Menu ngang

Thứ Ba, 28 tháng 1, 2014

Xúc động ngày Tết đọc 

lại lá thư bố mẹ gửi con



Đó là những dòng tâm sự đầy xúc động trong lá thư gửi con của một người tên Pierre Antoine (Việt kiều Pháp). Lá thư này khi được đăng trên nhiều trang mạng và các blog đã khiến cư dân mạng thổn thức.

Nguyên văn bức thư:

Ngày bố mẹ già đi, con hãy cố gắng kiên nhẫn và hiểu cho bố mẹ. Nếu như bố mẹ ăn uống rớt vung vãi... Nếu như bố mẹ gặp khó khăn ngay cả đến cái ăn cái mặc... Xin con hãy bao dung!

Con hãy nhớ những ngày, giờ mà bố mẹ đã trải qua với con, để dạy cho con bao điều lúc thuở bé.

Nếu như bố mẹ cứ lặp đi lặp lại hàng trăm lần mãi một chuyện, thì đừng bao giờ cắt đứt lời bố mẹ... mà hãy lắng nghe!
Khi con còn ấu thơ, con hay muốn bố mẹ đọc đi đọc lại mãi một câu truyện hằng đêm cho đến khi con đi vào trong giấc ngủ... và bố mẹ đã làm vì con.

Nếu như bố mẹ không tự tắm rửa được thường xuyên, thì đừng quở trách bố mẹ và đừng nên cho đó là điều xấu hổ.

Con hãy nhớ... lúc con còn nhỏ, bố mẹ đã phải viện cớ bao lần để vỗ về con trước khi tắm.

Khi con thấy sự ít hiểu biết của bố mẹ trong đời sống văn minh hiện đại ngày hôm nay, đừng thất vọng mà hãy để bố mẹ có thời gian tìm hiểu.

Bố mẹ đã dạy dỗ con bao điều... từ cái ăn, cái mặc cho đến bản thân và phải biết đương đầu với bao thử thách trong cuộc sống.

Nếu như bố mẹ có đãng trí hay không nhớ hết những gì con nói... hãy để bố mẹ đôi chút thời gian suy ngẫm lại và nhỡ như bố mẹ không tài nào nhớ nổi, đừng vì thế mà con bực mình mà tức giận... vì điều quan trọng nhất đối với bố mẹ là được nhìn con, đưọc gần bên con và được nghe con nói, thế thôi!

Nếu như bố mẹ không muốn ăn, đừng ép bố mẹ!... vì bố mẹ biết khi nào bố mẹ đói hay không.

Khi đôi chân của bố mẹ không còn đứng vững như xưa nữa... hãy giúp bố mẹ, nắm lấy tay bố mẹ như thể ngày nào bố mẹ đã tập cho con trẻ những bước đi đầu đời.

Và mỗi ngày như một ngày sẽ đến, bố mẹ sẽ nói với con rằng... bố mẹ không muốn sống, bố mẹ muốn từ biệt ra đi.

Con đừng oán giận và buồn khổ... vì con sẽ hiểu và thông cảm cho bố mẹ khi thời gian sẽ tới với con.

Hãy cố hiểu và chấp nhận, đến khi về già, sống mà không còn hữu ích cho xã hội mà chỉ là gánh nặng cho gia đình!... và sống chỉ là vỏn vẹn hai chữ "sinh tồn".

Một ngày con lớn khôn, con sẽ hiểu rằng, với bao sai lầm ai chẳng vướng phải, bố mẹ vẫn bỏ công xây dựng cho con một con đường đi đầy an lành.

Con đừng nên cảm thấy xót xa buồn đau, đừng cho rằng con bất lực trước sự già nua của bố mẹ.

Con chỉ cần hiện diện bên bố mẹ để chia sẻ những gì bố mẹ đang sống và cảm thông cho bố mẹ, như bố mẹ đã làm cho con từ khi lúc con chào đời.

Hãy giúp bố mẹ trong từng bước đi vào chiều...

Hãy giúp bố mẹ trong phút sống còn lại trong yêu thương và nhẫn nại...

Cách duy nhất còn lại mà bố mẹ muốn cảm ơn con là nụ cười và cả tình thương để lại trong con.

Thương con thật nhiều...

Bố mẹ..."


