Menu ngang

Thứ Năm, 13 tháng 9, 2012

NƠI LẮNG HỒN CHIẾN TRẬN



              NƠI LẮNG HỒN CHIẾN TRẬN

                                                                        Nguyễn Trần Thùy Vinh

"Viện bảo tàng cá nhân" - nơi lưu giữ kỷ vật chiến tranh của cựu chiến binh Nguyễn Mạnh Hiệp được khánh thành vào một ngày cuối tháng 12 năm 2011.
Giữa cái giá lạnh của ngày đông Hà Nội, trong ngôi nhà rộng ven sông Hồng, không khí dường như ấm lại, rộn ràng lên bởi cuộc gặp mặt ân tình của các vị tướng lĩnh, sĩ quan - những người lính già, những cựu chiến binh của Quân khu Trị Thiên. Họ cùng nhau ôn lại một thời trận mạc, những năm tháng chiến tranh khốc liệt nhất, hào hùng nhất.

Thứ Tư, 12 tháng 9, 2012

KHÚC TRÁNG CA VỀ MỘT THỜI HOA LỬA



            KHÚC TRÁNG CA VỀ MỘT THỜI HOA LỬA

                 ( Đôi điều cảm nhận khi đọc cuốn Hồi ký Trung đoàn -
                    một thời chiến trận của Đại tá, Lương y Hồ Hữu Lạn)

                                                                                        Hồ Đăng Hòa
                               
             Trung đoàn – một thời chiến trận là cuốn Hồi ký của Đại tá, Lương y Hồ Hữu Lạn viết về Trung đoàn 3 anh hùng trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước. Sách do Nhà xuất bản Quân đội nhân dân ấn hành tháng 8/2012.

            Thực ra, đọc cuốn Hồi ký này không dễ vì nó đấy ắp các sự kiện và tình cảm, không thể chỉ đọc lướt như với các tác phẩm khác. Chắc chắn rằng, ở nhiều đoạn người đọc cứ phải đọc đi đọc lại để mà nghiền ngẫm. Bởi đây không phải chỉ là tự sự, tâm tình của cá nhân tác giả đối với người thân, với các thế hệ sau này mà còn là một cuốn quân sử, một bộ sách về chiến thuật, nghệ thuật và kỹ thuật quân sự. Toàn bộ cuốn Hồi ký phản ánh chân thực nhất chân dung người lính giải phóng, đoạn đời đầy bi tráng mà vinh quang của người quân nhân hiện thân của dân tộc trong một giai đoạn lịch sử huy hoàng. Với cách hành văn nhẹ nhàng, tác giả không phải chỉ kể chuyện mình mà đang nói lại chuyện của một tập thể lớn - gia đình Trung đoàn 3/ Sư đoàn 324 - và tường thuật lại lịch sử một cách trung thực, không tô hồng, không thêm thắt hay lược bỏ một chi tiết nào. Người đọc sẽ ngạc nhiên, không biết bằng cách nào, tác giả lại có thể nhớ tường tận được tên từng đồng đội, quê quán của họ, thói quen sinh họat của họ, những hành động trong chiến đấu và hoàn cảnh hy sinh của nhiều người, những tên đất, tên sông. Những thông tin này trải dài trên một không gian rộng lớn, trong thời gian suốt 40 năm. Thông thường thì những thông tin mới sẽ làm mờ đi thông tin cũ, nhưng trong cuốn Hồi ký các chi tiết lại như mới nguyên, như mới diễn ra ngày hôm qua. Với những người lính trong chiến trường ác liệt, thật là quí khi ngoảnh lại trận chiến đã qua, ghi lại và truyền cho thế hệ sau lửa của những người đi trước, của những người mang thân trai vào lửa đạn theo tiếng gọi thiêng liêng của Tổ quốc. Chiến tranh và gian khổ không làm cho người lính chai sạn mà ngược lại, làm cho tình cảm của họ được nâng lên. Mối liên hệ giữa những người lính và với người dân mà họ đã gặp trong cuộc chiến vẫn như xưa cho tới tận bây giờ. Thế hệ thanh niên ngày nay mỗi người nên có một cuốn này.

             Nếu được tham gia khi còn là bản thảo, tôi cho rằng, giả thử tác giả chia cuốn hồi ký này ra nhiều phần nhỏ nữa, với các đầu đề nhỏ, ví dụ theo các giai đọan chiến đấu trưởng thành của mình: Chiến trường Lào lần 1 (1966), Lần đầu vào Nam (1967), Huế-Mậu Thân (1968), Những ngày "giáp hạn" (vì đói)-chia nhau từng củ sắn, từng nắm cơm bằng quả trứng vịt v.v. Với cách phân chia cuốn sách như vậy chắc sẽ dễ dàng hơn cho người đọc. Hơn nữa, để thêm phần sinh động, thỉnh thoảng khi dòng ký ức đang tuôn trào, tác giả nên dừng lại và kể thêm về những mẩu chuyện vui, buồn trong đời sống sinh hoạt của người lính ở chiến trường ./.

                                                                                                                 

Thứ Năm, 6 tháng 9, 2012

KỶ NIỆM VỀ MỘT TẤM ẢNH LỊCH SỬ

               Kỷ niệm về một tấm ảnh lịch sử

                                             Thiếu tướng Hồ Sỹ Hậu

          Ngày chiến thắng Điện Biên Phủ tôi mới lên tám tuổi. Hồi đó tôi theo cha lên chiến khu Việt Bắc, trong cơ quan Văn phòng Trung ương Đảng. Trong trí nhớ trẻ thơ của tôi, mỗi tuần cơ quan sinh hoạt một lần ở hội trường. Hội trường là một căn nhà lá rộng, mặt bàn là phên cây nứa, còn ghế là hai nửa cây bương ghép lại. Sau chiến dịch Tây Bắc, mở đầu sinh hoạt cơ quan, thường mọi người cùng hát bài “Qua miền Tây Bắc”.
        Một hôm, tôi thấy cả cơ quan, ai cũng hồ hởi, nói chuyện râm ran. Tối đó, đích thân bác Trường Chinh, Tổng bí thư nói chuyện. Bác phổ biến cho cả cơ quan biết tin đại thắng ở Điện Biên Phủ. Bác nhắc mọi người vui nhưng không được lơ là nhiệm vụ vì kháng chiến còn nhiều việc phải làm. Tối hôm ấy, các cô, các chú cùng nhau hát đến tận khuya.