Menu ngang

Thứ Ba, 30 tháng 6, 2015

Nhóm lợi ích và sức ỳ của bộ máy

– “Để thực thi được cải cách đòi hỏi quyết tâm chính trị, và một hình thức liên minh các lực lượng muốn thúc đẩy cải cách” – Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyễn Xuân Thành.
LTS:Trong suốt thời gian qua, nhiều tiếng nói mạnh mẽ khẳng định sự cần thiết của cải cách thể chế đã được cất lên từ những người nắm giữ trọng trách trong Đảng, trong Quốc hội và Chính phủ. Như nhiều chuyên gia nhận định: nếu tập hợp đầy đủ các tuyên bố cải cách của các nhà lãnh đạo cấp cao thời gian qua đã đủ hình thành một chương trình cải cách toàn diện. Tuy nhiên, ngay chính các nhà lãnh đạo cấp cao cũng phải thừa nhận cải cách còn rất chậm chạp.
VietNamNet thực hiện cuộc bàn tròn về cải cách thể chế với PGS.TS Phạm Duy Nghĩa, TS Huỳnh Thế Du và ông Nguyễn Xuân Thành, Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright nhằm tìm ra nguyên nhân và giải pháp khả thi cho thực trạng này. Đây cũng là nhóm tác giả tham gia thực hiện báo cáo tư vấn chính sách cho Chính phủ Việt Nam mới đây mang tựa đề: “Cải cách thể chế ở Việt Nam – từ tầm nhìn tới thực tiễn”. Báo cáo này được thực hiện trong khuôn khổ hợp tác giữa Đại học Harvard, Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc và Chính phủ Việt Nam.
Dự án vô bổ vẫn cố làm

Nhà báo Việt Lâm: Khi chúng ta đang bàn về cải cách thể chế thì ngay mới đây thôi, một loạt sự vụ xảy ra khiến dư luận bất bình. Nào là lãnh đạo tỉnh Vĩnh Phúc bỏ 300 tỷ xây Văn Miếu trong khi biết công trình thiết yếu về dân sinh như y tế, giáo dục đang khát vốn. Điều đáng nói hơn cả là một công trình to như vậy đã lẳng lặng được xây cất trong 5 năm, đến khi khánh thành rồi thì báo chí, người dân mới được biết. Rồi lãnh đạo Đồng Nai đồng ý cho một nhà đầu tư vào lấp một phần sông Đồng Nai làm dự án. Hay Hà Nội chặt bỏ cây xanh. Những câu chuyện vừa qua nói lên điều gì?

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa: Ví dụ thứ nhất nói tới chi tiêu công. Một đất nước có thể kém phát triển và chi phí phát triển tăng cao nếu đầu tư công bị thiên lệch, có lợi cho thiểu số, trải chi phí cho số đông dân chúng. Bất kỳ một đầu tư công nào cũng dẫn đến những xung đột, lợi ích khác nhau, người được hưởng lợi và người không được hưởng lợi. Những cuộc tranh luận như vậy đáng lẽ phải diễn ra ở những cơ quan dân cử, ví dụ Hội đồng nhân dân tỉnh Vĩnh Phúc, phải được tham vấn người dân thông qua những kênh truyền thông. Qua đó cho thấy việc thảo luận về đầu tư công ở Việt Nam, kiểm soát đầu tư công của cơ quan dân cử, sự tham gia giám sát của báo chí chưa hiệu quả.

Ví dụ thứ hai ở Đồng Nai nói đến chi phí, phí tổn của phát triển. Một dòng sông nếu lấp đi thành khu đô thị chắc cũng có lợi cho một số người nhưng cũng kéo theo hệ quả lâu dài cho tỉnh Đồng Nai và những tỉnh lân cận, gây ra những phí tổn không thể bù đắp cho thế hệ mai sau. Vì vậy, phát triển của VN nếu nhìn từ một tỉnh, một quốc gia xuất hiện những tổn hại về môi trường và những chi phí khác. Những cuộc thảo luận giữa những nhóm lợi ích đó cũng cần diễn ra. Nếu càng minh bạch, càng có những kênh thảo luận đa chiều thì rủi ro lựa chọn những dự án kém đó càng ít đi.

Vụ chặt cây ở Hà Nội là một hành vi của chính quyền. Dưới sự cho phép của chính quyền, những người thợ mới chặt cây. Có điều hành vi chặt cây giữa mùa hè nóng bỏng như thế dường như đã không được lý giải một cách thỏa đáng về kinh tế, xã hội, văn hóa thậm chí tâm linh. Nó cho thấy những hành động của chính quyền có khi cũng chưa được cân nhắc kỹ, có khi có lợi cho một số người nhưng cũng gây tổn hại cho cả cộng đồng.

Ở một khía cạnh khác của câu chuyện, khi dân chúng nhìn thấy những hành vi đó, ngay lập tức họ có thái độ và cách tổ chức bày tỏ sự phẫn nộ. Họ biết cách tập hợp lực lượng để buộc chính quyền chịu trách nhiệm, ít nhất là đối thoại rồi dừng lại những hành vi chưa thỏa đáng đó.

Ba ví dụ vừa nêu có thể khái quát bối cảnh VN hiện nay. Đó là những cuộc thảo luận về mô hình tăng trưởng và ai được hưởng lợi từ phát triển kinh tế hiện nay, thứ hai là những thay đổi trong nhận thức của người dân, đòi hỏi chính quyền phải đối thoại. Tất cả những cái đó là bối cảnh cải cách thể chế mới cần được thảo luận kỹ hơn.
cải cách thể chế, chi tiêu công, Vĩnh Phúc xây Văn Miếu
PGS.TS Phạm Duy Nghĩa


Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Những câu chuyện xảy ra vừa qua cho thấy hai điều: Thứ nhất, phản ứng của người dân, sức ép của xã hội đối với những quyết định chính sách, những dự án đầu tư sai rành rành được thể hiện rất rõ. Có thể anh vẫn cố làm, nhưng cũng không thể đặt vào thế sự đã rồi mà buộc phải điều chỉnh. Việc ra quyết định chính sách không phải cứ làm đúng theo quy trình, theo khung luật pháp hiện hữu là được. Những quyết sách sai rõ ra đó thì lập tức anh sẽ chịu phản ứng xã hội.

Ở một khía cạnh nhẹ nhàng hơn, có những chính sách không phải sai rành rành mà cần thời gian thẩm định, đặc biệt là những dự án mà chưa chắc lợi ích hay chi phí sẽ nhiều hơn. Ngày xưa, những dự án này nhà nước quyết là được. Nhưng hiện nay, những dự án đó khi được đưa ra dư luận đều gây tranh cãi, từ những siêu dự án như sân bay Long Thành đến những dự án nhỏ chuyển đổi từ công sang tư.

Theo nhìn nhận của tôi, những ví dụ này cho thấy những chuyển động tích cực, rằng sức ép xã hội buộc những người cầm cân nảy mực phải có sự điều chỉnh, xem xét lại những quyết sách không hợp lý. Đấy là những chuyện cách đây 10 năm chúng ta chưa thấy, cách đây 5 năm mới bắt đầu xuất hiện và một năm trở lại đây thì xuất hiện ngày càng nhiều. Điều đó phản ánh thực tế là sức ép, sự phản biện xã hội đối với chính sách ngày càng mạnh mẽ hơn. Đứng trước sức ép đấy, nếu anh không có phản ứng, hay phản ứng thụ động thì chỉ làm cho bất bình tăng lên. Bởi vậy, có lẽ đã đến thời điểm hệ thống cần phải có những cải cách sâu rộng hơn.

