giai cấp công nhân và nhân dân lao động suốt một thế kỷ rưỡi nay, giờ đây như có được cơ hội vàng, chúng càng ra sức xuyên tạc, hòng chôn vùi nó vĩnh viễn.

Thứ Hai, 5 tháng 11, 2012

Ông Bảy Nhị...


Ông Bảy Nhị và bốn phép toán "làm quan"


        "Chỉ cần rành bốn phép toán là làm được. Đó là: luôn biết cộng thêm nghĩa tình, yêu thương; biết trừ đi những oán thù, ghét bỏ; biết nhân lên của cải cho người dân, cho xã hội và biết chia sẻ hạnh phúc." 

Chủ Nhật, 4 tháng 11, 2012

Sự thiết yếu....



Sự thiết yếu của tự do nghiên cứu


Bài viết sau đây nguyên là một tham luận của Gs Trần Văn Đoàn (Giáo sư Đại học Đài Loan) dịp Hội Nghị Quốc Gia về Liên Kết Hợp Tác Để Phát Triển Giáo Dục Đại Học Việt Nam, Thành Phố Hồ Chí Minh, Việt Nam, 10.10.2002. Bài từng được đăng trên Website của Đai Học Khoa Học Xã Hội Nhân Văn Tph Hồ Chí Minh (2003) và một số trang mạng khác.  Chúng tôi đăng lại bài này nhằm cùng bạn đọc có một cái nhìn  để tham khảo về công tác nghiên cứu khoa học và từ đó hy vọng có những/nhiều  người góp sức vào công việc quan trọng có tính chất then chốt của sự  phát triển đất nước: Nghiên cứu và sáng tạo.

Thứ Bảy, 3 tháng 11, 2012

NỢ XẤU...



Nợ xấu và Tam giác Quỷ

 

                                                                           Nguyễn Y  

Bản chất của nợ xấu là một khoản tiền cho vay mà chủ nợ xác định không thể thu hồi lại được và bị xóa sổ khỏi danh sách các khoản nợ phải thu của chủ nợ. Đối với các ngân hàng, nợ xấu tức là các khoản tiền cho khách hàng vay, thường là các doanh nghiệp, mà không thể thu hồi lại được do doanh nghiệp đó làm ăn thua lỗ hoặc phá sản,...

Thứ Năm, 1 tháng 11, 2012

CỬA SẼ MỞ



                                        CỬA SẼ MỞ

                                                       Trần Vũ Long
 
           Nhà thơ Việt Phương tên khai sinh là Trần Quang Huy, sinh năm 1928. Quê quán Hà Nội. Hơn nửa thế kỉ làm thư kí cho Thủ tướng Phạm Văn Đồng và làm cố vấn cho các lãnh đạo cao cấp qua các thời kì. Năm 1970, ông cho in tập thơ “Cửa mở” gây  tiếng vang nhưng cũng không ít hệ luỵ. Cuốn sách đã dám nhìn thẳng vào sự thật, chỉ ra những cái xấu trong mỗi con người, những cái giả dối trong xã hội. Gần 40 năm sau ông mới cho in  tập thơ thứ hai “Cửa đã mở” và liên tục những tập thơ tiếp theo đã  xuất bản  được dư luận đánh giá cao, như: Bơ vơ đông đảo, Cỏ dọc đường trần, Cát dưới chân người, Nhặt nắng trong sương. Tuy tuổi đã cao nhưng ông vẫn luôn quan tâm và trăn trở với các vấn đề kinh tế, chính trị xã hội của đất nước. Quan tâm đến cuộc sống còn nhiều khó khăn của  người dân lao động. Thơ của ông mang đầy tính lý luận và triết học, phản ánh về mọi mặt tốt đẹp cũng như tiêu cực trong xã hội và trong mỗi con người. Cho dù vận nước  đã và đang trải qua những khó khăn thử thách  nhưng ông vẫn luôn tin vào vận mệnh của dân tộc, tin vào hồn vía và sức mạnh của dân tộc; một dân tộc biết hy sinh và biết chiến đấu vì những điều tốt đẹp, nhân văn cao cả.Cửa sẽ mở

Chủ Nhật, 28 tháng 10, 2012

XÚC ĐỘNG ĐỌC BÀI THƠ...



XÚC ĐỘNG ĐỌC BÀI THƠ GỬI MẸ 
CỦA MỘT LIỆT SĨ

         Đó là bài thơ “Bài thơ gửi mẹ” của liệt sĩ Võ Thanh Hồ, quê xã Nghi Thịnh, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, sinh năm 1941.
        Năm 1961, khi đang là sinh viên năm thứ 2 Trường Đại học Sư phạm Vinh (nay là Trường Đại học Vinh), theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc, chàng trai Thanh Hồ đã xếp lại ước mơ trở thành một giáo viên, làm đơn xin nhập ngũ, lên đường chiến đấu bảo vệ Tổ quốc.
        Ngày 1/9/1966, chiến sĩ Thanh Hồ anh dũng hy sinh tại suối Đa Tượng, xã Ân Nghĩa, huyện Hoài Ân, tỉnh Bình Định.
         Bài thơ chép trên giấy, qua bao nhiêu năm tháng, nay đã mục nát.

Thứ Năm, 25 tháng 10, 2012

GIÁO SƯ CAO HUY THUẦN...