Nguồn : Báo Dân trí / Nhạc sĩ Dân Huyền

Thứ Hai, 27 tháng 1, 2014


                          Hào quang Thánh Tiên Điền

                                                                                                                                                                                    GIAO HƯỞNG

Năm 1965, UNESCO  vinh danh Nguyễn Du là Đại thi hào thế giới, lập tức tạo ra "cơn địa chấn" Truyện Kiều tại nhiều nước Âu, Á... Ngày 12.4.2013, Ban chấp hành UNESCO thông qua Nghị quyết đề nghị, và tháng 11.2013 Đại hội đồng UNESCO ra QĐ vinh danh Nguyễn Du là Danh nhân Văn hóa Thế giới, QĐ về mọi hoạt động tôn vinh Nguyễn Du tiến hành trong hai năm 2014, 2015, tại 195 nước thành viên.
Tác giả  Giao Hưởng 

  Miếng sắt và khối vàng ròng

 Người Việt không vật chất hóa giá trị tinh thần, họ coi tuyệt tác Truyện Kiều của Nguyễn Du là khối vàng ròng đúc bằng chữ Nôm. Năm 1965 khi cụ Tiên Điền được vinh danh là Đại thi hào thế giới, cơn “địa chấn" Nguyễn Du lan đến cố hương của tích "Thúy Kiều”, bấy giờ dân bản địa mới vỡ nhẽ Kim Vân Kiều truyện cùng tác giả Thanh Tâm Tài Nhân là của nước mình. Thời trường huyện tôi được thầy Tú Tý cho biết Thúy Kiều phát tích từ Hàng Châu, Trung Quốc, khi cụ Nguyễn Du đi sứ thì trước đó bên Tàu đã có trên nửa tá văn nhân bản địa dựa trên đề tài "Thúy Kiều" viết ra nhiều tiểu thuyết khác nhau. Năm 1977 tôi theo nhóm sinh viên Ngữ Văn vào Thư viện quốc gia Hà Nội, tìm đọc bài của học giả Phạm Quỳnh đăng trên Tạp chí Nam Phong số 30 tháng 12.1919. Ngày ấy ý kiến "lạc điệu"của cụ Phạm Quỳnh về Truyện Kiều vẫn bị đắp chiếu càng khiến chúng tôi nắn nót chép giữ lời vàng của cụ: Nguyên bộ tiểu thuyết Tàu mà cụ (Nguyễn Du) phỏng theo để đặt ra truyện Kiều đề là “Thanh Tâm tài nhân lục”, không biết rõ tác giả là ai, soạn vào đời nào, nhưng truyện với lời văn cũng tầm thường, ngoài mấy bài từ điệu có vẻ thanh tao lưu loát, không có đặc sắc gì....
NHỮNG TUYỆT TÁC ĐƯỜNG THI


    LƯƠNG CHÂU TỪ

                     VƯƠNG HÀN

Bồ đào mỹ tửu dạ quang bôi,
Dục ẩm tì bà mã thượng thôi.
Túy ngọa sa trường quân mạc tiếu,
Cổ lai chinh chiến kỉ nhân hồi?
                             


     KHUÊ OÁN

                       VƯƠNG XƯƠNG LINH 

Khuê trung thiếu phụ bất tri sầu, 
Xuân nhật ngưng trang thưng thúy lâu. 
Hốt kiến mạch đầu dương liễu sắc, 
Hối giao phu tế mịch phong hầu. 



                                          PHONG KIỀU DẠ BẠC
                                              TRƯƠNG KẾ
                   Nguyệt lạc ô đề sương mãn thiên
                  Giang phong ngư hỏa đối sầu miên
                   Cô Tô thành ngoại Hàn San tự
                       D bán chung thanh đáo khách thuyn

                                           KỶ HỢI TUẾ
                                          TÀO TÙNG

                Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ,
                Sinh dân hà kế lạc tiều tô.
                Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,
                Nhất tướng công thành vạn cốt khô.

                                                                                  




Người Việt kiêng gì ngày Tết?

(Dân trí) - Người xưa vẫn nói “có thờ có thiêng, có kiêng có lành”, ngày Tết, người Việt có rất nhiều quy tắc đem áp dụng, những mong ngày đầu năm suôn sẻ, tốt đẹp, cả năm sẽ may mắn, chảy trôi.