TS Huỳnh Thế Du: Câu cửa miệng của hầu hết những người làm trong khu vực công là nhà nước của dân do dân vì dân, nhưng những ví dụ vừa nêu cho thấy việc thực thi những khái niệm này đang gặp trục trặc.

Nếu nhiều người dân được hưởng lợi thì họ không phản ứng quyết liệt như vậy. Có vẻ như có những dự án rất vô bổ nhìn ở khía cạnh có ích cho số đông, cho kinh tế-xã hội địa phương nhưng vẫn có rất nhiều người thích làm.

Vấn đề đặt ra ở đây là phải làm sao cho những quyết định chi tiêu công hay những quyết định quan trọng, ảnh hưởng tới số đông phải chịu sự giám sát, của số đông. Nói cách khác, người dân phải có quyền, có tiếng nói. Nếu tình trạng này cứ tiếp tục diễn ra, tôi e rằng sự bất bình, mất niềm tin sẽ ngày càng tăng.

Thể chế tốt sẽ trừng phạt người quyết sai
Việt Lâm: Những câu chuyện mà chúng ta vừa nhắc tới ở trên không phải là câu chuyện cá biệt của một địa phương nào. Vậy vì sao những sự cố như vậy vẫn lặp lại?

Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Những quyết định về mặt chính sách của nhà nước nhiều khi không đơn giản. Nhiều khi chúng ta hay tự hỏi tại sao dở như thế mà lại làm. Nhưng lúc người ta quyết định, người ta không nghĩ là nó dở, cũng không cảm nhận được phản ứng của xã hội như thế nào, ngoại trừ những trường hợp có động cơ cá nhân.

Nếu so sánh với các nước khác, kể cả những nước đã phát triển như Mỹ, chúng ta sẽ thấy những dự án đầu tư công không dẫn đến đâu cũng hay xảy ra lặp đi lặp lại. Vấn đề là một hệ thống thể chế tốt sẽ có sự trừng phạt đối với những quyết định ấy.

Khi có sự phản biện của xã hội thì các chuyên gia, các cơ quan nghiên cứu độc lập sẽ có những phân tích khách quan để chỉ ra đấy là quyết định sai, chỉ rõ ra chi phí, tổn thất mà quyết định anh tạo ra lớn hơn nhiều lợi ích cho một nhóm nào đấy. Khi sự việc được phân tích rõ ràng thì một hệ thống thể chế tốt sẽ có hình phạt đối với tổ chức, cá nhân đưa ra quyết định đấy.

Lý do người ta làm được việc ấy, thứ nhất là hệ thống thể chế cho phép, thứ hai là anh có thể quy trách nhiệm đến một tổ chức cụ thể, một cá nhân cụ thể. Như vậy nó sẽ tạo ra những tiền lệ. Sau đó người ta nhìn vào đấy để biết anh làm như vậy thì sẽ bị trừng phạt. Thể chế sẽ trừng phạt anh chứ không phải thể chế sẽ bảo vệ anh dù anh làm sai.
cải cách thể chế, chi tiêu công, Vĩnh Phúc xây Văn Miếu
Giám đốc Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Nguyễn Xuân Thành.

Lợi ích cá nhân, trách nhiệm tập thể
Việt Lâm:Nhân nói chuyện trừng phạt, vấn đề ở đây là để chỉ đích danh cá nhân nào chịu trách nhiệm dường như rất khó. Ví dụ như vụ chặt cây xanh ở Hà Nội, người đứng đầu Chính phủ yêu cầu truy đến cùng cá nhân nào chịu trách nhiệm nhưng đến báo cáo kết luận thì dường như trách nhiệm lại thuộc về tập thể.

PGS.TS Phạm Duy Nghĩa: Trách nhiệm giải trình là gì? Trách nhiệm giải trình nghĩa là trước dân chúng anh phải cắt nghĩa được lý do gì anh quyết định hành vi đó, chính sách đó. Ví dụ anh bảo trông cây vàng tâm, hay cây mỡ nào đó, thì anh phải giải thích cho dân chúng hiểu.

Thứ hai, giả sử chính sách đó sai thì anh phải chịu trách nhiệm. Trách nhiệm ở đây nghĩa là phải có người chịu hậu quả bất lợi. Đó có thể là trách nhiệm chính trị, ví dụ như anh mất đi sự tín nhiệm của dân chúng, anh phải từ chức. Trách nhiệm về hành chính nghĩa là anh phải bị khiển trách, kỷ luật, thậm chí giáng chức, đuổi việc. Trách nhiệm về vật chất thì anh phải đền bù,… những thứ đó người ta gọi là trách nhiệm giải trình – một cơ chế ràng buộc những người nắm trong tay quyền lực công phải chịu trách nhiệm trước cử tri.

Quay trở lại vụ chặt cây xanh Hà Nội. Hiện nay chúng ta có một cơ chế không rõ ràng về trách nhiệm giải trình, bắt đầu từ chỗ người đưa ra chính sách không phải giải thích. Thậm chí người ta còn không nghiên cứu kỹ một trách nhiệm nữa là con đường Nguyễn Trãi nối Hà Nội với Hà Đông thậm chí bị chặt trụi hết cây. Sau này, người ta mới phát hiện ra trong hồ sơ nhà thầu làm tàu điện trên cao không hề có đánh giá tác động môi trường. Đáng ra, nếu anh bắt buộc nhà thầu có đánh giá tác động môi trường thì có khi người dân đã biết để yêu cầu nhà thầu bảo vệ những cây xanh đó.

Giả sử làm sai rồi thì phải có một cơ chế cá thể hoá ai chịu trách nhiệm. Hiện nay, dường như cơ chế của chúng ta quá nhiều người quyết nên mới sinh ra quá nhiều cuộc họp. Cán bộ đi họp nhiều đến mức mỗi bộ có đến 5 -6 ông thứ trưởng chủ yếu để đi họp. Lý do phải đi họp nhiều là các cuộc họp đưa ra quyết định của tập thể. Quyết định tập thể sẽ góp phần che dấu đi trách nhiệm của người chịu quyết định. Nói tóm lại, bệnh họp nhiều bắt nguồn từ một cơ chế không muốn ai chịu trách nhiệm. Cơ chế đó có lợi cho từng cá thể nên không ai muốn thay đổi cả.

Muốn tiến tới trách nhiệm giải trình rõ hơn, ngoài những ý như anh Thành nói thì cần phải làm rõ trách nhiệm cá nhân đứng đầu. Trở lại trường hợp chặt cây sai, nói một cách thẳng thắn thì người chịu trách nhiệm chính trị phải là ông lãnh đạo chính quyền bởi ông chịu trách nhiệm chính trị cho những hoạt động diễn ra trong khuôn khổ thành phố; người chịu trách nhiệm hành chính ví dụ người trình văn bản đó là ông giám đốc sở xây dựng nếu trong phạm vi của ông ta vì ông ta chỉ chuyên môn giúp việc cho chính quyền chứ ông ta không có quyền quyết định; còn nếu trách nhiệm hình sự ai lợi dụng việc chặt cây đó để bán lấy tiền thì phải chịu trách nhiệm cá nhân của từng người trước pháp luật. Cơ chế chịu trách nhiệm như thế ở VN một là chưa được nghiên cứu rõ; hai là quy định còn hết sức chung chung và thứ ba là có lợi cho những người trong bộ máy nên nó nhùng nhằng, khó thay đổi.