Giáo sư Cao Huy Thuần:
 "TRẢ CÁI ĐẦU LẠI CHO CÁI ĐẦU"

Chủ nhật, 21 Tháng 10 / 2012 / 15:25
Cao Huy Thuần - Phan Văn Thắng 

VHNA: Ông Cao Huy Thuần bảo vệ luận án tiến sĩ tại Đại học Paris và sau đó là Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu về Cộng đồng châu Âu tại Đại học Picardie.
Hiện nay ông là giáo sư giảng dạy tại Đại học Picardie, Pháp. Cũng như một số trí thức Việt kiều khác, ông thường xuyên về Việt Nam tham dự các cuộc hội thảo về các lĩnh vực chính trị, văn hoá, xã hội. Gần đây nhất, ông đã về dự và thuyết trình tại Tuần văn hóa Phật giáo Việt Nam lần thứ  IV tổ chức tại Tp Vinh, tham gia hội thảo "Văn hóa Phật giáo Nghệ An: Quá khứ, Hiện tại và Tương lai"
Nhân dịp này, phóng viên VHNA đã có cuộc trao đổi với giáo sư Cao Huy Thuần một số vấn đề về văn hóa và giáo dục. Trân trọng giới thiệu cùng bạn đọc.
Phóng viên (PV): Thưa giáo sư, chúng tôi có được đọc một số luận văn về văn hóa và giáo dục của giáo sư, vừa qua lại được nghe giáo sư thuyết trình về Phật giáo với phương Tây, chúng tôi hiểu rằng giáo sư rất quan tâm đến văn hóa và giáo dục của nước nhà. Cảm xúc của giáo sư sau khi tham dự Tuần văn hóa Phật giáo tổ chức tại TP Vinh vừa rồi như thế nào ạ?

Thứ Ba, 23 tháng 10, 2012

ĐÔI ĐIỀU TÂM SỰ ...




      ĐÔI ĐIỀU TÂM SỰ
    VỚI CÁC CHÁU THÂN YÊU

              Các cháu thân yêu !
              Còn dăm năm nữa, ông sẽ trở thành lớp người xưa nay hiếm.  Khi về già, con người ta thường hoài niệm quá khứ rồi gút lại thành kinh nghiệm. Đó là những điều hữu ích, cụ thể, thiết thực, quí báu truyền lại cho con cháu.
Các cháu là niềm hạnh phúc, là minh chứng cho sự hiện hữu của ông bà trên cõi đời. Trong mỗi gia đình, ông bà, cha mẹ để lại cho con cháu nhiều thứ. Nhưng, quí hơn tất cả là phương pháp tu dưỡng, rèn luyện, học tập để trở thành con người hướng thiện trong xã hội.  
Với cách nghĩ đó, ông khát khao truyền lại cho các cháu thân yêu trong nhà ta những điều mà ông cho là rất quan trọng và rất cần thiết. Đặc biệt là, trong thời điểm hiện nay, khi các cháu đang ở vào thời kỳ bắt đầu hình thành nhân cách. Trong buổi bình minh của tuổi trẻ, cần chuẩn bị thật chu đáo hành trang cho một cuộc đời dài lâu, phong phú.

Thứ Năm, 18 tháng 10, 2012

NỖI DÀY VÒ...

        Nỗi dày vò và ước mơ của một người yêu nước

                                                                                                                                PV NTM
Thứ ba, ngày 16 tháng 10 năm 2012 4:50 AM

        Tôi có một ấn tượng đặc biệt về TS. Lê Kiên Thành, con trai cố TBT Lê Duẩn. Lê Kiên Thành là người điềm đạm, chắc chắn và chính xác, nhưng không bao giờ thiếu lửa. Tôi thích cách Lê Kiên Thành nói về cha mình. Tôi thích niềm tin của Lê Kiên Thành về những việc mà cố TBT Lê Duẩn đã làm và con đường của những người Cộng sản như cha ông đã đi. Trong cảm nhận của tôi và nhiều người khác, Lê Kiên Thành là người con thừa hưởng nhiều nhất tinh thần sống của cha mình. Và bất kỳ trong hoàn cảnh nào, Lê Kiên Thành cũng là một người cộng sản như nghĩa dung dị và thanh cao của từ này.
VietNamNet xin trân trọng giới thiệu cuộc trò chuyện với TS Lê Kiên Thành được đăng trên báo Nghệ thuật mới.
 PV: Có một điều tôi nhận thấy rằng, càng ngày gương mặt của ông càng giống cha ông – cố TBT Lê Duẩn một cách đáng kinh ngạc. Nhưng ông không chỉ giống cha mình ở những cái bề ngoài đó. Ngoài nó ra, ông kế thừa những gì khác từ cha mình về tư duy, cốt cách, tinh thần?

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

NƠI LẮNG HỒN CHIẾN TRẬN



              NƠI LẮNG HỒN CHIẾN TRẬN

                                                                        Nguyễn Trần Thùy Vinh

"Viện bảo tàng cá nhân" - nơi lưu giữ kỷ vật chiến tranh của cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp được khánh thành vào một ngày cuối tháng 12 năm 2011.
Giữa cái giá lạnh của ngày đông Hà Nội, trong ngôi nhà rộng ven sông Hồng, không khí dường như ấm lại, rộn ràng lên bởi cuộc gặp mặt ân tình của các vị tướng lĩnh, sĩ quan - những người lính già, những cựu chiến binh của Quân khu Trị Thiên. Họ cùng nhau ôn lại một thời trận mạc, những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất, hào hùng nhất.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

KHÚC TRÁNG CA VỀ MỘT THỜI HOA LỬA



            KHÚC TRÁNG CA VỀ MỘT THỜI HOA LỬA

                 ( Đôi điều cảm nhận khi đọc cuốn Hồi ký Trung đoàn -
                    một thời chiến trận của Đại tá, Lương y Hồ Hữu Lạn)

                                                                                        Hồ Đăng Hòa
                               
             Trung đoàn – một thời chiến trận là cuốn Hồi ký của Đại tá, Lương y Hồ Hữu Lạn viết về Trung đoàn 3 anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sách do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành tháng 8/2012.