Theo quan niệm của người Việt từ xưa đến nay, ngày đầu năm có nhiều điều tốt đẹp thì cả năm sẽ có nhiều điều may mắn, vì vậy, người Việt có khá nhiều quy tắc được đem áp dụng vào ngày Tết, trong đó có khá nhiều điều kiêng kỵ:

Chủ Nhật, 26 tháng 1, 2014

07:00 | 23/01/2014
(PetroTimes) - Sinh thời ông Nguyễn Xiển (1907-1997) thường nhắc lại rằng, Bác Hồ giao cho ông việc gì ông làm nấy, chẳng từ nan. Từ hàn đê, chống lũ lụt, dự báo thời tiết, dạy học, nghiên cứu và phổ biến khoa học kỹ thuật... cho đến cứu tế xã hội, mặt trận, Quốc hội, đối ngoại... Bác Hồ  đã nói chuyện với ông theo tinh thần “Quốc gia hữu sự, sĩ phu hữu trách”. Nhân dân bị lũ lụt, đói khổ, lẽ nào kẻ sĩ chỉ khoanh tay ngồi nhìn. Đây chính là cốt cách của sĩ phu Bắc Hà thời đại Hồ Chí Minh Nguyễn Xiển.
                           VỀ LẠI CHIẾN TRƯỜNG XƯA

                                                                Ký – Võ Minh

Nhân lời mời về giao lưu với Trường Trung học cơ sở Võ Văn Tần, Đức Hòa, Long An, ba anh em CCB chúng tôi Võ Minh, Bùi Quốc Huấn và anh Đinh Xuân Tục đã kết hợp tổ chức chuyến hành trình xuyên Việt để về thăm lại chiến trường xưa. Về thăm lại nơi bạn bè đang còn nằm lại. Về với những người đã một thời cưu mang chúng tôi. Về với những ký ức một thời đau thương vất vả…

Thứ Tư, 22 tháng 1, 2014

Nhất tướng công thành vạn cốt khô

                       C âu thơ này được nhiều người nhắc đến khi nói về sự 
         tàn khốc của chiến tranh . Nó nằm trong bài thơ nổi tiếng  của
         Tào Tùng ( đời Đường ) mang tên KỶ HỢI TUẾ  . 
                        Năm 897 , đời Đường Hy Tông , Trấn Hải Tiết Độ Sứ
         Cao Biền được phong Hầu Tước sau khi trấn áp đẫm máu cuộc
         khởi nghĩa nông dân Hoàng Sào ở khu vực Hoa Nam , phía Nam
        Trường Giang .
                                                  KỶ HỢI TUẾ
                             Trạch quốc giang sơn nhập chiến đồ,
                                     Sinh dân hà kế lạc tiều tô.
                                     Bằng quân mạc thoại phong hầu sự,
                                     Nhất tướng công thành vạn cốt khô  .

                                                                                  TÀO TÙNG
                                                  NĂM KỶ HỢI
                                   G iang Nam cuộc chiến đã bùng
                                   Dân đen còn biết đến vùng nào yên 
                                 " Phong hầu " thôi , chớ rùm beng 
                                    Một anh lên tướng , vạn tên rơi đầu  .

                                                                     NGUYỄN KHÔI  dịch .

                                    Cuộc chiến Giang Nam đã nổ bùng
                                    Lương dân nghèo đói hết nơi dung
                                    Chỉ vì hai chữ Vương Hầu đó
                                    Mà vạn thây khô một tướng phong   .

                                                                       Kiều Diệu Hương dịch  
.

