Menu ngang

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

Vận may


Đĩa nấm xào sữa chua được bê lên bàn ăn. Thủ trưởng tôi vui như đứa trẻ lên ba, nói cười hỉ hả; còn tôi, tôi gượng cười đau khổ, lặng lẽ nghĩ tới những lời vĩnh biệt với người thân!

Sự kiện lịch sử 30.4: Nhìn từ nhiều phía

Kỳ 22: Đại sứ Maxwell Taylor với cảm tử quân cộng sản Việt Nam...

Đăng Bởi 
Taylor voi cam tu quan cong san
Từ trái sang: Đại tướng VNCH Nguyễn Khánh, Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ McNamara và tướng Maxwell Taylor trong chiến tranh Việt Nam


Maxwell Taylor được báo trước về hành tung táo bạo của các cảm tử quân cộng sản Việt Nam nhưng ông vẫn bất ngờ và cay đắng khi Tòa đại sứ Mỹ của ông ở Sài Gòn bị đánh sập hoàn toàn bằng 150kg thuốc nổ…

Việc xảy ra trong vòng nhân quả.
* Cái “nhân” gieo xuống từ cuộc đối đầu không khoan nhượng giữa hai phe Cộng sản và Quốc gia vào giữa thế kỷ 20, với những lời tuyên bố “một mất một còn” của đôi bên.
Riêng định mệnh Việt Nam, bất hạnh đến gần hơn và rõ hơn vào tháng 1.1964 khi chính phủ Mỹ đồng tình với bản phúc trình mật của Bộ Tham mưu liên quân Mỹ và Chủ tịch Hội đồng tham mưu trưởng liên quân: đại tướng Maxwell Taylor, rằng:
“Miền Nam Việt Nam là trụ cột trong cuộc đương đầu với cộng sản trên toàn thế giới”(Hồ sơ tối mật của Ngũ Giác Đài, sđd Kỳ 16, tr. 208).
Hiển nhiên, miền Nam Việt Nam nhanh chóng trở thành điểm nóng “máu lửa” nhất hành tinh. Mỹ thẳng tay gạt bỏ bất cứ ai ngăn cản họ đưa quân tham chiến. Điển hình trước đó, họ nhúng tay trực tiếp lật đổ chính phủ Ngô Đình Diệm và đưa tướng Dương Văn Minh lên. Khoảng 3 tháng sau, lại loại các “tướng già thân Pháp” như Đôn, Đính, Kim, Xuân (có xu hướng trung lập) để đưa các “tướng trẻ thân Mỹ” như Nguyễn Khánh, Nguyễn Cao Kỳ, Nguyễn Văn Thiệu lên thay (1964 – 1965).
Ở giai đoạn đó, đại tướng Nguyễn Khánh “vụt sáng” thành nhân vật tiêu biểu trên lộ trình mới của Mỹ – ông ở ngôi Quốc trưởng, Thủ tướng, nhưng không được lòng dân. Vì trước tiên, ông là người được Ngô Đình Diệm tin cẩn: “đêm đảo chánh tháng 11.1960 (Nguyễn Khánh) đã dũng cảm quyết leo qua tường dinh (Độc Lập) để cứu tổng thống (Diệm)… nên giới Phật giáo rất lo sợ (nếu Nguyễn Khánh nắm quyền) sẽ là sự quay trở lại của một chế độ Diệm mà không có Diệm” (đọc thêm: William Colby - sđdKỳ 3, tr. 159 và 223). Sau nữa, Nguyễn Khánh bị hội đồng các tướng lĩnh bất phục.
Do vậy, Mỹ muốn gạt Khánh. Sau những biến động chính trị dồn dập, đại sứ Maxwell Taylor (nhậm chức 4.7.1964) đứng sau lưng tướng Nguyễn Cao Kỳ (và Nguyễn Chánh Thi) để dập tắt cuộc nổi dậy do tướng Lâm Văn Phát chỉ huy và đại tá tình báo Phạm Ngọc Thảo lãnh đạo (ngày 19.2.1965 – xem thêm Kỳ 21).
Nhân đó, Mỹ thúc đẩy các tướng trẻ đứng đầu là Nguyễn Cao Kỳ bãi nhiệm Nguyễn Khánh – buộc ông phải sống lưu vong ở nước ngoài suốt gần 50 năm (cho đến lúc qua đời tại San Jose, California - Mỹ năm 2013, thọ 86 tuổi).