            Thực ra, đọc cuốn Hồi ký này không dễ vì nó đấy ắp các sự kiện và tình cảm, không thể chỉ đọc lướt như với các tác phẩm khác. Chắc chắn rằng, ở nhiều đoạn người đọc cứ phải đọc đi đọc lại để mà nghiền ngẫm. Bởi đây không phải chỉ là tự sự, tâm tình của cá nhân tác giả đối với người thân, với các thế hệ sau này mà còn là một cuốn quân sử, một bộ sách về chiến thuật, nghệ thuật và kỹ thuật quân sự. Toàn bộ cuốn Hồi ký phản ánh chân thực nhất chân dung người lính giải phóng, đoạn đời đầy bi tráng mà vinh quang của người quân nhân hiện thân của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử huy hoàng. Với cách hành văn nhẹ nhàng, tác giả không phải chỉ kể chuyện mình mà đang nói lại chuyện của một tập thể lớn - gia đình Trung đoàn 3/ Sư đoàn 324 - và tường thuật lại lịch sử một cách trung thực, không tô hồng, không thêm thắt hay lược bỏ một chi tiết nào. Người đọc sẽ ngạc nhiên, không biết bằng cách nào, tác giả lại có thể nhớ tường tận được tên từng đồng đội, quê quán của họ, thói quen sinh họat của họ, những hành động trong chiến đấu và hoàn cảnh hy sinh của nhiều người, những tên đất, tên sông. Những thông tin này trải dài trên một không gian rộng lớn, trong thời gian suốt 40 năm. Thông thường thì những thông tin mới sẽ làm mờ đi thông tin cũ, nhưng trong cuốn Hồi ký các chi tiết lại như mới nguyên, như mới diễn ra ngày hôm qua. Với những người lính trong chiến trường ác liệt, thật là quí khi ngoảnh lại trận chiến đã qua, ghi lại và truyền cho thế hệ sau lửa của những người đi trước, của những người mang thân trai vào lửa đạn theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Chiến tranh và gian khổ không làm cho người lính chai sạn mà ngược lại, làm cho tình cảm của họ được nâng lên. Mối liên hệ giữa những người lính và với người dân mà họ đã gặp trong cuộc chiến vẫn như xưa cho tới tận bây giờ. Thế hệ thanh niên ngày nay mỗi người nên có một cuốn này.

             Nếu được tham gia khi còn là bản thảo, tôi cho rằng, giả thử tác giả chia cuốn hồi ký này ra nhiều phần nhỏ nữa, với các đầu đề nhỏ, ví dụ theo các giai đọan chiến đấu trưởng thành của mình: Chiến trường Lào lần 1 (1966), Lần đầu vào Nam (1967), Huế-Mậu Thân (1968), Những ngày "giáp hạn" (vì đói)-chia nhau từng củ sắn, từng nắm cơm bằng quả trứng vịt v.v. Với cách phân chia cuốn sách như vậy chắc sẽ dễ dàng hơn cho người đọc. Hơn nữa, để thêm phần sinh động, thỉnh thoảng khi dòng ký ức đang tuôn trào, tác giả nên dừng lại và kể thêm về những mẩu chuyện vui, buồn trong đời sống sinh hoạt của người lính ở chiến trường ./.

                                                                                                                 

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

KỶ NIỆM VỀ MỘT TẤM ẢNH LỊCH SỬ

               Kỷ niệm về một tấm ảnh lịch sử

                                             Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu

          Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ tôi mới lên tám tuổi. Hồi đó tôi theo cha lên chiến khu Việt Bắc, trong cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng. Trong trí nhớ trẻ thơ của tôi, mỗi tuần cơ quan sinh hoạt một lần ở hội trường. Hội trường là một căn nhà lá rộng, mặt bàn là phên cây nứa, còn ghế là hai nửa cây bương ghép lại. Sau chiến dịch Tây Bắc, mở đầu sinh hoạt cơ quan, thường mọi người cùng hát bài “Qua miền Tây Bắc”.
        Một hôm, tôi thấy cả cơ quan, ai cũng hồ hởi, nói chuyện râm ran. Tối đó, đích thân bác Trường Chinh, Tổng bí thư nói chuyện. Bác phổ biến cho cả cơ quan biết tin đại thắng ở Điện Biên Phủ. Bác nhắc mọi người vui nhưng không được lơ là nhiệm vụ vì kháng chiến còn nhiều việc phải làm. Tối hôm ấy, các cô, các chú cùng nhau hát đến tận khuya.

