Menu ngang

Thứ Tư, 30 tháng 1, 2013

Bí quyết thành đạt trong cuộc sống




         Trong xã hội, ai cũng muốn mình nhanh chóng thành đạt, nhanh chóng có được địa vị cao, được nhiều người trọng vọng và ngưỡng mộ. Thế nhưng làm thế nào để có thể trở thành một người thành đạt? May mắn chỉ là một yếu tố nhỏ, sự thành đạt của một con người luôn đến từ sự cố gắng và nỗ lực từ chính bản thân họ.

Chủ Nhật, 27 tháng 1, 2013

Bài phát biểu...



          Bài phát biểu nhậm chức của Obama

            Trong bài phát biểu nhậm chức trước công chúng, ngày 21-01-2013, Tổng thống Mỹ Obama nhấn mạnh đến quyền tự do và bình đẳng, đến các ưu tiên bên trong nước Mỹ, và lướt qua về chính sách đối ngoại.

             Dưới đây là lược dịch bài phát biểu của ông:
             "Xin cảm ơn các bạn. Cảm ơn. Cảm ơn. Cảm ơn các bạn rất nhiều.
             Thưa Phó tổng thống Biden, ngài chánh án, các thành viên của quốc hội Mỹ, các vị khách quý, các công dân, mỗi khi chúng ta tụ họp trong một lễ nhậm chức của tổng thống, chúng ta một lần nữa vinh danh sức mạnh của Hiến pháp. Chúng ta tái khẳng định cam kết dân chủ.
             Điều khiến chúng ta vượt trội, khiến chúng ta là nước Mỹ, là những điều mà chúng ta tôn vinh trong một tuyên bố được đưa ra cách đây hơn hai thế kỷ. Chúng ta công nhận rằng mỗi một người đều được sinh ra bình đẳng.
           ... Mỗi người được sinh ra với những quyền không thể tước đoạt, trong đó có các quyền sống, tự do và mưu cầu hạnh phúc. Ngày nay chúng ta tiếp tục một cuộc hành trình không bao giờ dừng nhằm kết nối ý nghĩa của những từ ngữ đó với thực tế của thời đại. Bởi lịch sử cho chúng ta biết rằng những quyền đó là hiển nhiên, nhưng chúng không phải là đương nhiên thành hiện thực. Rằng tự do là một món quà của Chúa, nhưng nó phải được thực thi bởi những con người trên trái đất.

Thứ Bảy, 26 tháng 1, 2013

Truyện cổ tân trang



      
Ông gàn

                                                                                                 Tống Trung

          
Mắc tiếng gàn mà tự nghĩ không có điều gì gàn, thì ông gàn cho là đời nói càn, không để ý đến. Nhưng sau thấy vợ rầy rựt, vì ông chồng gàn mà bà vợ cũng bị giễu là "bà gàn", nên muốn tìm người hỏi xem mình gàn về nỗi gì. Một hôm dạo sơn thủy, gặp một ông cụ trên một ngọn núi cao, bèn đem chuyện ra hỏi.
         Ông cụ hỏi: "Thế anh có hay nói chuyện đạo đức không?"
        Ông gàn đáp:
       - Thưa cụ, có.
       - Thế là một tội gàn rồi! Vì người ta đều nói chuyện lợi danh, sao anh lại nói chuyện đạo đức.
        Ông cụ lại hỏi: "Thế anh có tròn không?"
       - Thưa cụ, không, cháu tất phải bánh chưng ra góc mới được.
       - Thế là hai tội gàn rồi! Sao người ta tròn như cây gỗ, lăn đâu cũng được, mà anh lại bánh chưng ra góc cho chướng đời.
       Ông cụ lại hỏi: "Thế anh có hay ngâm thơ không?"
      - Thưa cụ, có.
      - Thế là ba tội gàn rồi! Đời bây giờ người ta tranh nhau vì miếng ăn, giết nhau vì đồng tiền, nghĩ nát óc vì cách cướp ăn, vét tiền mà anh ngồi ngâm thơ thì sao hợp thời được. Cái gàn của anh ở đấy chứ ở đâu. Anh phải biết: phàm trái với đời là gàn, dẫu mình phải mười mươi cũng mặc. Nhưng thôi! Sẵn tiền đây, anh có bán cái gàn ấy, lão mua.
       - Thưa cụ, nếu thế là gàn, thì cái gàn ấy bao nhiêu tiền cháu cũng không bán. Muốn tạ cụ có lòng chỉ giáo, cháu lại xin ôm cái gàn này về nhà.