TS Huỳnh Thế Du: Trong các nghiên cứu về lựa chọn các quyết định tập thể chỉ ra rằng trong tập thể, tất cả mọi người đều suy nghĩ hợp lý vì lợi ích của mình và thường đưa ra các kết quả phi lý về mặt tập thể, có nghĩa là những thứ sai rành rành vẫn xảy ra.

Câu chuyện ở đây là trách nhiệm giải trình. Chúng ta đều thấy rằng với mỗi công chức, mục tiêu quan trọng nhất là thăng tiến. Vấn đề là trong hệ thống chúng ta, việc thăng tiến là do cấp trên quyết định chứ không phải do người dân hay đối tượng tôi trực tiếp phục vụ quyết định. Trong khi ở những xã hội phát triển thì những người tôi phục vụ có quyền quyết định vị trí của tôi trong nhiệm kỳ tới.

Các cụ ta có câu “ ăn cây nào rào cây ấy”. Cách đây mấy năm, khi xảy ra sự kiện Đoàn Văn Vươn, chúng ta thấy phát biểu của một lãnh đạo Hải Phòng chỉ chăm chăm làm sao bảo vệ cấp trên của mình, bất chấp dư luận. Cái cơ chế đó đảo ngược hết hành vi của tôi, tôi sẽ cố gắng bao biện, đùn đẩy cho trách nhiệm tập thể. Đương nhiên, tôi có lợi ích cá nhân trong trách nhiệm tập thể. Thành thử dẫn tới hiện tượng có những quyết định trong khu vực công dường như chỉ có lợi cho một thiểu số nào đó, trong khi gây tổn hại cho toàn xã hội.
cải cách thể chế, chi tiêu công, Vĩnh Phúc xây Văn Miếu
TS Huỳnh Thế Du (Đại học Harvard)


Sức ỳ bộ máy và sự chống đối của nhóm lợi ích

Việt Lâm: Những vấn đề chúng ta vừa phân tích ở trên tôi tin là nhiều người trong bộ máy đã cảm nhận thấy. Bằng chứng là thời gian qua, có nhiều tiếng nói trong hệ thống lên tiếng về cải cách thể chế. Chẳng hạn, người đứng đầu Chính phủ đã nhiều lần nêu thông điệp rõ ràng về sự cấp bách phải cải cách thể chế cũng như vạch ra đường hướng cải cách. Một số bộ trưởng cũng đăng đàn đề cập đến chủ đề này. Nhưng tại sao đã có những tiếng nói cải cách mạnh mẽ từ những người nắm giữ trọng trách mà cải cách vẫn chậm chạp như thế, nhọc nhằn như thế?
Chuyên gia Nguyễn Xuân Thành: Cần hiểu rằng từ việc đưa ra được những tuyên bố, chuyển nó thành văn bản rồi đến thực thi các chương trình cải cách là cả một quá trình. Quá trình ấy bắt đầu bằng việc anh nhìn nhận được những yếu kém, bất cập đã xảy ra trong thời gian qua và đánh giá được hậu quả của những bất cập đó gây ra cho nền kinh tế. Rồi đi đến một bước nữa là anh cảm nhận được nếu như không thay đổi thì sự bất bình của dân chúng ngày càng gia tăng. Tiếp theo là một quá trình đấu tranh ý thức hệ, anh phải thay đổi cách nhìn, điều chỉnh lại cách suy nghĩ trước đây. Từ đó, anh đưa ra được các tuyên bố, rồi từ tuyên bố ấy, trải qua một cuộc đấu tranh ý thức hệ nữa mới đưa được thành văn bản, chính sách. Rồi khi chính sách đi vào thực hiện có thể gặp phải hai lực cản: một là sức ỳ của bộ máy, hai là phản ứng chống đối của các nhóm bị thiệt hại.

Qua quan sát của chúng tôi, đến thời điểm này đã có một sự chuyển đổi trong nhận thức, trong ý thức hệ. Nhiều người trong bộ máy đã cảm nhận được những yếu kém, bất cập, có thể chưa đến mức không cải cách thì hậu quả lớn nhưng họ cũng cảm nhận được rằng nếu không cải cách thì đất nước sẽ trì trệ, bất bình sẽ gia tăng. Như chúng tôi đã nói rõ trong bài phân tích của mình rằng nếu không có sự thay đổi, tính chính danh của Đảng, của chính quyền sẽ được đánh dấu hỏi.

Chính vì vậy mà thời gian qua, có những tiếng nói cải cách rất mạnh mẽ thậm chí con đường đi cụ thể cũng đã được tuyên bố thành văn bản. Cản ngại hiện tại là sức ỳ bộ máy và sự chống đối của những người bị thua thiệt. Để thực thi được cải cách đòi hỏi sức mạnh của bộ máy và quyết tâm chính trị, cộng với một hình thức liên minh các lực lượng muốn thúc đẩy cải cách, mới có thể vượt qua được các lực chống đối.
  • VietNamNet

(còn nữa)

Chủ Nhật, 28 tháng 6, 2015

MỘT SỐ HÌNH ẢNH KỶ NIỆM 60 NĂM NGÀY THÀNH LẬP SƯ ĐOÀN 324 ANH HÙNG ( 1/7/1955 - 1/7/2015 ) CỦA CỰU CHIẾN BINH KHU VỰC HÀ NỘI

Chủ tịch nước Trương Tấn Sang gặp mặt các Đại biểu
tại Phủ Chủ tịch, ngày 24 / 6 / 2015
Báo công trước Lăng Bác


Tham quan Hoàng thành Thăng Long - Trước Nhà Con Rồng









 Chào cờ trong Lễ Kỷ niệm

Cùng Thiếu tướng Trần Minh Đức, 93 tuổi, nguyên Chủ nhiệm Hậu cần Quân khu Trị Thiên


Cùng Nguyễn Văn Thắng ( nguyên chiến sĩ Đặc công C20 )
Cùng Đặng Văn Huy cán bộ Cục Chính sách, CCB F 324

Thứ Ba, 23 tháng 6, 2015

NHÀ BÁO NGUYỄN THỊ NGỌC HẢI:

Học từ tinh túy để đi đến những tinh túy khác


“Tôi là nhà báo dạo, làm không danh hiệu”. Nhà văn, nhà báo Nguyễn Thị Ngọc Hải đã nói như vậy khi được hỏi về mình. 

Ở tuổi 71 và với 45 năm làm báo, bà Nguyễn Thị Ngọc Hải tạo ra dấu ấn riêng của một cây bút ký họa chân dung, một nhà phỏng vấn lột tả được cái thần của người đối diện. Những bài đối thoại với Nguyễn Đình Đầu, Nguyễn Khải... của bà có thể coi như kinh điển của thể loại này.

Thứ Hai, 22 tháng 6, 2015

Trần Đình Hượu – Từ điểm nhìn hiện đại

  •   PHẠM XUÂN THẠCH
  •  giảm kích thước chữ tăng kích thước chữ
Định mệnh có những sự sắp đặt kì lạ. Từ một người nghiên cứu lịch sử tư tưởng Trung Quốc cổ đại, những biến động của lịch sử đã sắp đặt Trần Đình Hượu rẽ theo hướng trở thành một nhà nghiên cứu lịch sử văn học và còn éo le hơn nữa khi mà công trình lịch sử văn học quan trọng nhất trong sự nghiệp nghiên cứu của ông lại không nằm trọn trong những giới hạn của văn chương Trung đại bằng chữ Hán và chữ Nôm, lĩnh vực gần gũi với xuất phát điểm tri thức ban đầu của ông mà lại là cuốn giáo trình Văn học Việt Nam giai đoạn giao thời 1900 – 1930 – giai đoạn chuyển đổi loại hình của văn học Việt Nam, giai đoạn cầu nối từ văn học Hán Nôm sang văn học Quốc ngữ. Đối với mỗi con người, những bão tố của số phận có lẽ là một thứ đá thử vàng. Hoặc nó sẽ làm con người quỵ ngã, hoặc sẽ đánh thức những phẩm chất cao quý bên trong và khiến cá nhân toả sáng. Sự nghiệp nghiên cứu của Trần Đình Hượu có lẽ chính là một minh chứng cho quy luật nghiệt ngã đó.