Thứ Sáu, 17 tháng 8, 2012

                         Những là rày ước mai ao

                                                       Giáo sư  Nguyễn Đình Chú
 
      Trong quá khứ, cùng với các địa phương khác của cả nước, Nghệ An đã có một đời sống tâm linh đậm đặc với nhiều hình thức tín ngưỡng, với các tôn giáo Nho, Phật, Đạo, và thêm Thiên chúa đến sau. Ở đây chỉ nói về Phật giáo. Theo nhà Nghệ An học tiên phong Bùi Dương Lịch trong Nghệ An ký thì “người Nghệ An không mê đạo Phật lắm”. Nói thế có phần đúng bởi lẽ Nghệ An là đất học, nên có phần coi trọng đạo Nho hơn. Vả chăng đó là tâm lý của từng lớp Nho sĩ chứ đâu phải toàn dân. Thực tế, Đạo Phật vẫn thịnh hành trên đất Nghệ An xưa. Cứ đọc vào một số sách Địa chí văn hóa của nhà Nghệ Tĩnh học nổi tiếng thời nay là Ninh Viết Giao sẽ thấy trong quá khứ Đạo Phật đã có mặt ở đây là thế nào :

Thứ Bảy, 11 tháng 8, 2012

Quang Trung và nghệ thuật 
 dụng binh thần tốc, táo bạo
                Không ngạo nghễ như Caesar - một vị hoàng đế La Mã cổ đại - nhưng Quang Trung hoàng đế có một niềm tin mạnh mẽ vào chiến thắng cuối cùng mà đội quân của ông có thể giành được trước kẻ thù. Đó là những chiến thắng được xây dựng từ nghệ thuật dụng binh thần tốc, táo bạo và nắm chắc thời cơ.

Thứ Sáu, 10 tháng 8, 2012

                     Trạng nguyên Nguyễn Trực 


             Trong lịch sử khoa cử nước ta, số trạng nguyên, bảng nhãn, thám hoa kể tới hàng ngàn. Nhưng thật đáng tiếc, nhiều dấu tích của các trí thức lớn ấy lại mai một theo thời gian. May thay, từ đường của Trạng nguyên Nguyễn Trực - Trạng nguyên được ghi danh đầu tiên trên bia đá đề danh tiến sĩ tại văn miếu Quốc Tử Giám vẫn còn.

Thứ Năm, 9 tháng 8, 2012

Hữu tướng quốc Nguyễn Xí


              Hữu tướng quốc Nguyễn Xí



             Ba năm trước khi miền Hà Nội được vua Lê Thái Tổ ban tên đẹp “Đông Kinh”, danh tướng Lam Sơn khởi nghĩa, công thần triều Lê sơ: Nguyễn Xí, thật ra, đã chính thức là “người Đông Kinh” rồi. Ấy là khi ông đem cả cuộc sống của mình lần đầu tiên đặt cược vào và gắn bó với sứ mạng giải phóng đất và người nơi đây, vừa khỏi ách chiếm đóng của giặc Minh, vừa khỏi mang cái tên Đông Quan do chúng áp đặt, bằng một trận đánh tử sinh, quyết liệt. 

Thứ Hai, 6 tháng 8, 2012

CHÙM THƠ PHƯƠNG VIỆT



CHÙM  THƠ  PHƯƠNG  VIỆT

                    Im lặng

Có khi im lặng là vàng
Có khi im lặng là mang tiếng hèn

Im lặng để tránh bon chen
Có khi im lặng để tìm đồng minh

Im lặng coi như đồng tình
Có khi im lặng là không tán thành

Im lặng là biết hi sinh
Có khi im lặng là thành vô tri

Im lặng là không biết gì
Có khi im lặng tại vì…biết sâu

Thứ Bảy, 4 tháng 8, 2012


NGUYỄN TRƯỜNG TỘ : NHÀ THIẾT KẾ 
VĨ ĐẠI CỦA ĐẤT NƯỚC
Ở THẾ KỶ XIX

                                                           Giáo sư Nguyễn Đình Chú


               Đúng là thời gian đã và đang ủng hộ Nguyễn Trường Tộ, đưa ông ngày một về gần với chúng ta, với đất nước hôm nay. Khoa học xã hội và nhân văn vẫn cần tiếp tục khám phá Nguyễn Trường Tộ, nhưng không ít mỹ từ cao sang đã dành để tôn vinh ông: “Người yêu nước sáng suốt”, “Nhà yêu nước sáng suốt nhất của thế kỷ XIX”, “Nhà cải cách lớn của dân tộc”, “Nhà phê bình xã hội đầu tiên ở nước ta”, “Nhà kiến trúc tư tưởng Việt Nam ở thế kỷ XIX”, “Một trí tuệ lớn mang tầm quốc tế” … Đến lượt tôi, tôi xin mệnh danh: “Nguyễn Trường Tộ: nhà thiết kế vĩ đại của đất nước ở thế kỷ XIX”. Công việc thiết kế chính là công việc vạch đường chỉ lối, hoạch định chiến lược, chiến thuật, bày mưu định kế, xây dựng mô hình, phác hoạ mẫu này, mẫu khác để từ đó mà có sự thi công với vai trò điều khiển của công trình sư. Trong xây dựng, ở những công trình lớn đồ sộ, thiết kế và thi công là hai công đoạn khó bề kết làm một. Thiết kế phải có trước. Thi công là chuyện tiếp theo.