Thực là:
Gàn cũng năm bảy đường gàn
Bàn tay che miệng thế gian được nào
Đời này còn muốn thanh cao
Khen chê thôi có để vào chi tai
Văn chương thơ phú mấy ngài
Mua vui có được một vài trống canh...

       Nguồn : Trannhuong.com

Thứ Sáu, 25 tháng 1, 2013

Về các chuẩn mực...



Về các chuẩn mực 

đánh giá giá trị thẩm mỹ

 

                                    Tiến sĩ Vũ Thị Kim Dung

 

Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện -Mỹ. Sự sáng tạo và thẩm định đó bao giờ cũng chịu sự quy định khách quan bởi hệ thống các chuẩn mực đánh giá. Trong hệ thống các chuẩn mực giá trị xã hội nói chung, chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ tồn tại với tư cách là phương tiện - thước đo đánh giá các giá trị văn hoá thẩm mỹ.

Thứ Tư, 23 tháng 1, 2013

CÁCH TIẾP CẬN...



CÁCH TIẾP CẬN VẤN ĐỀ VĂN HÓA
THEO QUAN ĐIỂM TRIẾT HỌC MÁC

TS. Vũ Thị Kim Dung
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI

 Xuất phát từ quan niệm về bản chất của con người và về phương thức xác định bản chất của sự "tồn tại người" của triết học Mác, chúng ta có thể đi tới một kết luận rằng nếu tự nhiên là cái nôi đầu tiên của sự hình thành và phát triển con người thì văn hóa là cái nôi thứ hai. Nếu tự nhiên là cái quy định sự tồn tại của con người với tư cách là một thực thể sinh vật, thì văn hóa là phương thức bộc lộ, phát huy những năng lực bản chất người gắn liền với các hoạt động sống của con người. Nói cách khác, văn hóa là sự kết tinh năng lực bản chất người trong thế giới các sản phẩm do chính hoạt động con người tạo ra, là cái quy định bản chất con người với tư cách là một "sinh vật có tính loài" - là "một thực thể xã hội".

10 TRUYỆN NGẮN...



10 TRUYỆN NGẮN CỰC NGẮN CỰC HAY


1. Chuyện cái vé


Một người cha dắt đứa con 6 tuổi đi sở thú chơi. Đến quầy bán vé, người cha dừng lại đọc bảng giá:
“Người lớn: $10.00
Trẻ em trên 5 tuổi: $5.00
Trẻ em dưới 5 tuổi: Miễn phí”
Đọc xong, ông nói với người bán vé:
- Cho tôi 1 vé người lớn và 1 vé trẻ em trên 5 tuổi.
- Con ông trên 5 tuổi à? – Người bán vé tò mò hỏi lại.
- Vâng.
- Nếu ông không nói cho tôi biết thì thằng bé được miễn phí rồi.
- Vâng, có thể không ai biết, nhưng con tôi tự nó biết.


2. Ba…

Học lớp 12, tôi không có thời gian về nhà xin tiền ba như 2 năm trước. Vì thế, tôi viết thư cho ba rồi ba đích thân lên đưa cho tôi.
Từ nhà đến chỗ tôi trọ học chừng 15 km. Nhà nghèo không có xe máy, ba phải đi xe đạp. Chiếc xe gầy giống ba…
Cuối năm, làm hồ sơ thi đại học, tôi lại nhắn ba. Lần này, sau khi đưa cho tôi một trăm ngàn, ba hỏi:
- “Có dư đồng nào không con?”.
Tôi đáp:
- “Còn dư bốn ngàn ba ạ”.
Ba nói tiếp:
- “Cho ba bớt hai ngàn, để lát về, xe có hư như lần trước thì có tiền mà sửa”.
Ba về, tôi đứng đó, nước mắt rưng rưng.


3. Mẹ và con

Con lên ba, chơi bên nhà dì, bị xe đạp ngã, trúng đầu chảy máu. Mẹ đang nấu cơm, hốt hoảng bế con chạy ngay đến bệnh viện. Hú vía. Vết thương chỉ nhẹ bên ngoài thôi. Hoàn hồn, mẹ nhìn lại mình: chân không dép, quần ống cao ống thấp, áo loang lổ vết máu. Chả giống ai! Mẹ cười.
Con lớn, mẹ bỗng bị chứng nặng tai. Lần lữa mãi, mẹ mới nhờ con đưa đi khám bệnh. Bác sĩ bảo: Để quá lâu, hồi phục thính lực cũng khó. Nhìn mặt mẹ ngơ ngẩn, con khóc.