Thứ Ba, 21 tháng 1, 2014

Những 'hổ báo' dũng mãnh

 trong đám đông

Khác với lúc đứng riêng rẽ một mình, cái vô danh trong đám đông đem lại cho người ta một sự an toàn và cảm giác được bảo vệ nhất định.
Cuối năm nhìn lại, ngỡ ngàng vì năm cũ đã qua với không ít câu chuyện giật mình.
Nào những người dân bình thường hiền lành, thân ái với nhau, lại trong tích tắc trở nên khác hẳn, hăm hở lao vào núi bia đổ, lễ mễ khuân ra mấy bịch, rồi háo hức quay lại làm đợt nữa. Điều gì đã xảy ra?
Điều gì làm cho một số thanh niên, đang đi chơi với bạn gái, bỗng hăng lên lao vào "đánh hôi" kẻ trộm chó như đi trẩy hội?
Lý do gì làm những người công dân xây dựng hàng ngày chăm chỉ mang cơm đi làm, bỗng trở nên hung hãn và đập phá chính ngay công việc đem lại miếng cơm manh áo cho họ?
Sẽ hời hợt nếu chỉ đưa ra những bình luận chung chung về sự xuống cấp của xã hội, về niềm tin bị đánh mất, về người Việt thiếu văn hoá.v.v...
Để hiểu được những hiện tượng này và truy tìm nguyên nhân, chúng ta cần nhìn sâu hơn vào tâm lý đám đông và xem họ vận hành.

Thứ Bảy, 18 tháng 1, 2014

                                            MẠNH VÀ TÔI
                                                                                           Lê Hiền

           Mạnh cùng tuổi Mậu Tý với tôi. Hai đứa cùng sinh ra làng Đại Xá - một làng quê miền Trung khí hậu thời tiết khắc nghiệt. Người dân quê tôi quanh năm vất vả lam lũ làm ăn mà vẫn quanh năm thiếu thốn, đói nghèo. Có thể nói rằng, điều kiện khó khăn của cuộc sống từ bao đời nay đã hun đúc nên tính cách phổ biến của người dân quê tôi là : cần cù, tiết kiệm, hiếu học, đoàn kết và cương cường.

Thứ Ba, 14 tháng 1, 2014

Về các chuẩn mực đánh giá 

giá trị thẩm mỹ

                        Tiến sĩ Vũ Thị Kim Dung


Chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ là bộ phận quan trọng trong đời sống văn hoá xã hội. Gương mặt tinh thần của loài người, của mỗi quốc gia, dân tộc trong mỗi thời đại luôn được hiện lên thông qua sự sáng tạo và thẩm định các giá trị mà con người đã đạt được trên con đường vươn tới Chân - Thiện -Mỹ. Sự sáng tạo và thẩm định đó bao giờ cũng chịu sự quy định khách quan bởi hệ thống các chuẩn mực đánh giá. Trong hệ thống các chuẩn mực giá trị xã hội nói chung, chuẩn mực đánh giá thẩm mỹ tồn tại với tư cách là phương tiện - thước đo đánh giá các giá trị văn hoá thẩm mỹ.

Thứ Bảy, 11 tháng 1, 2014

Đại án, góc khuất và thách thức dân tộc

Quyền lực trong thời đại kim tiền này có nguy cơ luôn “cặp kè” với sự tha hóa. Sự tha hóa phẩm cách giờ đây không còn là chuyện riêng biệt, phạm vi một cá nhân, hai cá nhân…
I-Năm 2014 vừa mở màn, còn hơn 03 tuần nữa mới sang năm Giáp Ngọ, nhưng có những sự kiện gây sự chú ý lớn và có những vụ việc “chạy” còn nhanh hơn … vó ngựa.
Sự kiện lớn đó là thông điệp đầu năm của Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng với cái tiêu đề ấn tượng: “Đổi mới thể chế, phát huy quyền làm chủ của dân” (VNN, ngày 01/01).
Công bằng mà nói, những nội dung lớn của thông điệp: Dân chủ và nhà nước pháp quyền, xóa bỏ độc quyền doanh nghiệp, xây dựng nền quản trị quốc gia hiện đại.… không quá mới mẻ. Vì những tư duy kiểu này đã hiện diện đây đó trong quá trình trao đổi, góp ý cho việc sửa đổi Hiến pháp 1992. Nhưng nó mới mẻ bởi chính thức được vị quan chức đứng đầu Chính phủ phát ngôn, tạo nên dư chấn rộng và đa chiều.
“Cú hích” của tư duy đó là thực tiễn đất nước, mà những cải cách trước đây tạo ra đã không còn đủ mạnh để thúc đẩy phát triển.