Khánh đi rồi, Mỹ tiếp tục đổ quân tham chiến vào miền Nam Việt Nam. Theo số liệu do Nguyễn Cao Kỳ nêu trong hồi ký của ông (sđd Kỳ 21, tr. 77), vào năm 1950 lực lượng Mỹ mới chỉ là cơ quan cố vấn và viện trợ quân sự (MAAG) với 327 người, đã tăng lên 900 người (1960) và 3.200 (1961). Khi cơ quan ấy (MAAG) nâng lên thành Bộ tư lệnh viện trợ quân sự Mỹ tại Việt Nam (MAC V) dưới quyền điều động của tướng Paul Harkins đã đạt đến con số 11.300. Để rồi: “năm 1963, số quân Mỹ tổng cộng là 16.500 và vào năm 1964 (dưới quyền chỉ huy của tướng Westmoreland) đã lên đến 23.000.Năm 1965, khi các lực lượng Mỹ đảm nhiệm đầy đủ vai trò chiến đấu, số quân của họ tăng tới 180.000; năm 1966 số quân này là 389.000; năm 1967: 463.000; năm 1968:495.000 và vào năm 1969: nó đã lên tới tột đỉnh với con số 541.500 người”.
Nguyễn Cao Kỳ nhận định: “Không kể lực lượng Nam Việt Nam và các lực lượng khác, một quân đội gồm nửa triệu người là một lực lượng vũ trang hết sức to lớn và lực lượng Mỹ đã được trang bị những tàu sân bay, những máy bay ném bom phản lực và tất cả những vũ khí hiện đại nhất, tinh vi nhất và khủng khiếp nhất. Tuy vậy, họ đã không thắng nổi trận chiến tranh”.
* Và cái “quả” của việc  đưa quân ồ ạt, mở rộng chiến tranh, là phải gánh chịu cuộc phản công mạnh mẽ của những người Cộng sản Việt Nam trên toàn miền. Riêng tại Sài Gòn, nơi đại sứ Maxwell Taylor cùng Trưởng ban bảo vệ các chung cư Mỹ là đại tá Kuntze vẫn cho “là nơi an toàn nhất của miền Nam, đã phải bất ngờ trước đợt tấn công cảm tử vào chính tòa nhà 5 tầng dùng làm Tòa đại sứ Mỹ, tọa lạc ở nơi đô hội nhất số 49 Hàm Nghi, gần Chợ Cũ.
Trước trận đánh, trinh sát lộ trình đã báo cáo: phòng làm việc dưới tầng trệt của Tòa đại sứ chỉ nằm cách lộ 5m. Để dễ kiểm soát người qua lại, đường Hàm Nghi được phân tuyến quy định cho xe cộ lưu thông một chiều. Tuy nhiên, do đường hẹp, cuộc tấn công cảm tử bằng xe phóng nhanh vào, sẽ đặt quân Mỹ bảo vệ tòa nhà ở thế bất ngờ, khó trở tay kịp.
Và trận đánh có mật danh: M1 được thông qua với phương án ban đầu là đóng giả một Bộ trưởng trong chính phủ Việt Nam Cộng hòa đến “làm việc với sứ quán Mỹ” để đưa xe đặt sẵn chất nổ vào sát cửa Tòa đại sứ.
Cách đánh trên an toàn hơn nhưng phải cần nhiều ngày chuẩn bị công phu. Mà, yêu cầu chính trị lúc ấy lại quá gấp, cần thực hiện nhanh, nên phải chuyển sang cách đánh táo bạo: “cho một khối lượng lớn chất nổ lao thẳng vào mục tiêu!”. Ai đảm nhiệm lái xe cảm tử xông vào? Loại xe nào được chọn để chở hơn một tạ rưỡi khối TNT? (còn nữa)

Giao Hưởng

 Nữ tình báo đặc biệt bên cạnh tướng Phạm Xuân Ẩn

Đăng Bởi  
Pham Xuan An
Tám Thảo tên thật là Mỹ Nhung - từng là tiểu thư sinh ra trong gia đình giàu có bán vải, tơ lụa ở Sài Gòn

Lúc Phạm Xuân Ẩn ở Mỹ về, liên lạc bị đứt do ông Mười Hương và các đồng chí phụ trách đã bị địch bắt. Đến cuối năm 1960, thông qua người của ông Mười Hương, ông Ẩn mới gặp được ông Cao Đăng Chiếm và chính thức nhận nhiệm vụ mới. "Người của ông Mười Hương" chính là bà Tám Thảo. Bà cũng là một nữ tình báo đặc biệt...