Báo chí không thể luôn ‘chạy theo’ điều công chúng muốn biết

Sự thật là điều công chúng luôn muốn biết, nhưng báo chí không phải lúc nào cũng “chạy theo” những điều mà công chúng muốn biết. 
LTS:Vừa qua, hội thảo “Đạo đức báo chí, trách nhiệm xã hội của báo chí trong kỷ nguyên số” do trường đại học KHXH&NV tổ chức đã có hàng trăm nhà báo, nhà khoa học, nhà quản lý tham dự và đóng góp ý kiến, với mong muốn xây dựng một nền báo chí chuyên nghiệp, nhân văn. Nhân kỷ niệm 90 năm Ngày báo chí cách mạng Việt Nam, báo VietNamNet xin giới thiệu bài viết của Thạc sỹ Lưu Đình Phúc, Phó Cục trưởng Cục Báo chí, Bộ Thông tin và Truyền thông. 
Khi truyền thông làm lệch chuẩn
Câu chuyện về một bé gái học lớp 7 mang thai được một tờ báo khai thác với tiêu đề “Nữ sinh lớp 7 mang thai, cả thị trấn xôn xao”. Đó là chuyện về một bé gái 13 tuổi tên H ở Thừa Thiên Huế có người yêu 20 tuổi, mang thai hơn một tháng, bị bạn bè gièm pha nên phải nghỉ học. Bài viết đăng hình ảnh, họ tên, địa chỉ nhà, địa chỉ trường của cô bé.

Chủ Nhật, 21 tháng 6, 2015

Văn chương mang gương mặt nữ

   
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao đóng góp của các nhà văn nữ cho nền văn học Việt Nam đương đại.  Ảnh: PHAN HỮU ĐỐ
Chủ tịch Hội Nhà văn Việt Nam, nhà thơ Hữu Thỉnh đánh giá cao đóng góp của các nhà văn nữ cho nền văn học Việt Nam đương đại. Ảnh: PHAN HỮU ĐỐ