4. Anh

Năm 18 tuổi, anh quyết định nghỉ học đi phụ hồ. Bố mẹ giận dữ, mắng “Sanh ra… giờ cãi lời bố mẹ…phải chi nó ngoan, siêng học như bé Út…”
Anh lặng thinh không nói năng gì…Bố mẹ mắng mãi rồi cũng thôi. Anh đã quyết thế!
Ngày bé Út vào Đại học, phải xa nhà, lên thành phố ở trọ. Anh tự ý bán đi con bò sữa -gia tài duy nhất của gia đình-, gom tiền đưa cho bé Út. Biết chuyện, bố thở dài, mẹ lặng lẽ, Út khóc thút thít…Anh cười, “Út ráng học ngoan…”
Miệt mài 4 năm Đại học, Út tốt nghiệp lọa giỏi, được nhân ngay vào công ty nước ngoài, lương khá cao… Út hớn hở đón xe về quê…
Vừa bước chân vào nhà, Út sững người trước tấm ảnh của Anh trên bàn thờ nghi ngút khói…Mẹ khóc, “Tháng trước, nó bị tai nạn khi đang phụ hồ… lúc hấp hối, biết con đang thi tốt nghiệp, nó dặn đừng nói con biết…”


5. Cua rang muối

Khi xưa nhà còn nghèo, mẹ hay mua cua đồng giả làm cua rang muối. Cua đồng cứng nhưng mẹ khéo tay chiên giòn, đủ gia vị nên thật ngon. Thấy các con tranh nhau ăn, mẹ nhường. Các con hỏi, mẹ bảo: răng yếu. Giờ, các con đã lớn, nhà khá hơn, chúng mua cua biển gạch son về rang muối mời mẹ. Các con nói vui:
- Cua rang muối thật đó mẹ.
Rồi chúng ăn rất ngon. Riêng mẹ không hề gắp. Các con hỏi, mẹ cười móm mém:
- Còn răng đâu mà ăn?!


6. Xa xứ

Em tôi học đến kiệt sức để có một suất du học.
Thư đầu viết: “ở đây, đường phố sạch đẹp, văn minh bỏ xa lắc nước mình…”
Cuối năm viết: “mùa đông bên này tĩnh lặng, tinh khiết như tranh, thích lắm…”
Mùa đông sau viết: “em thèm một chút nắng ấm quê nhà, muốn được đi giữa phố xá bụi bặm, ồn ào, nhớ chợ bến xôn xao lầy lội… Biết bao lần trên phố, em đuổi theo một người châu Á, để hỏi coi có phải người Việt không…”


7. Đi thi

Chị Hai thi đệ thất. Ba thức dậy từ tờ mờ chở chị đi trên chiếc xe đạp cũ. Chị Hai đậu thủ khoa. Má bảo: “Nhờ Ba mày mát tay”. Từ đó, lần lượt tới anh Ba rồi cô út – cấp II, cấp III, tú tài, đại học – Đứa nào cũng một tay Ba dắt đi thi. Giờ cả ba đều thành đạt.
… Buổi sáng, trời se lạnh, Ba chuẩn bị đi thi “Hội thi sức khỏe người cao tuổi”. Má nhìn Ba ái ngại: “Để tôi gọi taxi. Tụi nhỏ đều bận cả”.
Buổi tối, má hỏi: “Ông thi sao rồi?”. Ba cười xòa bảo: “Rớt!”


8. Thịt gà

Tạnh mưa, bọn trẻ bưng cơm đứng ăn trước cửa. Tý khoe:
- Nhà Tý ăn thịt gà.
Đêm đó, bà Tám chửi:
- Mả cha nó, nghèo mạt kiếp tiền đâu ăn gà, nó ăn gà bà, nó chết bất đắc.
Ông giáo buồn lắm, ngã bệnh, qua đời. Thương tình, hàng xóm lo ma chay. Tý hớn hở vì nhà nó đông vui.
Trời đổ mưa.
Thằng Tý la lớn:
- Con gà vô nhà, dậy bắt làm thịt ba ơi.
Mọi người nhìn theo. Thì ra, một con cóc dưới kẹt tủ đang giương mắt nhìn lên quan tài ông giáo.
(Đừng vội kết tội cho người khác bạn nhé. Hãy bao dung độ lượng và tha thứ)