Thứ Năm, 9 tháng 1, 2014

Nhà thơ lớn trong ngôi trường nhỏ


Lê Lam Hồng

TRUYỆN NGẮN 



Điền tỏ ra có năng khiếu thơ văn từ hồi tóc còn để chỏm. Nhớ năm học lớp bốn ngày xửa ngày xưa, bài văn tả cảnh lao động của lớp mà trò Điền đã viết được câu “trời nắng như đổ lửa xuống đầu” khiến thầy giáo nghi câu văn “không chính chủ”. Thực sự là Điền viết bởi Điền ham mê đọc sách. Lên nhà ngoại ăn đám giỗ hoặc ăn Tết, lũ cháu nhanh chân tản ra vườn bẻ ổi, vặt nhãn, câu cá thì Điền tìm góc khuất sau hàng chum nước mưa ngồi đọc ngấu nghiến xấp báo của cậu…

Chủ Nhật, 5 tháng 1, 2014

Hai quyển từ điển rất 
có hại cho tiếng Việt 

Lê Mạnh Chiến

Mùa thu năm 2003, thầy giáo về hưu H.H.Phúc ở Hà Tĩnh có đưa cho chúng tôi xem một quyển từ điển giải nghĩa các từ Hán-Việt dày hơn 860 trang, mà theo thầy thì nó rất tồi tệ, rất có hại cho người sử dụng vì nó có quá nhiều sai lầm nghiêm trọng. Thầy đề nghị chúng tôi đọc và phân tích, phê phán những chỗ sai để cảnh báo trước toàn xã hội về tai hại của nó. Chúng tôi liền mở ra xem, lướt qua vài chục tờ ở vần A thì giật mình khi thấy ở từ ác ôn, soạn giả giải thích rằng ôn nghĩa là bệnh dịch. Thực ra, vốn là 惡 棍 ác côn, do sự biến âm chút ít mà thành ra ác ôn. Chữ côn có nghĩa gốc là cái gậy và nghĩa mở rộng là kẻ hư hỏng; nó có mặt trong các từ du côncôn đồ. Do đó, ác ôn là kẻ hư hỏng, gây nhiều tội ác. Lướt qua vài trang, gặp từ anh hùng thì thấy giải thích rằng hùng nghĩa là loài thú khỏe nhất. Tuy từ điển này không ghi chữ Hán, nhưng qua cách giải thích như vậy thì ta biết rằng soạn giả nghĩ đến chữ hùng (熊) nghĩa là con gấu. Nhưng, trong từ anh hùng 英雄 thì hùng (雄) nghĩa là người có tài trí kiệt xuất. Cách giải thích các từ tố ôn và hùng như thế chứng tỏ rằng soạn giả không hề biết chữ Hán (mặc dầu có thể đã từng đi học chữ Hán, nhưng “chữ của thầy đã trả hết cho thầy” rồi), mà chỉ đem lời đoán mò để giảng giải các từ ngữ Hán-Việt, may ra thì đúng. Lật vội mấy trang nữa, liếc vào từ đại sứ 大使, một từ rất quen thuộc, ta lại phải kinh ngạc vì ở từ này, chữ đại nghĩa là lớn (大) thì soạn giả lại giảng rằng đạinghĩa là thay thế (代). 