Ngày 11-6, tại Hội nhà văn Việt Nam đã diễn ra Hội thảo bộ sách Phái đẹp và Cuộc đời - tập hợp sáng tác tiêu biểu của gần 100 nhà văn nữ, những người đã góp phần làm nên diện mạo của văn học Việt Nam đương đại. Mười tham luận được viết công phu, cùng những ý kiến phát biểu của các nhà phê bình, nhà văn, nhà thơ đã mang lại cái nhìn đa diện, sâu sắc về phái đẹp và những phụ nữ viết văn, làm thơ. 
Dưới đây là tham luận của nhà văn BÙI VIỆT THẮNG.
Đọc Phái đẹp, cuộc đời và cây bút (NXB Hội Nhà văn, 2015) tôi nghĩ tới hình ảnh đội quân tóc dài trong văn chương. Trong chiến tranh đã có những khi đội quân tóc dài khiến kẻ thù khiếp sợ. Trong thời bình, đội quân tóc dài đã đem lại niềm tin về một tương lai của văn chương nước nhà. Ở nước ta, có một địa chỉ văn chương gắn với những thành công, thành danh của các nữ sĩ, đó là Tạp chí Văn nghệ quân đội. Cuộc thi truyện ngắn 2013 -2014 của tạp chí này, ngôi quán quân vẫn thuộc về "phái yếu" - nữ sĩ Nguyễn Thị Kim Hòa (xin nói rõ, đây là một cô gái tật nguyền ở xa tít tắp phía nam, vịn vào văn chương mà đứng dậy).
Trong số 96 nữ sĩ hiện diện trong tuyển tập này có những bậc "trưởng lão" trong làng văn như Nguyệt Tú (sinh 1926), Nguyễn Thị Cẩm Thạnh (sinh 1927), Thanh Hương (sinh 1929), Đặng Anh Đào (sinh 1934). Lại có những người "đầu xanh tuổi trẻ" như Nguyễn Ngọc Tư (sinh 1977), Vi Thùy Linh (sinh 1980). Tính chi ly ra, đội quân tóc dài trong văn chương nối tiếp đến năm thế hệ. Tôi nghĩ một trong những điều kiện tồn vong của văn chương là sự tiếp nối sáng tạo các thế hệ. Theo thống kê mới nhất của Hội Nhà văn Việt Nam, tính đến năm 2015, tổng số hội viên là 1.016, trong đó có 200 hội viên nữ. Đó thật sự là một "con số biết nói".
Từ trái tim đến trái tim là quy luật của sáng tạo nghệ thuật, trong đó có nghệ thuật ngôn từ. Người nữ viết thơ tưởng chỉ có những lời thủ thỉ, tâm sự thường tình, ai ngờ: "Tôi là bông lúa vàng tươi/Cúi thấp xuống phù sa đến nỗi/Rạng đông lên tôi nhìn thấy bầu trời/Và ngôi sao mai như bóng trái tim tôi/In lên màu nước sáng/Những bạn bè tôi cúi xuống thấp hơn/Tấm thân nặng trĩu không đủ sức rì rào/Họ thầm thì những lời no ấm" (Lâm Thị Mỹ Dạ - Lời của bông lúa). Trừ một số rất ít, tôi tin độc giả ngày nay không thích một lối thơ hoặc là rền vang hả hê, hoặc là ủy mị ẩm ướt quá mức. Người phụ nữ truyền thống có nhiều ràng buộc, người phụ nữ hiện đại có nhiều khao khát tự do. Tôi thích bài thơ Tự do và ràng buộc của Nguyễn Thị Hồng Ngát là có cái lý do của nó: "Giống như con thuyền không neo/Muôn đợt gió thổi qua thổi lại/Thế đấy/ Ôi, ràng buộc và tự do/Cái nào hơn cái nào?". Người nữ và thơ nữ thường gợi ở độc giả phái mày râu cái cảm giác "dịu dàng quá, dịu dàng không chịu nổi". Nhưng đôi khi ta lại thấy ở đâu đó, lúc nào đó họ bỗng trở nên "đanh đá" , thậm chí "ngang ngạnh" và mạnh mẽ một cách đáng yêu như Đoàn Thị Lam Luyến, dám Làm nhà trên lưng cá voi. Một người nữ mà cả gan: "Tôi mơ tát cạn biển này/Để tìm cho được tháng ngày đôi ta/Nhưng rồi biển quá bao la/Aibảo-làm-nhà-trên-lưng-cá-voi?". Một vài dẫn dụ như thế trong thơ để thấy dẫu cái tình là gốc của sáng tác nhưng cái tình đã thăng hoa, kết tinh, tỏa sáng, lan truyền nhờ vào cái chất trí tuệ được đốt cháy. Ai bảo người nữ chỉ biết "lụy tình", "dại tình"?
Đọc văn xuôi nữ, riêng tôi lại càng cảm thức được cái chất trí tuệ thấm đượm trong những trang văn. Có thể ai đó nghĩ rằng văn chương của phái đẹp thường ủy mị, sướt mướt. Hãy thử đọc một lần xem sao Kẻ nô tỳ được trang sức của Trần Thị Trường, bạn sẽ bớt đi cái định kiến ấy. Đừng nghĩ người nữ chỉ thích kể lể một câu chuyện buồn vui nào đó của chính mình hoặc người thân quen của mình. Có những khi sau câu chuyện được kể ra có vẻ như là "chuyện thường ngày ở huyện" lại lấp lánh một triết lý nào đó về cuộc đời, về con người kiểu như Quanh chuyện sống với người giàcủa Phan Thị Vàng Anh. Vấn đề quy luật "sinh lão bệnh tử", vấn đề thế hệ, vấn đề tồn tại theo cái nhìn hiện sinh, tôi nghĩ, đầy ắp trong một truyện ngắn vỏn vẹn 2.000 chữ. Có một Nguyễn Thị Minh Thái lúc nào cũng "tung tăng như cá tươi" (Hồ Anh Thái), đọc rộng biết nhiều, viết lý luận phê bình tinh tế và sắc sảo mấy ai bằng, nhưng bập vào viết truyện ngắn ngang ngửa với mấy người chuyên trụ hạng với thể loại "nhỏ" này trong văn chương. Tôi thấy thú vị khi chị tự nguyện đứng vào đội hình Văn với truyện ngắn Ngồi đợi ở bậc thềm. Một cái truyện trĩu nặng vì tâm trạng. Một lối kể như mũi khoan xoáy sâu vào nội tâm. Những đảo chiều không gian - thời gian như điện ảnh,... Tất cả nhào nặn thành một khối được dồn nén tối đa và bùng nổ tối đa. Triết lý mà cứ thoảng nhẹ như không bởi cái hơi thở đời sống đương đại phả vào từng câu chữ.
Người ta nói sinh ra nghệ thuật là để chống lại sự nhàm chán của cuộc đời. Chính vì thế, nghệ thuật bản thân nó không được phép lặp lại và thật đáng buồn nếu tất cả chủ thể sáng tạo rập khuôn, một mầu, một giọng, một cách lối thể hiện. Trong thơ độc giả nhận ra một lối "lặng lẽ tỏa hương" như Lệ Thu, Phan Thị Thanh Nhàn, Bùi Kim Anh, Lâm Thị Mỹ Dạ, Nguyễn Thị Hồng, Nguyễn Thị Hồng Ngát, Tuyết Nga, Phạm Hồ Thu, Nguyễn Bảo Chân, Phạm Thu Yến,... Thơ của các nữ sĩ này không "lắm điều", có vẻ như chỉ là những tiếng nói thầm, rất khiêm tốn, đôi khi cố tình giấu mình, nhưng rất nhiều những say mê, thổn thức. Lại có một lối thơ mạnh mẽ, quyết liệt kiểu như Đoàn Thị Lam Luyến, Hoàng Việt Hằng, Vi Thùy Linh, Chu Thị Thơm, Huệ Triệu,... Họ "ăn sóng nói gió" nhưng trong sâu thẳm họ cô đơn và khát khao chia sẻ, cũng như rất nhiều những mềm lòng. Một lối viết lấy cái chân thật làm đầu nên thơ họ giản dị, mộc mạc như lúa ngô khoai sắn, gần gũi và thiết yếu như nắng gió khí trời. Đó là thơ của Hoàng Thị Minh Khanh, Đỗ Bạch Mai, Lê Thị Mây, Nguyễn Thị Mai, Nguyễn Thị Đạo Tĩnh, Trần Kim Anh, Nông Thị Ngọc Hòa, Trần Thị Nương,...
Trong văn xuôi nổi lên một lối viết giàu triết luận như Trần Thị Trường, Nguyễn Thị Minh Thái, Phan Thị Vàng Anh,... Tác phẩm của họ mạnh về "vấn đề", nghĩa là có xu hướng nghiêng triết lý đời sống, đôi khi như là những luận đề, nhưng đã cố kết được với chất sống tươi nguyên. Lối viết trữ tình thể hiện rõ ở Trần Thùy Mai, Nguyễn Thị Ngọc Hà, Vũ Minh Nguyệt, Trương Thị Thanh Huyền, Lê Thị Bích Hồng,... Truyện của họ không quá chú trọng cốt truyện mà nhiều chất thơ, nhiều những "nhánh" rẽ ngang giàu tính chất "trữ tình ngoại đề". Lối viết "tả chân" vốn được coi như một truyền thống của văn chương Việt Nam in dấu đậm trong truyện của Hà Thị Cẩm Anh, Lê Minh Khuê, Hiền Phương, Nguyễn Thị Anh Thư, Trầm Hương, Vũ Thảo Ngọc, Võ Diệu Thanh, Nguyễn Ngọc Tư, Phong Điệp,... Truyện của họ nhiều tình huống gây cấn, nhiều chi tiết hay dễ "bắt mắt" độc giả.
Những nữ sĩ viết lý luận phê bình cũng rất đa thanh sắc: Một Đặng Anh Đào tài hoa, phóng khoáng in dấu trên từng trang viết về văn chương thế giới và Việt Nam. Một Lưu Khánh Thơ năng động, thậm chí có thể nói là "tả xung hữu đột", viết phê bình nhiều thể loại từ văn, thơ, kịch, chân dung. Một Lý Hoài Thu tinh tế và cẩn trọng. Một Tôn Phương Lan đắm đuối nhưng không kém phần sâu sắc trong tiếp nhận văn chương. Một Bích Thu lặng lẽ thành danh với những tiểu luận - phê bình bám sát thời sự văn chương đương đại Việt Nam.

Theo : NDDT

Thứ Bảy, 20 tháng 6, 2015

Bàn chân lấm đất



Họ nhà tôi cứ mỗi chi lại có một người không lấy chồng. Chi cụ Cả Kiên thì có bác Lý. Chi cụ Tư Hạnh thì có cô Hà. Chi nhà tôi, tức chi cụ Hai Huệ thì có chị tôi - chị Hoa. Chị Hoa hiền lành, nhân hậu, nết na, nhưng không hiểu sao... lại ở vậy! 

