Menu ngang

Thứ Sáu, 31 tháng 5, 2013

Nghỉ hưu & làm việc khi nghỉ hưu



Suy ngẫm - Trao đổi


                       Nghỉ hưu & làm việc khi nghỉ hưu


         I - Nghỉ hưu

Theo Bộ luật lao động, thì nghỉ hưu là một trong các chế độ đối với người lao động sau khi có đủ điều kiện qui định về tuổi tác và thời gian công tác có đóng Bảo hiểm xã hội. Như vậy, nói chung là, sau một thời gian cống hiến bằng sức lao động cho xã hội, con người “được” nghỉ hưu, chứ không phải “bắt” nghỉ hưu.
Có thể khái quát, về hưu là việc thực hiện đúng qui luật, đúng quyền lợi và đúng nghĩa vụ trách nhiệm của mọi người lao động, không ai là ngoại lệ.

Chủ Nhật, 26 tháng 5, 2013

Cộng hưởng cùng Nicky



                CỘNG HƯỞNG CÙNG NICKY 

                                                                           Mạnh Hùng

        Chàng trai không tay, không chân nhưng không bao giờ đầu hàng số phận Nick Vujicic như cơn gió lành ào đến lay động cõi lòng hàng vạn, hàng triệu người Việt Nam. Ở bất cứ cuộc nói chuyện nào của anh tại TP Hồ Chí Minh và thủ đô Hà Nội, dù trước học sinh, sinh viên, các em nhỏ hay doanh nhân, số người đến dự đều vượt quá rất nhiều so với dự kiến của ban tổ chức. Tấm gương sống tràn trề nghị lực và sự lạc quan cùng với tấm lòng chân thành của anh đã gặp gỡ với những con người Việt Nam đồng cảm, cùng cảnh ngộ, làm nên sự cộng hưởng của lòng nhân ái và khát vọng sống vượt lên mọi hoàn cảnh.

Thứ Năm, 23 tháng 5, 2013

Triết gia Trần Đức Thảo

Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu: 
Đôi điều được nghe về Triết gia Trần Đức Thảo

(Bài đăng trên Website Đại học Sư phạm Hà Nội, ngày 23/5/2013)

Lastest update: Thứ năm, ngày 23 tháng 5 năm 2013

          Ngay sau khi Hội thảo khoa học quốc tế “Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo” được tổ chức tại Trường Đại học Sư phạm Hà Nội vào ngày 7/5/2013, Ban tổ chức Hội thảo đã nhận được rất nhiều thư cảm ơn tới lãnh đạo Nhà trường và khoa Triết học, những sự ghi nhận đánh giá về ý nghĩa của việc tổ chức Hội thảo, về chất lượng nội dung và công tác tổ chức,... Trong số đó có nhiều bài viết cảm động chia sẻ những thông tin và kết quả của Hội thảo. Chúng tôi trân trọng giới thiệu bài viết của Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu, nguyên Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng, người trực tiếp tham dự Hội thảo.


Hội thảo khoa học Quốc tế "Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo"

        Biết tôi ham đọc sách, thích tìm hiểu nghiên cứu các chuyên để khoa học xã hội và nhân văn, GS Nguyễn Đình Chú (với tư cách tham gia tổ chức và là người đầu tiên trình bày tham luận khoa học) mời tôi đến dự Hội thảo khoa học quốc tếTư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo” được tổ chức tại Đại học Sư phạm, ngày 7/5/2013. Tôi vui vẻ nhận lời, bởi đây là một dịp hiếm được biết về Trần Đức Thảo - Triết gia duy nhất của Việt Nam trên trường quốc tế - người mà GS Nguyễn Đình Chú (vốn là học trò yêu, sau đó khi tốt nghiệp Đại học, đỗ thủ khoa, được Nhà trường giữ lại làm trợ lý của Giáo sư Trần Đức Thảo) trọn đời kính trọng. Thêm nữa, tôi có một người bạn thân là Tiến sĩ Triết học rất ngưỡng mộ về tài danh của Triết gia Trần Đức Thảo. Mấy lần bạn tôi kể vắn tắt cho tôi nghe về giai thoại tranh luận dang dở giữa Trần Đức Thảo và Jean Paul Sartre xoay quanh chủ đề Hiện tượng học của Husserl với Chủ nghĩa duy vật biện chứng của Mác. Mặc dù chăm chú cố tiếp thu, nhưng quả thật, trước những vấn đề học thuật lớn lao, với khả năng rất hạn chế, tôi chẳng hiểu được mấy, ngoài niềm kính trọng tự hào về Triết gia Trần Đức Thảo - một người Việt Nam xuất chúng trong giới học thuật thế giới.