Thứ Năm, 2 tháng 8, 2012


            NGẮM…NHAN SẮC THẦY TÔI  
           (bài viết về GS Nguyễn Đình Chú)


                                                                                                                       VĂN GIÁ

           Nói ra bảo lạ, làm cái anh đàn ông có muốn ngắm nghía gì thì ngắm đám đàn bà con gái chứ ai lại đi ngắm…người cùng giới. Nhưng mà với riêng tôi, tôi thường có một niềm vui, thật bình yên và tin cậy, mỗi khi có dịp gặp thầy Nguyễn Đình Chú, tôi hay ngồi im lặng ngắm thầy. Ngắm thầy đang trò chuyện. Ngắm thầy cười vui. Ngắm thầy lắc đầu thất vọng. Ngắm thầy hỏi han người khác…Thầy là người mang một gương mặt đẹp. Đẹp ở đây trước hết hiểu theo nghĩa…đẹp giai (vào tuổi ngoại bát tuần như thầy bây giờ thì nên gọi là đẹp lão). Thời trẻ tuổi, thầy thuộc diện đẹp giai, chắc hẳn không ít các em mê. Đẹp còn được hiểu là một gương mặt phúc hậu nữa. Rất lạ, quan sát người ta lúc về già, người nào càng có tấm lòng nhân hậu lớn, người đó càng có một gương mặt đẹp. Cái đẹp ở đây thuộc về nhan sắc đã đành. Nhưng để có được nhan sắc ấy, không phải chỉ do trời ban cho, mà còn do cái đức nhân hậu trong tâm hồn tác động lên đường nét, thần thái, làm cho gương mặt đẹp hơn lên. Rất nhiều lần, ngồi đối diện với thầy, tôi thường ít nói, hay đúng hơn, tôi muốn im lặng để được nghe thầy nói và ngắm nghía. Ngắm gương mặt ấy theo cung cách của người yêu kính, hay hơn thế, của người đáng tuổi con đang ngắm một người thầy cỡ tuổi cha mình…

Thứ Tư, 1 tháng 8, 2012

Thủ tướng Anh đi xem Olimpic

Ông Cameron "mắc bệnh" bình dân !

Nguyễn Duy Xuân

( Theo trannhuong.com)



        Thời sự sáng nay 31-7-2012 của VTV1 đưa hình ảnh ông Thủ tướng Anh David Cameron tới coi thi đấu Olympic bằng tàu điện ngầm, không trống giong cờ mở, không tiền hô hậu ủng, không thấy cảnh vệ sĩ mắt nghiêng ngó, rào trước chắn sau. Ngài Thủ tướng lọt thỏm giữa đời thường như bao người dân khác. Cho nên, dễ hiểu vì sao khi ông bước lên tàu điện ngầm mọi người có mặt lúc đó đều không để ý và khi phát hiện ra thì cũng không lấy làm ngạc nhiên bởi họ nghĩ ông đang làm bổn phận của một công dân hay nói đúng hơn, một cổ động viên cho Olimpic 2012.
        Có lẽ vì thế mà khi ngài Thủ tướng bước lên, tịnh không thấy ai nhường ghế ngồi (và có lẽ bởi vì ngài không phải là phụ nữ và cũng chưa phải là người già). Người Tây rất lịch sự nhưng cũng rất minh bạch, ngài là Thủ tướng ở nơi nhiệm sở nhưng giữa đời thường thì ngài cũng chỉ là thường dân thôi. Cho nên lên tàu điện hết chỗ ngồi, ngài cũng phải đứng. Lúc ấy mọi người mới biết Thủ tướng có mặt trên xe. Dịp hiếm có để thường dân thoải mái chụp ảnh, ngắm nhìn trực tiếp vị nguyên thủ quốc gia bằng xương, bằng thịt ngay trước mặt mình. Tịnh không thấy mấy chú cận vệ giơ tay che chắn.
       Đây không phải lần đầu tiên Thủ tướng Anh xuất hiện giữa công chúng như một người bình thường. Còn nhớ năm ngoái David Cameron đã gây bất ngờ cho nhiều người khi ông địu con gái trước ngực, đi dạo dọc bờ biển ở Cornwall trong dịp Lễ phục sinh.


                                                                       31-7-2012
                                                               Nguyễn Duy Xuân

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Nghĩ về vai trò Phật giáo...


 Nghĩ về vai trò Phật giáo 
trong cuộc sống của đất nước hôm nay

                                                                                 Giáo sư  Nguyễn Đình Chú

 I. Từ một thực tiễn trái chiều của đất nước
          Không ai chối cãi được rằng: đất nước của vua Hùng hôm nay đang giàu lên, nhiều mặt văn minh lên, nhưng đồng thời cũng đang suy thoái về đạo đức. Cuộc tương tranh giữa cái Thiện và cái Ác đang diễn ra gay gắt chưa từng có trong lịch sử đất nước. Về cơ bản, cái Thiện, cái Tốt vẫn tồn tại nhưng lại đang hao hụt dần và không đủ sức mạnh để đè bẹp cái ác, cái xấu xuống. Không ngày nào, báo chí, các cơ quan truyền thông đại chúng không nói đến những hiện tượng vô đạo. Ấy là chưa kể đến những thứ vô đạo còn được ngụy trang, ẩn núp sau những thứ đạo đức giả, có mặt ở mọi nơi mọi chốn, cả ở những nơi đáng ra phải thật trong lành, thánh thiện, làm đau lòng cả xã hội. Phải chăng, thực tiễn đất nước ta cũng ít nhiều đang là dẫn chứng cho điều mà thi sĩ Tản Đà trong Giấc mộng con tập I viết cách đây hơn chín mươi năm, đoạn thi sĩ đến chơi Cõi đời mới nhìn về Cõi đời cũ nơi mình sinh sống mà có nhận xét rằng: “sự văn minh càng tiến hóa bao nhiêu thì sự dã man cũng tiến hóa bấy nhiêu”.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Đồng chi Lê Duẩn...