Chúng tôi đã tìm gặp bà Tám Thảo ở nhà riêng của bà trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, TP Hồ Chí Minh. Khi chúng tôi gặp bà khoảng 70 tuổi đã về hưu. Trước khi về hưu bà công tác ở Trung tâm Nghiên cứu dịch thuật TP Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Mỹ bà cũng ở trong Cụm tình báo do ông Tư Cang phụ trách. Cuộc đời hoạt động tình báo của người phụ nữ này cũng có rất nhiều chuyện thật ly kỳ."
Bà Tám Thảo kể, sau Hiệp định Genève, ông Mười Hương bố trí ông Ẩn, bà và bà Phương Điền ở lại Sài Gòn "nằm mai phục". Bà Tám Thảo không biết ông Ẩn làm nhiệm vụ gì nhưng ông Mười Hương dặn "tổ tam tam này dù xảy ra biến cố gì cũng phải giữ mối liên hệ với nhau". Bà Tám Thảo nhớ lại: “Anh Mười Hương bảo tôi phải học cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp vì sau này cách mạng sẽ rất cần. Thế là anh Ẩn dạy khai tâm tiếng Anh cho tôi và cô em gái tôi. Tuy ảnh chỉ dạy tôi được mấy tháng, nhưng ảnh đánh giá cao khả năng của tôi, từ đó tôi tiếp tục học và giỏi ngoại ngữ". 
Pham Xuan An
 Nữ tình báo Tám Thảo cùng người chỉ huy Tư Cang (thứ hai từ trái sang) và đồng đội
Gia đình tôi với gia đình anh Ẩn thân nhau lắm, ảnh đến nhà tôi chơi hoài à. Ngày anh Ẩn đi Mỹ học, tôi có đến chia tay tại nhà ảnh. Sau đó nhiều biến cố xảy ra, anh Mười Hương bị bắt, chị Phương Điền cũng bị bắt. Tôi và em tôi chạy xuống Rạch Giá lánh một thời gian. Sau đó tôi về Sài Gòn tìm cách nối lại liên lạc".
Bà Tám Thảo kể tiếp: "Sau khi đi Mỹ về anh Ẩn đến nhà tôi chơi, thấy vẻ mặt ảnh buồn buồn, tôi hỏi: Anh có tính nối lại liên lạc khôngẢnh nói tưng tửng:  chứ. Tôi đã tìm cách liên lạc mấy lần nhưng không được. Tôi bảo ảnh: "Anh chun bị đi, tôi sẽ tìm cách liên lạc". Hồi đó nhân có chị Tám Thanh (sau này làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố) đến liên lạc với tôi và bảo tôi vào chiến khu dự lễ ra mắt Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 
Tôi vào chiến khu nói với chị Tám Thanh về chuyện anh Ẩn. Chị Tám Thanh bảo: "Được, đ đó chị lo". Lần sau vào tôi gặp anh Cao Đăng Chiếm. Anh Chiếm bảo: "n là bạn tôi. Chị tìm cách đưn vào đây". Sau đó tôi về đưa anh Ẩn vô, đi bằng taxi, ảnh có thẻ báo chí nên đi qua bót của địch không khó khăn gì. Vào Phú Hòa Đông, tôi về trước, còn anh Ẩn ở lại đó hai, ba ngày để nhận nhiệm vụ".