Thứ Sáu, 19 tháng 6, 2015

10 người đàn bà độc ác nhất lịch sử Trung Hoa


Người Trung Quốc gọi những người đàn bà hiểm độc là “độc phụ”. Nghiên cứu lịch sử nước Trung Quốc phong kiến mấy ngàn năm, người ta thấy “độc phụ” có rất nhiều, hầu như triều đại nào cũng có.
1,Lã Hậu: Người đàn bà độc ác nhất trong lịch sử
[​IMG]
Hán Cao tổ Lưu Bang và Lã Trĩ quả là một cặp vợ chồng hoạn nạn có nhau, thế nhưng sự xuất hiện của Thích Phu nhân là một trở ngại nghiêm trọng cho cuộc sống hạnh phúc của cặp vợ chồng đế hậu này.
Người Trung Quốc có câu “Nam nhi ái hậu phụ, nữ tử trọng tiền phu” (Đàn ông thì yêu vợ sau, đàn bà thường trọng người chồng trước). Thích Phu nhân mặt đẹp như hoa, thân hình gợi cảm, hát hay múa giỏi, lại sinh được cho Lưu Bang hoàng tử Như Ý.
Như Ý thông minh khôi ngô, Lưu Bang rất yêu nên có ý muốn phế trưởng lập thứ. Lã Hậu rất hoảng, tưởng bị phế đến nơi, may nhờ có các đại thần ủng hộ nên bà ta mới giữ vững được ngôi hậu.
Sau khi Hán Cao tổ qua đời, Lã Hậu chuyên quyền, bắt đầu tính đến chuyện trả thù những phi tần đã được Lưu Bang sủng ái khi trước. Thích Phu nhân là nạn nhân đầu tiên.
Bà ta sai người chặt hết chân tay Thích Phu nhân, chọc mù mắt, đâm thủng tai, bắt uống thuốc độc cho câm, sau đó quẳng kẻ tình địch trong tình trạng sống dở chết dở như thế vào một căn hầm tối, gọi là “Người lợn”. Tình cảnh của Thích Phu nhân đáng sợ đến mức một lần con trai Lã Hậu là Hán Huệ Đế tình cờ nhìn thấy, sợ quá lâm bệnh, nằm liệt giường.
Những thủ đoạn giết người tàn bạo không phải là hiếm ở Trung Quốc, nhưng thủ đoạn tàn ác như Lã Hậu thì quả là có một không hai. Không những hại Thích Phu nhân, Lã Hậu còn lừa Như Ý vào trong cung.
Huệ Đế biết rõ tính mẹ, sợ đứa em cùng cha bị mẹ hãm hại nên ăn ngủ cùng nhau, không rời một bước. Nhưng dù được người anh tốt bụng che chở thì Như Ý cũng không thoát khỏi tay người đàn bà hiểm độc được mãi. Một lần, nhân lúc Huệ Đế đi săn ngoài cung, Lã Hậu đã sai người bóp chết con trai của kẻ tình địch.
———————————–
2,Chiêu Tín: Quái vật trong triều Hán
[​IMG]
Chiêu Tín là cơ thiếp của Quảng Xuyên Vương Lưu Khứ, cháu nội vua Hán Cảnh Đế. Chiêu Tín đẹp thế nào thì không thấy sử sách ghi, nhưng tính tình tàn nhẫn hiểm ác thì vào loại hàng đầu trong lịch sử Trung Quốc.
Theo sử chép thì lúc đầu Lưu Khứ rất sủng ái hai nàng Vương Chiêu Bình, Vương Địa Dư, hứa hẹn lập họ làm hoàng hậu. Nhưng vốn là kẻ hoang dâm vô độ nên sau này ông ta lại quay ra sủng ái Chiêu Tín. Chiêu Bình, Địa Dư rất căm tức nên bàn mưu định hại Chiêu Tín.
Chuyện bị bại lộ, Lưu Khứ bắt Chiêu Bình ra dùng khổ hình tra khảo. Đánh roi mây, Chiêu Bình nén chịu không khai, chuyển sang dùng dùi sắt đâm, Chiêu Bình đau quá phải khai. Thế là Lưu Khứ bèn triệu tập các phi tần đến, bắt họ dùng kiếm đâm chết Địa Dư, còn Chiêu Bình thì để Chiêu Tín đâm chết. Ông ta còn cho treo cổ 3 thị tỳ, sau đó đem đốt xác hai người đẹp ông ta hằng yêu dấu thành tro rồi đổ đi.
Chưa hài lòng, Chiêu Tín còn vu cáo Vọng Ngưỡng, một ái thiếp khác được Lưu Khứ sủng ái. Nghe Chiêu Tín siểm tấu, Lưu Khứ cho gọi các phi tần cùng kéo đến nơi Vọng Ngưỡng ở, lột hết quần áo nàng, bắt các phi tần dùng dùi nung đỏ gí vào người nàng. Vọng Ngưỡng bỏ chạy, nhảy xuống giếng tự vẫn, Chiêu Tín lôi lên, dùng giáo đâm vào chỗ kín, xẻo mũi cắt miệng, cắt lưỡi nàng… đem nấu chín, bắt các phi tần khác xem.
Chưa hết, Chiêu Tín còn vu cáo hãm hại một cung phi là Vinh Ái. Vinh Ái sợ quá nhảy xuống giếng nhưng không chết. Chiêu Tín lôi lên, trói lại, gí dao nung làm mù hai mắt, cắt hai tay, nung chì đổ vào miệng nàng. Vinh Ái chết, Chiêu Tín còn sai phân thây bắt chôn mỗi thứ một nơi. Có tới 14 cung phi từng được Lưu Khứ sủng ái bị Chiêu Tín hành hạ như vậy.
—————————–
3,Lệ Cơ: Kẻ giết người không dao
[​IMG]
Sự hiểm độc của Lệ Cơ khác với những người khác ở chỗ “giết người không dao”.
Thời Xuân Thu, Tấn Hiến Công xuất binh đánh Lệ Nhung – một nhánh của Tây Nhung, nay thuộc huyện Lâm Đồng, tỉnh Thiểm Tây – giết vua Lệ Nhung, bắt Lệ Cơ công chúa là con gái ông ta mang về trung nguyên.
Lệ Cơ đẹp nghiêng nước nghiêng thành nên Hiến Công rất thích. Bất chấp lời can ngăn của quan chiêm bốc (thầy bói), ông ta vẫn lấy làm thiếp, sau đó Lệ Cơ sinh được con trai, đặt tên là Khê Tề.
Sinh được con trai rồi, Lệ Cơ tìm cách hành động để lo liệu cho tương lai của hai mẹ con. Trước hết, nàng dọn sạch mọi trở ngại trên con đường đưa Khê Tề đến ngai vàng, lập mưu trừ bỏ 3 công tử tài hoa là Thân Sinh, Trùng Nhĩ, Di Ngô. Nàng thẽ thọt bẩm với Hiến Công sai Thân Sinh mang quân đi đánh Nhung Địch rồi thừa cơ nắm lấy chỗ yếu, đẩy Thân Sinh đến chỗ chết, nhưng không thực hiện được.
Tiếp đó, Lệ Cơ tìm cách vu cáo bỏ thuốc độc vào thức ăn dâng lên để giết hại vua cha, bức Thân Sinh phải thú nhận rồi ôm hận tự sát. Thân Sinh chết rồi, Lệ Cơ bèn vu cho Di Ngô đồng mưu khiến Công tử Trùng Nhĩ phải bỏ chạy về Bồ Thành, còn Di Ngô chạy đến Khuất Thành.
Tấn Hiến Công nghe nói hai con trai bỏ trốn liền nổi giận lôi đình, càng tin rằng hai người đồng mưu với Thái tử Thân Sinh hại cha và Lệ Cơ nên ra lệnh điều binh đi đánh Bồ Thành. Viên quan coi Bồ Thành sợ quá khuyên Trùng Nhĩ tự sát để tạ tội, Trùng Nhĩ vội nhảy xuống dưới thành chạy trốn, người này chỉ kịp vung gươm cắt lấy tay áo của Trùng Nhĩ. Hiến Công sai người đánh Khuất Thành nhưng không được.