9. Chỉ có một người thôi


Người đến dự đám cưới khá đông. Ông hàng xóm gọi bác làm công đến và bảo:
- Này, anh đi xem xem có bao nhiêu người đến dự đám cưới bên ấy.
Bác làm công ra đi. Bác để lên ngưỡng cửa một khúc gỗ và ngồi lên bờ tường đợi khách khứa ra khỏi nhà. Họ bắt đầu ra về. Ai đi ra cũng vấp phải khúc gỗ, văng lên chửi và lại tiếp tục đi. Chỉ có một bà lão vấp phải khúc gỗ, liền quay lại đẩy khúc gỗ sang bên.
Bác làm công trở về gặp người chủ.
Người chủ hỏi:
- Ở bên ấy có nhiều người không?
Bác làm công trả lời:
- Chỉ có mỗi một người mà lại là bà lão.
- Tại sao vậy?
- Bởi vì tôi để khúc gỗ bên thềm nhà, tất cả đều vấp phải, nhưng cũng chẳng ai buồn dẹp đi. Thế thì lũ cừu cũng làm như vậy. Nhưng một bà lão đã dẹp khúc gỗ sang bên để người khác khỏi vấp ngã. Chỉ có con người mới làm như vậy. Một mình bà lão là người.


10. Phấn son

Tốt nghiệp đại học, ở lại thành phố đi làm.
Tháng rồi, mẹ vào thăm. Mừng và thương. Mẹ khen: “Bạn gái con xinh”.
Cuối tháng, lãnh lương. Dẫn người thương đi shopping.
Em bảo: “Mỹ phẩm của hãng này là tốt nhất. Những loại rẻ tiền khác đều không nên dùng vì có hại cho da, giống mẹ anh đó, mẹ bị nám hết anh thấy không…”
Chợt giật mình. Mẹ cả đời lam lũ, nắng gió với cái ăn, nào đã biết phấn son màu gì.

nguồn:
http://tranhuythuan.wordpress.com// trannhuong.com



Thứ Hai, 21 tháng 1, 2013

Hôm nay, anh Ng.Nh.Kh gửi tiếp tôi một chùm nữa. 
Xin mời bạn đọc thưởng thức.

                       NẾU...






Nếu bạn thức dậy sáng nay
và có nhiều sức khỏe hơn là bệnh tật
thì bạn may mắn hơn
hằng triệu người sắp chết tuần này

Thứ Bảy, 19 tháng 1, 2013

Tôi vừa  nhận được từ Anh  Ng.Nh.Kh. chùm bài thư giãn, suy ngẫm. Đây là các ấn phẩm anh ấy sưu tầm. Nhận thấy hay, bổ ích, tôi đăng lên blog của mình để bạn bè gần xa cùng đọc.




101 điều thú vị về trái đất

Chúng ta đang sống trên một quả cầu đầy những điều kỳ quặc và độc đáo. Thực chất nó không phải hình cầu mà là một hành tinh hoang dại, lổn nhổn những ngọn núi lửa lụi tàn, rung chuyển bởi các trận động đất kinh hoàng, ngập chìm trong những cơn đại hồng thuỷ. Nhưng đâu mới là điều tồi tệ nhất?

Một số thung lũng của trái đất chìm sâu dưới biển. Nhiều ngọn núi lại vươn chồi lên trên lớp không khí mỏng. Bạn có thể nêu tên điểm thấp nhất trên trái đất? Đỉnh cao nhất? Bạn có biết đường vào trung tâm trái đất là bao xa và có gì ở đó? Nơi nóng nhất, lạnh nhất, khô nhất, lộng gió nhất là ở đâu?

1. Nơi nào nóng nhất trên trái đất?

Nếu bạn đoán là Thung lũng chết ở California, Mỹ, thì bạn hoàn toàn sai. El Azizia ở Libya đã đạt được nhiệt độ kỷ lục 57,8 độ C vào 13/9/1922. Thung lũng chết chỉ đạt 56,6 độ C vào 10/7/1913.

Thứ Hai, 14 tháng 1, 2013

CHÍNH,TÀ



                      Luận về CHÍNH và TÀ

                                                                   Nhà văn Đắc Trung 

          1.     Khái niệm:

        Chính và tà là sản phẩm của bản chất hai mặt đối lập thiện và ác. Nó nằm trong mọi con người, mọi sự việc cả đời sống chính trị, xã hội và tình cảm. Chính và tà thường cùng tồn tại trong một chủ thể, nhiều khi đấu tranh nhau rất quyết liệt tạo ra những xung đột hoặc cuộc sống nội tâm day dứt để rồi chính thắng tà hoặc ngược lại. Chính và tà thường cận kề nhau, đan xen nhau. Trong tà có chính và trong chính có tà. Nhận biết được đâu tà trong chính và đâu chính trong tà để loại tà hướng chính hoặc ngược lại thật không dễ.