"Rồi sau đó?", tôi hỏi.
"Tôi chỉ móc liên lạc cho ảnh, còn nhiệm vụ ảnh làm tôi không biết. Sau này chị Ba anh hùng làm giao liên cho ảnh, còn tôi không làm giao liên. Chỉ khi gặp những chuyện đột xuất khẩn cấp mà chưa đến ngày hẹn ảnh mới chạy đến chỗ tôi nhờ tôi liên lạc giúp".
Bà Tám Thảo, cùng người em gái là Chín Chi đều là cán bộ trong Cụm tình báo do ông Tư Cang phụ trách đầu năm 1962. Năm 1964, bà Chín Chi đã thoát ly vào công tác hẳn trong khu giải phóng. Còn bà Tám Thảo lúc đó, theo lời kể của ông Tư Cang thì: "Thân hình thon thả, tầm thước, mặt tròn đầy đặn, giọng Nam có pha lẫn ít giọng Bắc càng tăng thêm sự duyên dáng. Cô là mẫu người đẹp của thành phố. Nhìn vóc dáng và bình phong gia đình của cô thì dù địch có tinh ranh đến mấy cũng khó nghĩ đó là một người cộng sản, một cán bộ Việt cộng". 
Bà vào làm phiên dịch cho một viên thiếu tá tình báo Hải quân Mỹ cố vấn cho tình báo Hải quân ngụy. Tại vị trí này, bà được viên thiếu tá tin cậy, nên đã "lấy được rất nhiều tài liệu tốt phục vụ cho cách mạng", trận Mậu Thân bà cũng được thưởng Huân chương chiến công.
Pham Xuan An
Tám Thảo bên bàn làm việc ngày 7/6/1966
Năm 1969, bà Tám Thảo vào hẳn chiến khu công tác. Tôi hỏi vì sao bà không hoạt động nội thành nữa, bà nói:
"Thứ nhất, tôi lúc đó đã lớn tuổi rồi, làm tình báo thì dứt khoát không được phép lấy chồng không cùng chí hướng, nhất là lấy sĩ quan công chức chế độ Sài Gòn, nên mấy ổng ở trên bảo để tôi ngoài ấy mãi thì làm sao lập gia đình được. Thứ hai, trong cụm tình báo của chúng tôi chỉ có anh Ẩn và tôi ở nội thành, hai người lại biết nhau, một người bị lộ thì sẽ ảnh hưởng đến người kia. Anh Ẩn đã có gia đình, tôi thì chưa, vả lại công tác của anh Ẩn quan trọng hơn tôi nhiều. Ra cứ mấy ổng giới thiệu cho tôi một người và tôi lấy chồng lúc 39 tuổi”.
Chồng bà Tám Thảo nay đã qua đời, trước khi về hưu ông là đại tá công tác ở Bộ Tư lệnh Quân khu 7. (Còn nữa)
Hoàng Hải Vân – Tấn Tú / Thanh Niên