Sau khi Hiến Công chết, các quan đại phu tập hợp dư đảng của các công tử làm loạn giết chết Khê Tề và Trác Tử, đón Di Ngô trở về lên ngôi vua, cơn sóng gió do Lệ Cơ gây nên bấy giờ mới yên.
—————————-
4, Triệu Phi Yến đời Hán: Cặp chị em ghê gớm
[​IMG]
Vẻ đẹp của Triệu Phi Yến có thể nói là “Đệ nhất thiên hạ”, không ai sánh bằng, nhưng sự hiểm độc của đại mỹ nhân này thì cũng không ai so được.
Triệu Phi Yến và người em gái là Triệu Hợp Đức sau khi được Hán Thành Đế đưa vào cung làm phi đã cùng nhau lật đổ Hứa Hoàng hậu.
Nói về tài múa hát và nghệ thuật phòng the của Phi Yến thì không ai sánh bằng, có giả thuyết nàng xuất thân gái lầu xanh. Chính vì là gái ca kỹ nên không còn khả năng sinh đẻ.
Người em gái cũng vậy, “hoa không thể đẹp mãi”, nếu không sinh được con trai để củng cố địa vị thì chẳng chóng thì chầy sẽ bị gạt bỏ, hai chị em họ biết rõ mối nguy hiểm đó. Hai người bắt đầu chú ý đến các cung phi được Thành Đế sủng ái khác. Một số cung phi có mang đã chuốc họa vào thân vì điều đó.
Một cung phi là Tào Cung sau khi “tiến ngự” sinh được con trai khiến Thành Đế tuổi đã 40 mà chưa có con trai mừng đến phát cuồng. Thế nhưng chị em Phi Yến hay tin đã ép vua xử tử cả hai mẹ con Tào Cung, gây nên vụ thảm án kinh hoàng. Một năm sau, tình cảnh tương tự lại xảy ra với Hứa mỹ nhân – một người cũng vừa sinh được con trai.
Thành Đế không phải không biết đến sự hiểm độc của hai người đàn bà này, nhưng do quá chìm đắm trong sắc dục nên ông ta không cương quyết được. Tận mắt thấy cốt nhục của mình bị chị em Phi Yến hãm hại mà chỉ đành gạt nước mắt than vãn.
Sử ký còn ghi “Vô số cung phi mang thai đều bị ép uống thuốc để phá bỏ”. Ông vua hoang dâm ấy gục ngã dưới váy chị em nhà họ Triệu, để mặc họ tàn hại cốt nhục của mình, bất chấp nguy cơ Hán triều bị tuyệt tự, như thế đủ biết sức quyến rũ của hai chị em nhà ấy ghê gớm đến thế nào.
————————
5,Giả Nam Phong đời Tấn: Vua sợ như cọp
Nói về sự hiểm độc, xấu xa lẫn dâm đãng thì khó ai qua mặt được Giả Nam Phong, hoàng hậu của Tấn Huệ Đế.
Là hoàng hậu nhưng bà ta sinh liền 4 công chúa, không có con trai thì các phi tần khác trong cung nếu ai may mắn được Huệ Đế lâm hạnh dĩ nhiên sẽ lãnh đủ. Giả Nam Phong hung tàn hơn hẳn Triệu Phi Yến. Sau khi biết tin một cung phi có thai, bà ta chạy ngay đến nơi người đó ở, giật lấy kích của thị vệ đâm cho cô ta một nhát vào ngực chết tươi. Tấn Huệ Đế sợ Giả Nam Phong như sợ cọp. Tuy luôn mồm nói mình tôn sùng “lễ pháp”, nhưng trước sự hoành hành bạo ngược của Giả Nam Phong, ông vua này cũng chỉ biết than thầm
————————————-
6,Độc Cô hoàng hậu đời Tùy: Cậy công làm càn
Hoàng hậu của Tuỳ Văn Đế họ Độc Cô thực ra có thể ăn no ngủ kỹ chẳng phải lo gì đến chuyện giết chóc những người thân thích vì bà ta sinh đến 5 con trai, hơn nữa cả 5 người đều đã trưởng thành, thì còn lo gì chuyện bị thất sủng? Thế nhưng tâm lý phòng bị đã khiến bà ta trở thành người hiểm độc.
Tùy Văn Đế từng sủng ái một cung nữ ở cung Thượng Nhân Thọ, người này họ Úy Trì, rất xinh đẹp trẻ trung, có thể coi như một đóa hoa mới nở. Tùy Văn Đế bị trói buộc với Độc Cô hoàng hậu nhiều năm nay ít được những người đẹp khác chiều chuộng, gặp Úy Trì liền mê mẩn ngay.
Độc Cô hoàng hậu nghe tin, lập tức sai người đi giết Úy Trì thị khiến Tùy Văn Đế uất quá phóng ngựa ra ngoài cung lang thang suốt ngày, đến chiều tối mới rầu rĩ về cung.
Độc Cô hoàng hậu sở dĩ dám hung hãn đối kháng với chồng như thế vì bà ta luôn tự hào về việc mình đã góp công lớn cùng chồng đánh lấy thiên hạ, bà ta có làm thế thì Tùy Văn Đế cũng chả dám làm gì bà ta.
—————————-
7,Võ Tắc Thiên thời Đường: Vì chính trị không từ điều gì
[​IMG]
Tự cổ chí kim, ở Trung Quốc chưa có ai sánh được với Võ Tắc Thiên cả về tài hoa lẫn sự độc ác. Nhưng sự độc ác của bà ta là vì mục đích chính trị, giết con giết cháu, không điều gì không dám làm để dọn đường cho việc bản thân buông rèm nhiếp chính.
Một người phụ nữ đã được Đường Thái Tôn Lý Thế Dân ngự hạnh, sau đó lại được vị hoàng đế mới là Lý Trị đón vào cung, không phải bởi sức quyến rũ, mà bởi tình thế cuộc đấu đá tranh giành sự sủng ái trong cung đưa đẩy mà nên.
Vương Hoàng hậu tuy là người có gương mặt rất đẹp nhưng thân hình lại mảnh mai. Ở vào thời đại nhà Đường, phụ nữ đẹp phải là người đầy đặn, béo tốt thì Tiêu Thục Phi bằng vóc người phốp pháp và vẻ yêu kiều nũng nịu đã chiếm được sự sủng ái của Cao Tông Hoàng đế, Hoàng hậu gửi gắm vào Mị Nương nên cho đón vào cung để dùng làm công cụ đối phó lại Tiêu Thục Phi.
Lúc mới vào cung, Mị Nương hiền lành đáng yêu, rất được mọi người trong cung quý mến. Nhưng dần dần tình thế thay đổi, Mị Nương liên tiếp sinh hạ hai hoàng tử nên nhanh chóng trở thành thế lực mới trong cung. Từ chỗ là đồng minh, giờ đây Vương Hoàng hậu lại lo sợ, quay ra hợp mưu với Tiêu Thục Phi để đối phó lại Mị Nương.
Sau đó xảy ra vụ công chúa Như Ý con của Mị Nương bị đột tử khiến hoàng đế rất đau xót. Giữa lúc đó có người trong cung báo, trước lúc xảy ra chuyện Vương hoàng hậu có đến thăm công chúa, cử chỉ có nhiều điểm đáng ngờ. Rồi một loạt tin đồn bất lợi với Vương hoàng hậu lan ra, dần dà bà sống trong nỗi lo bị phế bỏ và trị tội.