Đồng chí Lê Duẩn đã 
hết lòng phát huy trí thức

                                                                                                      Nhà thơ Việt Phương

     ... Đồng chí Lê Duẩn với trí thức, đó là một chuyên đề lớn, vượt xa nguồn thông tin, tầm hiểu biết và sức suy nghĩ của tôi. Sau đây là một số cảm nhận riêng của tôi trong thời gian một ít năm tôi được tham gia nhóm cán bộ giúp việc đồng chí Lê Duẩn.
        Đồng chí Lê Duẩn tự xác lập quan niệm của mình về trí thức, trả lời câu hỏi kép: Trí thức là ai và ai là trí thức?
       Lê Duẩn nhận định rằng trí thức là người có hiểu biết sâu rộng, không chỉ do học tập chính quy có văn bằng đích đáng ở bậc cao, mà rất quan trọng là những người tự học nâng cao hiểu biết của mình trong việc làm, trong cuộc sống.
       Hiểu biết như vậy, theo Lê Duẩn là hiểu biết đang hành động, hiểu biết được vận dụng để sáng tạo cái mới, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái lợi cho nước cho dân, thể hiện trong thành tựu thiết thực.
      Không có cái mới đúng đắn mà mình là tác giả, không có sự sáng tạo, thì học vấn cao đến đâu cũng là nhà uyên bác, chứ chưa thật đúng là trí thức.
      Theo Lê Duẩn, ở người trí thức chân chính, sức sáng tạo đi cùng với tính trung thực và đức khiêm nhường.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Thơ nhân Ngày 27/7

      Hôm nay,  27 / 7 / 2012 , kỷ niệm 65 Ngày TBLS, đọc trên Trần Nhương.com thấy có mấy bài thơ hay. Đó là những dòng cảm xúc sâu nặng suy tôn và tri ân bao lớp người đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những con chữ được rút ra từ cõi lòng các tác giả. Đọc thấy cảm động vô cùng. Xin được đăng lại để mọi người cùng thương thức, sẻ chia, đồng cảm.

                                                                                                                                                                                            NMĐ

Ở đền Bến Dược
           Hoàng Gia Cương



Vẫn đội ngũ chỉnh tề
Như trong cuộc điểm danh
Những dòng tên các chị các anh
Xếp hàng thẳng tắp !
*
Chẳng thể đọc
Bốn vạn bốn ngàn ba trăm năm bảy dòng tên một lúc
Dù hệ thống đèn tự dõi theo mắt người, lần lượt
Rực sáng mỗi dòng tên !
*
Tôi đứng lặng im
Cúi mình thành kính
Như một tín đồ sùng tín
Trước Thánh Tông Đồ
Trước Đấng Cứu Tinh!
*
Những dòng tên các chị các anh
Đã ngã xuống trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định
Những dòng tên được khắc sâu trong niềm yêu kính
Bằng nét chữ vàng
Trên đá hoa cương !

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

ĐỆ NHẤT MINH QUÂN LÊ THÁNH TÔNG
– NHÀ VĂN HÓA LỚN CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT
    GS. NGND Nguyễn Đình Chú 

   Phan Bội Châu từng chia các bậc anh hùng dân tộc làm ba loại: Dựng nước, cứu nước và mở nước. Dựng nước là các Vua Hùng. Cứu nước là như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung … Mở nước là Lê Thánh Tông. Mở nước có nghĩa là trong hoàn cảnh độc lập, đã phát triển, đưa đất nước đến độ cường thịnh. Lịch sử dân tộc cho thấy: Anh hùng cứu nước thì nhiều. Nhưng mở nước thì ít. ở thời trung đại, thiết tưởng không ai xứng đáng với danh hiệu anh hùng mở nước bằng Lê Thánh Tông, mà lại là một ông Vua. Do đó, đáng coi là Đệ nhất minh quân. Và đệ nhất minh quân khác các vị minh quân khác ở chỗ phải là một nhà văn hoá lớn. Điều đó là tất yếu. Không là nhà văn hoá lớn khó mà trở thành đệ nhất minh quân. Chẳng phải vì thế mà học giả khả kính thời sau này - Cao Xuân Huy đã khẳng định, vua Lê Thánh Tông là một trong hai nhân vật có bản lĩnh văn hóa lớn nhất của dân tộc ở thời trung đại [1].

Nhưng ở đây, khi nói đến nhà văn hóa lớn, thiết tưởng lại phải hiểu thế nào là văn hóa. Thông thường, nó có nghĩa hẹp do đó có nội dung khác chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật, kể cả văn học nghệ thuật vốn gần gũi với nó. Cứ nhìn vào các hình thái thiết chế xã hội trên đất nước hôm nay, có Bộ Văn hóa (hoặc Văn hóa - Thể thao và Du lịch), bên cạnh bộ này, bộ khác … hẳn sẽ hiểu thế nào là nghĩa hẹp của khái niệm văn hóa. Nhưng văn hóa lại có nghĩa rộng. Với nghĩa rộng, văn hóa sẽ bao trùm tất cả. Cuộc sống có bao nhiêu lãnh vực, bao nhiêu phương diện mà ở đó, năng lực hành xử của con người, nếu đạt đến phẩm chất cao đẹp thì tất cả đều được thừa nhận là văn hóa. Trong cuộc sống hôm nay trên đất nước, chẳng phải đã nảy sinh các khái niệm như: Văn hóa Đảng, văn hóa học đường, văn hóa giao thông, văn hóa giao tiếp, văn hóa đối thoại, văn hóa công cộng … chính là dựa trên khái niệm văn hóa nghĩa rộng đó.
Lại còn phải hiểu thế nào là nhà văn hóa? Thì cũng lại có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Hẹp là cách hiểu thông thường về một ai đó có trình độ học vấn uyên bác, có nhiều công trình học thuật giá trị ở phạm vi quốc gia hay hơn nữa là ở thế giới. Nhưng rộng thì không chỉ là thế, mà còn là sự hiểu biết thực tiễn cuộc sống của đất nước, của nhân loại một cách sâu rộng; còn là có điệu sống thanh cao đáng làm gương cho người đời. Hơn nữa, với nghĩa rộng, nhà văn hóa lớn không chỉ là có những thành quả văn hóa của mình, cho mình, mà quan trọng hơn, phải là vị tha, phải có tác động lớn vào cuộc sống của xã hội, của đất nước, của nhân quần, thậm chí là của nhân loại, dù nhiều, dù ít.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012