Tiếp sau Trung Quốc: Việt Nam công xưởng hay bãi thải toàn cầu?

- Trở thành công xưởng của thế giới, thoạt nghe thì khấp khởi mừng vui, nhưng nhìn vào thực tế thì thấy rằng, nguy cơ chúng ta chỉ gia công thuần túy và trở thành công xưởng của thế giới theo nghĩa hẹp là khó tránh khỏi.
Đáng lo hơn vui mừng
Tại Hội nghị Đầu tư Invest ASEAN 2015 mới đây, nhiều nhận định rằng, với dân số trẻ, chi phí lao động rẻ cùng lợi thế về vị trí địa lý, Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới trong thời gian tới.
Các phân tích cho thấy, tại Trung Quốc thời gian qua giá nhân công, chi phí thuê mặt bằng,... tăng cao, dẫn đến lợi nhuận của các nhà đầu tư giảm mạnh. Nếu trước đây, lợi nhuận của các DN đầu tư tại khu vực miền Nam Trung Quốc ở mức 25% thì nay giảm xuống chỉ còn 5%. Điều này khiến cho nhà đầu tư tìm hướng chuyển nhà máy đến các khu vực mới có chi phí thấp hơn.
Việt Nam hiện có lợi thế lớn là chi phí nhân công khá thấp, chỉ bằng một nửa so với khu vực phía nam Trung Quốc, cùng với bờ biển dài, rất dễ dàng cho hoạt động xuất nhập khẩu, giảm chi phí vận tải trong nội địa.
Bên cạnh đó, Việt Nam đã ký kết nhiều hiệp định thương mại tự do, đang đàm phán để gia nhập Hiệp định đối tác xuyên Thái Bình Dương (TPP), là thành viên của cộng đồng kinh tế ASEAN (AEC) hình thành vào cuối năm 2015,... Điều này sẽ giúp thu hút nhiều DN nước ngoài bỏ vốn đầu tư để xuất khẩu hàng hóa nhằm hưởng các ưu đãi thuế quan.
Việt Nam, công xưởng, thế giới, công nghệ, sản xuất, đầu tư, nhân công, giá rẻ, giá trị,Việt-Nam, công xưởng, thế-giới, công-nghệ, sản-xuất, đầu-tư, nhân-công, giá-rẻ, Trung-Quốc
Việt Nam sẽ thay Trung Quốc trở thành công xưởng của thế giới.
Trong khi nhiều ý kiến đang khấp khởi mừng vui, thì cũng có không ít quan ngại khi Việt Nam cứ "vô tư" trở thành công xưởng của thế giới với những gì hiện có. Ông Dương Đình Giám, Viện trưởng Viện Nghiên cứu chiến lược, chính sách công nghiệp (Bộ Công Thương) cho rằng, nếu hiểu theo nghĩa công xưởng với những công nghệ thấp, thì điều này rõ ràng là đáng lo ngại, thậm chí là mối nguy hại cho nền kinh tế, bởi trước sau cũng sẽ trở thành bãi thải công nghệ.
Trở thành "công xưởng" là phải đón nhận sự chuyển dịch của các ngành sản xuất công nghệ cao, mang lại giá trị gia tăng lớn và thực hiện sản phẩm ở tất cả các khâu trong chuỗi sản xuất, mới là điều đáng mừng, ông Giám nói.
Nguy cơ chỉ gia công thuần túy
Tuy nhiên, các phân tích cho thấy, ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế. Muốn đón làn sóng đầu tư của các ngành công nghệ cao, phải có công nghiệp hỗ trợ phát triển. Hiện nay hạ tầng của ngành công nghiệp này quá yếu kém. Với các ngành như ôtô và điện tử, để phát triển cần có lực lượng đông đảo các nhà cung cấp linh kiện, nhưng đến nay hầu như chưa có gì.