Sau khi thanh lọc các thế lực đối địch trong triều, Mị Nương bắt đầu chĩa mũi nhọn vào các phụ nữ trong cung. Lúc đầu là việc các thuật phù thủy trừ tà của Vương hoàng hậu bị phát giác, sau đó đến chuyện bà cùng Tiêu Thục Phi bị phế làm dân thường với tội danh định dùng rượu độc làm hại Võ chiêu nghi. Hai người bị giam trong phòng tối cách biệt với bên ngoài.
Có lần Cao Tông nghĩ lại tình ân ái khi trước, động lòng trắc ẩn, định tha cho họ ra ngoài thì tin lan đến tai Mị Nương. Thế là họ bị người của Mị Nương bám theo đánh, chặt chân tay, quẳng vào chum rượu… Sau mấy ngày trong chum rượu, cả hai người đều chết thảm. Trước khi chết, Tiêu Thục Phi nguyền rủa sau khi chết sẽ hoá thành mèo để bắt chuột là “Võ yêu tinh”. Tin truyền đến tai Võ Tắc Thiên (Mị Nương), bà ta lo sợ, từ đó cấm tiệt việc nuôi mèo trong cung. Và truyền thuyết Võ Tắc Thiên sợ mèo còn truyền đến tận ngày nay.
——————————-
8,Minh triều Vạn Trân Nhi: Không được ăn thì đạp đổ
Vạn Trân Nhi chính là nguyên mẫu trong vụ án Ly miêu tráo Thái tử được nói đến trong các phim về Bao Công.
Vạn Thị là người Thanh Châu, Sơn Đông, được tuyển vào cung từ nhỏ làm cung nữ. Lớn lên, Vạn Thị được hầu hạ Chu Kiến Thâm, dần dà hai người nảy sinh tư tình. Năm Thiên Thuận thứ 8, Anh Tôn băng hà, Chu Kiến Thâm lên ngôi khi tròn 18 tuổi, lấy hiệu là Hiến Tôn, lúc đó Vạn Thị đã 35 tuổi. Tuy tuổi tác chênh lệch nhưng hai người vẫn lén mây mưa cùng nhau. Vạn Trân Nhi đẹp một cách đầy đặn phốp pháp, có câu rằng “Thanh tú tựa Triệu Hợp Đức, đầy đặn như Dương Quý Phi”, bà ta rất được Hiến Tôn sủng ái.
Nhưng sau khi Hiến Tôn lên ngôi thì hai vị Thái hậu đã tuyển chọn vào cung nhiều mỹ nữ, trong đó phải kể đến Hoàng hậu Ngô Thị, hai nàng phi Vương Thị và Bách Thị, khiến Vạn Trân Nhi đem lòng ghen ghét, thù hận.
Ngô Hoàng hậu thấy Vạn Trân Nhi không coi ai ra gì, muốn trị cho một trận. Một hôm khi Vạn Trân Nhi vào gặp, rất ngạo mạn vô lễ, bà liền mắng. Vạn Thị không vừa liền đáp trả nói năng chỏng lỏn. Bực quá, Hoàng hậu vớ lấy chiếc gậy trong tay thái giám gõ cho mấy cái. Vạn Thị bèn tìm đến vua khóc lóc tố khổ và bịa chuyện nói khích. Hiến Tôn tức giận liền truyền chỉ phế bỏ Ngô Hoàng hậu rồi lập Vương Thị làm hậu.
Năm Thành Hoá thứ 2 (1466), Vạn Thị sinh được con trai, được phong làm Quý phi, nhưng ít lâu sau thì đứa bé chết yểu, từ đó về sau bà ta không sinh được nữa. Vạn Thị thường ghen tuông đến mức điên khùng trước việc những phi tần, cung nữ khác trong cung được vua sủng ái. Nếu phát hiện thấy ai có thai bà ta liền sai người lấy cớ chữa bệnh để bắt uống thuốc phá thai, vậy mà vua chẳng dám làm gì ngoài việc nhỏ nhẹ phủ dụ bà ta.
Một lần, Hiến Tôn lâm hạnh một cung phi họ Kỷ, người này có bầu. Vạn Thị sai một cung nữ đi dò xét, người này bản chất lương thiện nên về nói dối là không có mang. Sau đó Kỷ Thị sinh hạ một bé trai, biết cả hai mẹ con sẽ lâm nguy nên khẩn cầu viên thái giám hãy bóp chết đứa bé đi. Thái giám thấy bất nhẫn, bèn lén đưa vào nuôi trong phòng kín. Ngô Hoàng hậu sau khi bị phế cũng thường vào thăm đứa bé.
Bấy giờ Hiến Tôn mới có một con trai là Tá Cực, chưa đầy 2 tuổi vừa được lập làm Thái tử đã bị Vạn Thị sai người giết chết. Trước nỗi đau mất con, vua vô cùng sầu não. Một hôm, vua soi gương và than thở mình tuổi đã cao mà không có con trai nối dõi. Thái giám Trương Mẫn thừa cơ bẩm báo chuyện mình đã lén nuôi được một hoàng tử. Vua cả mừng, cho đón Kỷ Thị và đứa bé vào cung. Vạn Thị nổi điên, hại chết Kỷ Thị. Trương Mẫn hoảng sợ, cũng phải nuốt vàng tự tử.
9,Lý Hoàng hậu nhà Tống: Ghen tuông bệnh hoạn
[​IMG]
Một bà hoàng khác là Lý Hoàng hậu thời vua Nam Tống Quang Tôn cũng nổi tiếng về sự độc ác với những kẻ tình địch và những thủ đoạn ngăn chặn thói lăng nhăng của chồng.
Một hôm khi Quang Tôn rửa tay chợt thấy bàn tay của thị nữ đang rửa tay cho mình trắng ngần gợi cảm, rất thích, bất giác nắm lấy ve vuốt, hôn hít và buông lời khen đẹp. Mấy hôm sau, Lý Hoàng hậu sai người dâng vua một cái hộp nói đây là thứ vua rất yêu thích nên tiện thiếp lấy để dâng lên. Quang Tôn nghe nói cả mừng, vội mở ra xem thì ra trong đó là… đôi bàn tay của thị nữ hôm nọ vua khen đẹp đã bị chặt ra. Vua kinh hãi, sây xẩm cả mặt mày
————————
10,Khách Thị: Người đàn bà làm loạn triều Minh
[​IMG]
Khách Thị vốn là nhũ mẫu của Minh Hy Tôn, sau khi câu kết với thái giám Nguỵ Trung Kiên, bà ta bắt đầu khống chế các thế lực trong triều và ra tay sát hại những người phụ nữ trong cung mà xưa nay bà ta không ưa.
Minh Quang Tôn tuyển được một người phi là Triệu Thị. Người này có chút xích mích với Khách Thị, bà ta bèn giả thánh chỉ buộc Triệu Thị phải thắt cổ tự vẫn. Dụ Phi Trương Thị nói năng có điều chạm đến Khách Thị khiến bà ta nuôi hận trong lòng, bèn kiếm lời xúc xiểm với Hy Tôn, nói đứa bé do Dụ Phi sinh ra không phải cốt nhục của vua. Hy Tôn tin lời, tống giam Dụ Phi vào lãnh cung. Khách Thị không cho tiếp tế đồ ăn khiến bà phải uống nước mưa cầm hơi rồi chết đói.
Trương Hoàng hậu rất ghét Khách Thị nên lựa lời khuyên Hy Tôn đừng nghe lời bà ta trừng phạt người ngay, nhưng ông ta không nghe. Khách Thị mua chuộc được một cung nữ trong cung Càn Ninh để ra tay hại Hoàng hậu. Khi đó Trương Hoàng hậu đang có mang, thường mỏi lưng nên sai cung nữ bóp lưng. Cung nữ đã ra tay khiến bà bị sảy thai. Chỉ vì dung túng cho Khách Thị làm hại những phụ nữ trong cung mà Minh Hy Tôn đã chịu họa tuyệt tự.
Theo : Kim Dung / Kỳ Duyên 
—————–