                             TA VẪN LÀ TA THÔI

                                                                       TẬP THƠ CỦA PHƯƠNG VIỆT
                                                                          Nhà Xuất bản Văn học -2011

             Phương Việt tên thật là Trần Hồng Châu, người cùng xã với tôi. Hiện anh là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An. Nói chung, người Xứ Nghệ quê tôi thường thích thơ. Dĩ nhiên, giữa thích thơ và biết làm thơ là một khoảng cách; làm được thơ hay là một khoảng cách lớn hơn. Và người sống bằng nghiệp thơ lại càng hiếm. Với Phương Việt, dẫu không là nhà thơ chuyên nghiệp, nhưng theo tôi, tập thơ “Ta vẫn là ta thôi” của anh thật hay. Thơ Phương Việt kiệm lời, đa nghĩa, vừa giàu cảm xúc trữ tình, vừa đậm tính triết lý nhân sinh sâu sắc; lưu lại những kỉ niệm đẹp trong đời cùng với sự giải bày những suy tư trăn trở, những chiêm nghiệm, tự sự lắng đọng trong tâm hồn anh.
            Xin giới thiệu để bạn đọc cùng thưởng thức, đồng vọng, chia sẻ.

                                                                                                NMĐ


LỜI CỦA BÚT

Sột soạt đêm khuya tiếng cọ mài,
Ấy lời của bút ngỏ cùng ai.

Cuộc đời ngắn ngủi trong gang tấc,
Biết có lưu gì chút mực phai ?
                                     
                                      Tháng 6/1991


NGẪM

“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà”
Còn lời nào hay hơn thế nữa
Tôn vinh hiếu học quê ta?

Ngẫm thấy thậm hay
Nghĩ mà day dứt
Cả nhà đi thi, cả nhà đậu đạt
Sao vẫn khoai ba bữa mỗi ngày?

                                           2001

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012


                                  VỀ PHONG TẶNG DANH HIỆU
                               “ BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ”
                 (Bài đăng Nguyệt san Sự kiện & Nhân chứng Báo QĐND 
                         số đặc biệt kỷ niệm 65 năm Ngày TBLS 27/7)

          Phong tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm suy tôn, tri ân những Bà mẹ đã hy sinh thầm lặng, hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú.
Khi biết tôi nguyên là Cục trưởng Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị trong thời kỳ 1993-2000, có nhiều người hỏi, trên thực tế ai là người đề xuất việc đề nghị Nhà nước ban hành chính sách phong tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Tôi thường trả lời, tác giả đích thực của Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là chính các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bởi lẽ, sự cống hiến, hy sinh của các mẹ là vô cùng cao quí, là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam và là tài sản tinh thần vô giá trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Trân trọng tri ân, suy tôn những người cống hiến hy sinh vì Tổ quốc là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta được thể hiện bằng các chính sách cụ thể, trong đó có chính sách phong tặng “Bà mẹ Việt nam anh hùng”.

Thứ Ba, 26 tháng 6, 2012

         Đúng là ở đời có những thứ còn quí hơn tiền, vì có tiền - kể cả rất nhiều tiền - cũng không thể mua được. Đó là đức hi sinh, lòng nhân ái, là tình thương đồng loại của những con người. Câu chuyện dưới đây là một ví dụ. Khi đọc qua chuyện này, đánh giá về nhân vật Cầm, mọi người đều có thể hoàn toàn thống nhất, đó là một con người tốt, giàu lòng trắc ẩn đối với một đứa trẻ nghèo khó. Nhưng đối với nhân vật là cậu bé, vẫn có 2 ý kiến khác nhau. Một là, Có nhiều người cho rằng, đó là một người có chí hướng, đàng hoàng, sống thủy chung nhân nghĩa. Hai là, Có không ít người đọc xong có một cảm xúc không thật thoải mái về cách xử sự của cậu bé. Nghe ra, cách hành xử đó là một con người sòng phẳng quá, lạnh lùng theo lý trí quá. Và biết đâu sự sòng phẳng ( không muốn chịu ơn ai ) kiểu đó lại như một sự xúc phạm, làm tổn thương đến nghĩa cử cao đẹp của cô Cầm. Ở đời, sự đền ơn, đáp nghĩa đối với người đã cưu mang mình trong khó khăn hoạn nạn để rồi từ đó bứt phá đi lên thành đạt trong cuộc đời là hoàn toàn đúng. Nhưng liệu có cách nào khác hay hơn không?!