Bên cạnh đó, nguồn nhân lực có chất lượng cao cũng rất thiếu. Tìm trong các trường học, trung tâm đào tạo tại Việt Nam, gần như không thể. Tự đào tạo thì nhiều DN thiếu kinh phí, thiết bị,... Ngay cả khi DN muốn đào tạo thì cũng ít thành công, bởi người lao động Việt Nam hay vì lợi ích thiển cận mà cản trở việc nâng cao tay nghề.
Việt Nam, công xưởng, thế giới, công nghệ, sản xuất, đầu tư, nhân công, giá rẻ, giá trị,Việt-Nam, công xưởng, thế-giới, công-nghệ, sản-xuất, đầu-tư, nhân-công, giá-rẻ, Trung-Quốc
Ngoài nhân công giá rẻ và vị trí địa lý thuận lợi thì Việt Nam không có nhiều lợi thế.
Chẳng hạn, các DN Nhật Bản phàn nàn rằng nhiều lao động sau khi được đào tạo, nắm bắt được một chút về kỹ thuật đã vội rời bỏ công ty để tìm kiếm việc làm mới với mức lương cao hơn.
Trên thực tế, thời gian qua đã có một ngành công nghệ cao chuyển dịch sang Việt Nam rất mạnh mẽ, đó là điện tử. Cụ thể, Tập đoàn Samsung đã biến Việt Nam trở thành trung tâm sản xuất toàn cầu với số vốn đầu tư lớn, tới cả chục tỷ USD. Cùng với Samsung, còn hàng loạt các tập đoàn điện tử tên tuổi hàng đầu thế giới khác như Nokia, Sony. Canon, LG cũng đang đầu tư lớn vào Việt Nam.
Tuy nhiên, các tập đoàn này đầu tư vào Việt Nam chủ yếu để tận dụng nhân công rẻ và những ưu đãi lớn về thuế, hạ tầng. Samsung cho biết trong số 90 DN vệ tinh đang cung cấp linh kiện, phụ kiện, tỷ lệ DN Việt Nam chỉ dưới 10%, đặc biệt lại chủ yếu cung ứng in ấn và bao bì, với giá trị gia tăng thấp nhất, không tiếp thu được công nghệ cao, không có sức lan tỏa tới nền kinh tế.
Theo ông Dương Đình Giám, với 5 tầng công nghệ, hiện chúng ta chỉ có thể tiếp nhận được 3 tầng, chủ yếu là những công nghệ thấp và trung bình, còn 2 tầng trên, là tầng công nghệ tiến tiến và công nghệ cao, tạo ra giá trị gia tăng nhiều hơn thì lại không tiếp nhận được, nên nhà đầu tư sẽ chuyển sang nước khác.
Quan sát từ chuyên gia của các tập đoàn tư vấn đầu tư quốc tế cho thấy, đang có sự chuyển dịch mạnh mẽ của các ngành công nghiệp sử dụng nhiều lao động như dệt may, đồ nội thất từ Trung Quốc sang Việt Nam mà không thấy sự chuyển dịch của các ngành công nghiệp công nghệ cao.
Đơn cử như dệt may, thì vẫn ở khâu cuối cùng là may, không đòi hỏi công nghệ cao, giá trị gia tăng thấp. Và nếu điều này cứ tiếp tục diễn ra trong thời gian tới, thì nguy cơ chỉ gia công thuần túy và trở thành công xưởng của thế giới theo nghĩa hẹp là hoàn toàn khó tránh khỏi.
Các chuyên gia nhận định, nếu trở thành công xưởng của thế giới chỉ với vị trí địa lý thuận lợi, nhân công giá rẻ, trong khi kiểm soát môi trường không gắt gao, sử dụng tài nguyên lãng phí là điều rất đáng quan ngại.
Trần Thủy