Giáo sư Bùi Văn Nguyên - một trong những người đặt nền móng cho nhân cách và trí tuệ Khoa Ngữ văn


Lastest update: Thứ sáu Ngày 5 tháng 4, 2013

Nhân dịp kỷ niệm 95 năm ngày sinh và 10 năm ngày mất của Giáo sư Bùi Văn Nguyên, xin trân trọng giới thiệu bài viết của GS.TSKH.NGND Bùi Văn Ba (Phương Lựu). Trong đó, tác giả khẳng định: Giáo sư Bùi Văn Nguyên là Giáo sư đầu ngành, một trong những người Thầy đầu tiên đặt nền móng cho nhân cách và trí tuệ Khoa Ngữ văn.

Còn nhớ năm 1960 từ nước ngoài trở về Khoa, tôi được tiếp xúc với thế hệ nhà giáo lão làng sinh thành trong thập kỷ thứ hai của thế kỷ trước, kể từ thầy Nguyễn Lương Ngọc (1910), nhà thơ Vũ Đình Liên(1913), Anh Huỳnh Lý (1914), Anh Trương Chính (1916), Anh Lê Trí Viễn (1919). v. v… và hiển nhiên không thể quên Anh Bùi Văn Nguyên (1918). Nếu nhìn theo con mắt truyền thống thì thế hệ này nói chung, Anh Nguyên nói riêng đều có đầy đủ cả ba mặt lập đức, lập công, lập ngôn, mà ở đây chỉ nói những điều tôi trực tiếp cảm nhận được.

Thứ Bảy, 18 tháng 5, 2013

Trần Đức Thảo - Nhà triết học tài danh yêu nước

Nhà triết học Trần Đức Thảo (1917-1993).
NDĐT - Cuộc Hội thảo khoa học “Tư tưởng triết học và giáo dục của Trần Đức Thảo” (Đại học Sư phạm Hà Nội tổ chức tại Hà Nội) vừa qua đã phần nào cung cấp thêm những hiểu biết về ông.

Trong Từ điển triết gia thế giới, mục từ tên ông chiếm gần hai trang. Nhưng có lẽ Trần Đức Thảo là nhà khoa học Việt Nam được biết đến ở nước ngoài nhiều hơn ở trong nước.

Thứ Sáu, 10 tháng 5, 2013

Nhiễm bệnh nghề nghiệp



Suy ngẫm - Trao đổi


                       NHIỄM  BỆNH  NGHỀ  NGHIỆP
                                                     N M Đ
 
          Xin thưa trước, đây không phải bàn về những bệnh nghề nghiệp phát sinh do điều kiện lao động có hại của nghề nghiệp tác động tới người lao động - những căn bệnh trong danh mục Bệnh nghề nghiệp theo Thông tư liên tịch Bộ Y tế - Bộ LĐTBXH ban hành hướng dẫn  thực hiện chính sách đối với người lao động theo qui định hiện hành của Bộ luật Lao động.
“Bệnh nghề nghiệp” được đề cập và lạm bàn ở đây là những “căn bệnh” về thói quen, tính cách, phong cách không hay, dễ “ bị lây nhiễm”, phát sinh ở các loại ngành nghề, lĩnh vực trong đời sống xã hội.