                                                                            NMĐ

                                                                                                                                     

                       CÒN QUÝ HƠN TIỀN
                                                        Lưu Yên Sinh (Trung Quốc)










          Ra khỏi siêu thị, đêm đã về khuya, Cầm móc túi lấy chìa khoá chuẩn bị mở cửa xe. Lúc này một cậu bé chừng mười hai mười ba tuổi đi đến trước mặt chị.
        - Cô ơi, cháu đã lau xe cho cô, cô xem, nếu cô hài lòng xin cho cháu năm đồng, nếu không hài lòng, coi như cháu phục vụ miễn phí.

         Cầm nhìn xe đã lau sạch bóng, lại nhìn cậu bé rét run trong gió bấc trước mặt. Chị móc túi lấy ra tờ mười đồng. Cậu bé đưa hai bàn tay nhỏ rét cóng tím bầm nhận tiền.
         - Không cần trả lại cháu ạ.
        Nói xong Cầm mở cửa xe vào buồng lái. Nhưng cậu bé lại rút ra một tờ năm đồng, cản lối đi của chị.
Cậu bé ý tứ thật. Cầm nghĩ, mở cửa xe nói với cậu:
       - Coi như cô thưởng cháu số tiền này, mau mau về nhà đi cháu.
        Cậu bé vẫn đứng trước xe:
       - Thưa cô, đã thỏa thuận năm đồng là năm đồng, sao cháu lại lấy thêm tiền của cô?
Bàn tay nhỏ cầm năm đồng vẫy trong gió.
        Nhìn cậu bé đứng trong gió lạnh, Cầm nghĩ đến con gái mình. Cậu bé trạc tuổi con gái chị. Con gái chị đang học phổ thông cơ sở, còn cậu bé này…
        Cầm kéo cửa xe nói với cậu bé.
        - Cháu ơi, trời rét lắm, mau lên xe cô đưa cháu về nhà.
         Cậu bé lắc đầu nói:
        - Cô ơi, người cháu bẩn, cháu ngồi sẽ rách xe của cô.
Cầm nhìn giọt nước trong veo óng ánh trong mắt cậu bé.
Cậu bé thông minh biết điều như thế này sao bẩn được?
        - Mau mau lên xe cô đưa cháu về nhà - Cầm đẩy rộng cửa xe giục cậu bé.
        - Vâng thưa cô, cô chờ cháu một lát, cháu sẽ đến ngay.
Cậu bé xách xô nước, cầm cái bàn chải lau dụng cụ chạy vào siêu thị.
Một lát sau cậu đi ra, tay cầm hai tờ báo trải lên ghế ngồi bên cạnh Cầm, sau đó mới ngồi lên.
       - Cô ơi, cháu xin trả lại tiền cô - Cậu để năm đồng lên sàn lái.
Cầm xoa xoa mái tóc đen mượt của cậu bé. Tóc mềm như cỏ non mới nẩy mầm đầu xuân:
      - Cháu ở đâu?
      - Cô đưa cháu đến trước cửa trường phổ thông cơ sở số 11 là được. Nhà cháu ở ngay trong ngõ sau trường học, xe không vào được cô ạ.
     - Sao cháu không đi học? Cháu còn bé tí tuổi đã phải đi làm nghề này?
Giọng cậu bé nhỏ nhẹ:
     - Bố mẹ cháu đều đã mất, trong nhà chỉ còn một bà nội ốm yếu. Cô ơi, cô không biết, cháu nằm mơ cũng mong cắp sách đến trường, cháu thường mơ mình ngồi trong lớp học sáng sủa. Nhưng lấy đâu ra tiền đi học thưa cô.
Khi nói chuyện, bỗng nước mắt cậu ứa ra.
Đã đến trường phổ thông cơ sở số 11, cậu bé xuống xe, giơ tay vẫy chào Cầm. Nhìn bóng cậu bé đi xa, lòng Cầm chợt cay đắng.
Cầm đã đi đến quyết định, mỗi tháng trợ cấp cho cậu bé ba trăm đồng đi học.
        Mười năm sau, năm nào Cầm cũng nhận được tiền cậu bé từ Thâm Quyến gửi về. Thế là Cầm gửi thư cho cậu và gửi trả cậu toàn bộ số tiền cậu gửi về. Thư chị viết: "Cháu ơi, ngày xưa cô giúp đỡ cháu không phải cô bỏ vốn đầu tư, càng không phải một thứ gửi tiết kiệm. Cô hoàn toàn không nghĩ đến cháu báo trả. Nếu cô nhận tiền của cháu, phải chăng cô đã trở thành nhà đầu tư. Số tiền cháu gửi cho cô mấy năm qua, cô xin gửi lại cháu. Trên đời còn có những thứ  quý hơn tiền cháu ạ!".
        Một hôm, đài truyền hình và tòa báo cùng phối hợp phỏng vấn Cầm. Họ cần đưa tin Cầm đã quyên góp hai mươi vạn đồng tặng cho làng nhi đồng SOS. Đứng trước máy camera và đèn chụp nhấp nháy, Cầm nói:
      - Các bạn đã lầm to, người quyên góp tiền chân chính không phải tôi!
Các nhà báo bỗng ngạc nhiên sửng sốt. Có một phóng viên hỏi chị:
     - Nhưng trong cột người quyên góp viết tên chị cơ mà!
Cầm đáp:
     - Tôi biết, cậu bé năm xưa đã lớn khôn, cậu ấy hiểu trên đời còn có thứ qúy hơn tiền. Số tiền này chắc chắn cậu ấy lấy danh nghĩa của tôi quyên góp.
Thế là chị kể lại cho mọi người nghe câu chuyện thời xa xưa.

  Vũ Công Hoan (dịch)