Thứ Bảy, 30 tháng 5, 2015



Ảnh hình

Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
cuc quy 4
Những tấm ảnh đen trắng
Của một thời tóc ngắn ngây thơ
Những tấm ảnh màu đằm thắm
Của một thời yêu sống ngu ngơ
Những tấm ảnh nợ nhau từ kiếp trước
Để kiếp này xao xác những vần thơ
Rừng xanh lá triền cúc vàng lộng lẫy
Tiếng xe ngựa thồ lóc cóc dưới thung xưa
Ai so dây điệu Bolero quấn quýt
Ghi ta bập bùng nhón bước chân mơ
Dịu dàng quá cả một trời hoa cỏ
Hương mưa rừng cho vạt nắng ngẩn ngơ
Rạng ngời quá cả một thời bừng nở
Mắt ai mong cho vạt áo thẫn thờ
Xin cảm tạ gừng cay muối mặn
Thấm tháp cuộc đời ngọt ngào chát đắng
Xin cảm tạ sắc màu và đen trắng
Tha thiết xưa
chẳng quên lãng bao giờ
Những cung đường lý tưởng ngắm hoa dã quỳ ở Đà Lạt

Đừng tưởng

Theo : Kim Dung / Kỳ Duyên 
Tác giả: FB Hao Anh Pham

————-
Khoa than
Đừng tưởng cứ núi là cao.. Cứ sông là chảy, cứ ao là tù
Đừng tưởng cứ dưới là ngu.. Cứ trên là sáng cứ tu là hiền
Đừng tưởng cứ đẹp là tiên.. Cứ nhiều là được cứ tiền là xong
Đừng tưởng không nói là câm.. Không nghe là điếc không trông là mù
Đừng tưởng cứ trọc là sư.. Cứ vâng là chịu cứ ừ là ngoan
Đừng tưởng có của đã sang.. Cứ im lặng tưởng là vàng nguyên cây
Đừng tưởng cứ uống là say.. Cứ chân là bước cứ tay là sờ
Đừng tưởng cứ đợi là chờ.. Cứ âm là nhạc cứ thơ là vần
Đừng tưởng cứ mới là tân.. Cứ hứa là chắc cứ ân là tình
Đừng tưởng cứ thấp là khinh.. Cứ chùa là tĩnh cứ đình là to
Đừng tưởng cứ quyết là nên.. Cứ mạnh là thắng cứ mềm là thua
Đừng tưởng cứ lớn là khôn… Cứ bé là dại, cứ hôn… là chồng
Đừng tưởng giàu hết cô đơn.. Cao sang hết ốm, tham gian hết nghèo
Đừng tưởng cứ gió là mưa.. Bao nhiêu khô khát trong trưa nắng hè
Đừng tưởng cứ hạ là ve.. Sân trường vắng quá ai khe khẽ buồn…
Đừng tưởng thu lá sẽ tuôn.. Bao nhiêu khao khát con đường tình yêu.
Đừng tưởng cứ thích là yêu.. Nhiều khi nhầm tưởng bao điều chẳng hay
Đừng tưởng vua là anh minh.. Nhiều thằng khốn nạn, dân tình lầm than.
Đừng tưởng đời mãi êm đềm.. Nhiều khi dậy sóng, khó kềm bản thân.
Đừng tưởng cười nói ân cần.. Nhiều khi hiểm độc, dần người tan xương.
Đừng tưởng trong lưỡi có đường.. Nói lời ngon ngọt mười phương chết người
Đừng tưởng cứ chọc là cười.. Nhiều khi nói móc biết cười làm sao
Đừng tưởng khó nhọc gian lao.. Vượt qua thử thách tự hào lắm thay
Đừng tưởng cứ giỏi là hay.. Nhiều khi thất bại đắng cay muôn phần
Đừng tưởng nắng gió êm đềm.. Là đời tươi sáng hóa ra đường cùng
Đừng tưởng góp sức là chung.. Chỉ là lợi dụng lòng tin của người
Đừng tưởng cứ tiến là lên.. Cứ lui là xuống, cứ yên là nằm
Đừng tưởng rằm sẽ có trăng.. Trời giăng mây xám mà lên đỉnh đầu
Đừng tưởng cứ khóc là sầu.. Nhiều khi nhỏ lệ mà vui trong lòng
Đừng tưởng cứ nghèo là hèn.. Cứ sang là trọng, cứ tiền là xong.
Đừng tưởng quan chức là rồng
Đừng tưởng dân chúng là không biết gì.
——————– ☆☆☆☆☆ ——————–
Đời người lúc thịnh, lúc suy
Lúc khỏe, lúc yếu, lúc đi, lúc dừng.
Bên nhau chua ngọt đã từng
Gừng cay, muối mặn, xin đừng quên nhau.
Ở đời nhân nghĩa làm đầu
Thủy chung sau trước, tình sâu, nghĩa bền.
Ai ơi nhớ lấy đừng quên…!

Thứ Hai, 25 tháng 5, 2015

Ai mới thực sự là Quốc tổ của người Việt?