Thứ Bảy, 4 tháng 1, 2014

 SƯU TM

·         Anh hùng nan quá mỹ nhân quan 英雄难过美人関;
·         Bách văn bất như nhất kiến 百聞不如一见;
·         Bạng duật tương trì, ngư ông đắc lợi 蚌鷸相持漁翁得利;
·         Bảo kiếm phong tòng ma lệ xuất, Mai hoa hương tự khổ hàn lai 宝剑锋从磨砺出 梅花香自苦寒來;
·         Bất nhập hổ huyệt, yên đắc hổ tử 不入虎穴 焉得虎子;
·         Bệnh tòng khẩu nhập, Họa tòng khẩu xuất 病從口入 禍從口出;
·         Cao nhân tất hữu cao nhân trị 高人必有高人治;
·         Cận mặc giả hắc, cận đăng tắc minh 近墨者黑 近灯则明;
·         Cô chưởng nan minh 孤仉难鸣;
·         Cô thụ bất thành lâm 孤树不成林;
·         Cư tất trạch lân, du tất trạch hữu 居必宅鄰 遊必宅友;
·         Danh lợi bất như nhàn 名利不如闲;
·         Diệp lạc quy căn 葉落歸根;
·         Dục tốc bất đạt 欲速不达;
·         Dưỡng hổ di họa 养虎遗禍;
·         Đa kim ngân phá luật lệ 多金银破律例;
·         Đa thọ đa nhục 多壽多辱;
·         Đại ngư cật tiểu ngư 大鱼吃小鱼;
·         Đắc ngư vong thuyên 得鱼忘荃;
·         Điểu tận cung tàng 鸟盡弓藏;
·         Điểu vị thực vong, Nhân vị lợi vong 鸟为食亡 人为利亡;
·         Đức năng thắng số 德能胜数;
·         Giáo phụ sơ lai, giáo tử anh hài 教妇初來 教子婴孩;
·         Hàm huyết phún nhân, tiên ô tự khẩu 衔血噴人 先污自口;
·         Họa hổ họa bì nan họa cốt, Tri nhân tri diện bất tri tâm 画虎画皮难画骨 知人知面不知心;
·         Họa vô đơn chí, Phúc bất trùng lai 禍无单至 福不重來;
·         Hổ tử lưu bì, Nhân tử lưu danh 虎死流皮 人死流名;
·         Hữu chí cánh thành 有志竟成;
·         Hữu duyên thiên lý năng tương ngộ, Vô duyên đối diện bất tương phùng 有延千里能相晤 无延对靣不相逢;
·         Hữu xạ tự nhiên hương 有麝自然香;
·         Khẩu thiệt vô bằng 口舌无凭;
·         Kỷ sở bất dục vật thi ư nhân 己所不欲勿施於人;
·         Lạc hoa hữu ý, lưu thủy vô tình 落花有意 流水无情;
·         Liệt hỏa thí kim, gian nan thí đức 烈火试金 艰难试德;
·         Lương dược khổ khẩu 良藥苦口;
·         Ma chử thành châm 磨杵成针;
·         Mãnh hổ nan địch quần hồ 猛虎难敌羣狐;
·         Mưu sự tại nhân, thành sự tại thiên 谋事在人 成事在天;
·         Nam vô tửu như kỳ vô phong 男无酒如旗无風;
·         Ngôn đa tất thất 言多必失;
·         Ngưu tầm ngưu, mã tầm mã 牛尋牛马尋马;
·         Nhàn cư vi bất thiện 闲居為不善;
·         Nhân bất học bất tri lý, Ngọc bất trác bất thành khí 人不学不知理 玉不斮不成器;
·         Nhân sinh vô thập toàn 人生无十全;
·         Nhất nghệ tinh, nhất thân vinh 一藝精一身荣;
·         Nhất ngôn ký xuất, tứ mã nan truy 一言旣出 四马难追;
·         Nhất nhật vi sư, chung thân vi phụ 一日为师 終身为父;
·         Nhất tự vi sư, bán tự vi sư 一字为师 半字为师;
·         Nhất tướng công thành vạn cốt khô 一將功成万骨枯;
·         Phú quý sinh lễ nghĩa, Bần cùng sinh đạo tặc 富贵生礼义 贫穷生盜賊;
·         Phú quý vô căn, bần tiện vô miêu 富贵无根 贫贱无苗;
·         Phúc thủy nan thu 覆水難收;
·         Sự tuy tiểu, bất tác, bất thành. Tử tuy hiền, bất giáo, bất minh 事雖小不作不成 子雖賢不教不明;
·         Tam nhân đồng hành tất hữu ngã sư 三人同行必有我师;
·         Tham thực cực thân 贪食極身;
·         Thiên bất dung gian 天不容姦;
·         Thiên đường hữu lộ, vô nhân vấn. Địa ngục vô môn, hữu khách tầm 天堂有路无人问地狱无门有客寻;
·         Thiện báo ác báo 善報惡報;
·         Thời thế tạo anh hùng 时世造英雄;
·         Thượng bất chính, hạ tắc loạn 上不正 下则乱;
·         Tri túc thường lạc, Năng nhẫn tự an 知足常乐 能忍自安;
·         Trung ngôn nghịch nhĩ 忠言逆耳;
·         Trừu đao đoạn thủy, thủy cánh lưu; Tương tửu kiêu sầu, sầu cánh sầu 抽刀断水 水更流將酒澆愁 愁更愁;
·         Tử sinh hữu mệnh 死生有命;
·         Tửu phùng tri kỷ thiên bôi thiểu, Thoại bất đầu cơ bán cú đa 酒逢知己千杯少 话不投机半句多.



Nguồn : Phan Quốc Tuấn @ 07:54 05/08/2011