Việc truy tôn một người nào đó là Quốc tổ là việc hệ trọng. Vậy mà, chỉ điểm qua các báo gần đây cũng thấy có đến vài vị Quốc tổ khác nhau.
Trong cây phả hệ của một dòng họ/chi nhánh dòng họ, Ông tổ được coi là người khởi dựng dòng họ/chi nhánh dòng họ ấy, là người có quan hệ huyết thống với các hậu thế của mình. Trong một nghề thủ công, Ông tổ nghề được coi là người sáng lập và truyền dựng nên nghề ấy. Người ta thường dựng nhà thờ Tổ, xây ngôi mộ Tổ, cử hành giỗ Tổ để thành kính tưởng nhớ công lao của một vị Tổ. 
Những việc làm đó mang ý nghĩa tâm linh sâu xa, hướng về nguồn cội và có tác dụng giáo dục các thế hệ phát huy truyền thống gia phong hay bảo tồn những nguyên tắc tốt đẹp của nghề nghiệp. Vì vậy, việc coi một người nào đó là Ông tổ là một việc hệ trọng.
Trong phạm vi một dòng họ hay một nghề còn như vậy, việc truy tôn một người nào đó là Quốc tổ, người khởi dựng nên một quốc gia, một dân tộc lại càng là việc hệ trọng hơn bội phần.
Vậy mà, điểm qua các báo gần đây ta thấy gì? Sau đây là bốn ví dụ trong số nhiều tin tương tự:
1. Khởi công xây dựng Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân: Chiều 26/3, Bộ Văn hóa Thông tin (?) đã tổ chức khởi công xây dựng Đền thờ Quốc tổ Lạc Long Quân tại khu đồi Sim, xã Chu Hóa, thành phố Việt Trì, tỉnh Phú Thọ. (Báo Vn Media)
2.Lễ giỗ Ðức Quốc Tổ Lạc Long Quân và dâng hương Tổ Mẫu Âu Cơ (TTXVN)
3.Kiên Giang: Đền thờ Quốc tổ Hùng Vương đón nhận bằng di tích LSVH (Báo Tiền phong )
4.Tượng Quốc tổ, 18 tượng Vua Hùng được công nhận lớn nhất Việt Nam. (Báo Thanh niên)
Quốc Tổ, Hùng Vương, Lạc Long Quân
Như vậy,
- Theo bài 1, ở Việt Trì, Quốc tổ là Lạc Long Quân; còn theo bài 2), ở khu di tích lịch sử Đền Hùng, Quốc tổ cũng là Lạc Long Quân, bởi từ "Đức" ở đây là để tỏ ý tôn kính, tương tự như nói Đức Phật, Đức Chúa, Đức Thánh Trần, Đức Bà... nên Đức Quốc tổ cũng chỉ là Quốc tổ mà thôi;
- Theo bài 3, ở Kiên Giang, Quốc tổ là Hùng Vương (thứ nhất?). Các đền thờ Hùng Vương ở TP Hồ Chí Minh, Đồng Nai... đều ghi "Đền Quốc tổ Hùng Vương". Trước đây Đền Hùng Phú Thọ cũng có tên là "Đền Quốc tổ Hùng Vương".
- Theo bài 4, ở Gia Lai, Hùng Vương (thứ nhất?) không phải là Quốc tổ, vì đã có tượng đứng cùng với 17 vị khác; còn Quốc tổ “môi đỏ như son, da trắng như tuyết” thì không có tên!
Và dường như tất cả các hoạt động và sự kiện này, từ ý tưởng dự án, thiết kế, xây dựng... đến khánh thành đều có vai trò quản lý nhà nước của Sở Văn hóa sở tại.
Theo số liệu thống kê của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, hiện nay cả nước có 1417 di tích thờ vua Hùng và các nhân vật liên quan đến thời đại Hùng Vương. Hầu khắp các tỉnh thành từ Bắc chí Nam, nơi nào cũng tổ chức cúng lễ ...Nhưng với việc sử dụng các danh xưng bất nhất như trên thì ai là Ông tổ đích thực của chúng ta?
Sắp tới các cháu học sinh sẽ phải trả lời thế nào, nếu có các đề thi liên quan trong môn Lịch sử?
TS.Phan Văn Khôi
Nhà sử học Lê Văn Lan: Gọi Lạc Long Quân là quốc tổ là 2 lần sai
GS sử học Lê Văn Lan cho biết, ông đã nhiều lần góp ý với Phú Thọ rằng chỉ nên gọi Hùng Vương là Quốc tổ còn Lạc Long Quân thì không. "Chúng ta đang cố gắng chứng minh Hùng Vương là có thật, và điều đó đang dần sáng tỏ. Còn Lạc Long Quân là nhân vật huyền thoại, không thể có thật được. Nếu gọi Lạc Long Quân là Quốc tổ là 2 lần sai. Cái sai thứ nhất là gọi nhân vật không có thật là Quốc tổ. Cái sai nữa là về lịch sử vì Lạc Long Quân chỉ là nhân vật huyền thoại".
Nhà sử học Nguyễn Ngọc Tiến: Lạc Long Quân và Hùng Vương đều là nhân vật truyền thuyết. Nhưng tài liệu sử sách ghi lại thì đều thể hiện Hùng Vương mới chính là Quốc tổ. Nói như vậy để thấy rằng Hùng Vương là nhân vật có tài liệu chứng cứ ghi chép rõ ràng. Trong khi đó Lạc Long Quân do truyền thuyết ghi lại thành sử rồi bị sai lệch năm này qua năm khác. Gọi Hùng Vương là Quốc tổ là chính xác.
(Tình Lêghi)