Menu ngang

Thứ Hai, 30 tháng 6, 2014

30-6-2014


Khôn khéo là giải pháp lâu dài ,nổi giận là sức mạnh của đất nước


Lệ Quyên thực hiện
Ông Nguyễn Trần Bạt
"Không có bất kỳ bài toán nào dễ xung quanh vấn đề Trung Quốc. Nó sẽ đeo đẳng lâu dài với số phận dân tộc chúng ta, và chúng ta buộc phải suy nghĩ về nó như là một thuộc tính để cấu tạo ra điều kiện sống của dân tộc mình" - chuyên gia Nguyễn Trần Bạt trao đổi với phóng viên Người Đô Thị về việc gia cường sức mạnh quốc gia bên cạnh mối quan hệ mang tính địa chính trị với Trung Quốc.
Thư của Ông Tôn Vận Tuyền, 
Thủ tướng Đài Loan gửi con

Đây là một lá thư riêng của Ông Tôn Vận Tuyền, Viện trưởng Viện Quốc Gia Hành Chánh, một chính khách nổi tiếng Trung Hoa Dân Quốc (Đài Loan) gửi cho các con của ông lúc ông còn sống.
“KIẾP SAU( NẾU CÓ) DÙ THƯƠNG HAY KHÔNG THƯƠNG, CŨNG KHÔNG CÒN DỊP GẶP LẠI NHAU ĐÂU “…. Tôn Vận Tuyền đã để lại những lời căn dặn như sau:
Các con thân mến,
Viết những điều căn dặn này, Cha dựa trên 3 nguyên tắc như sau:
1- Đời sống là vô thường, không ai biết trước mình sống được bao lâu, có những việc cần, nếu được nói ra sớm để hiểu thì hay hơn.
2- Cha là Cha của các con, nếu không nói ra thì chắc không ai nói rõ với các con những việc này đâu!
3- Những điều căn dặn để ghi nhớ này là kết quả của bao kinh nghiệm xương máu, thất bại đắng cay trong cuộc đời của chính bản thân mà Cha ghi nhận được. Nó sẽ giúp các con tránh những nhầm lẫn hoang phí trên con đường trưởng thành của các con.

Dưới đây là những điều nên ghi nhớ trong cuộc đời:

- Nếu có người đối xử với các con không tốt, đừng thèm để tâm cho mất thời giờ. Trong cuộc đời này, không ai có bổn phận phải đối xử TỐT với các con cả, ngoại trừ Cha và Mẹ của các con. Nếu có người đối xử tốt với con, ngoài việc các con phải biết ơn, trân quý, các con cũng nên thận trọng một chút, vì người đời thường làm việc gì cũng có mục đích của nó, chớ có vội vàng cho là bạn tốt của mình ngay.
- Không có người nào mà không thể thay thế được cả; không có vật gì mà nhất thiết phải sở hữu, bám chặt lấy nó. Nếu hiểu rõ được nguyên lý này, thì sau này trong cuộc đời, lỡ người bạn đời không còn muốn cùng đi trọn cuộc đời, hay vì lý do gì con bị mất đi những gì trân quý nhất trong đời con, thì cũng nên hiểu: đó cũng không phải là chuyện trời sập.
- Đời người ngắn ngủi, nếu hôm nay ta để lãng phí thời gian, mai đây hiểu được thì thấy rằng quãng đời đó đã vĩnh viễn mất rồi. Cho nên, nếu ta càng trân biết quý sinh mạng của mình càng sớm, thì ta được tận hưởng cuộc đời mình càng nhiều hơn. Trông mong được sống trường thọ, chi bằng mình cứ tận hưởng cuộc đời mình ngay từ bây giờ.
- Trên đời này chẳng hề có chuyện yêu thương bất diệt. Ái tình chẳng qua là một cảm xúc nhất thời, cảm giác này tuyệt đối sẽ theo thời gian, hoàn cảnh mà biến thiên, thay đổi. Nếu người yêu bất diệt rời bỏ con rồi, hãy chịu khó nhẫn nại một chút, để thời gian dần dần trôi qua, để tâm tư mình từ từ lắng đọng, cái đau khổ cũng sẽ từ từ nhạt nhòa đi. Không nên cứ ôm ấp cái ảo ảnh yêu thương mãi, cũng không nên quá bi lụy vì thất tình.
- Tuy có nhiều người trên thế giới này thành công, nổi tiếng mà chẳng có học hành nhiều, chẳng có bằng cấp cao, nhưng điều đó cũng không có nghĩa là không cần học hành nhiều sẽ thành công. Kiến thức đạt được do việc học hành, giáo dục là vũ khí trong tay của mình. Ta có thể lập nên sự nghiệp với bàn tay trắng, nhưng không thể trong tay không có tấc sắt. Nên nhớ kĩ điều này !
- Cha không yêu cầu các con phải phụng dưỡng Cha trong nửa quãng đời còn lại của Cha sau này. Ngược lại, Cha cũng không thể bao bọc nửa quãng đời sau này của các con. Lúc các con đã trưởng thành, độc lập, đó cũng là lúc Cha đã làm tròn thiên chức của mình. Sau này các con có đi xe Bus công cộng hay đi ô tô nhà, các con ăn súp vi cá hay ăn mì gói, đều là trách nhiệm của các con.
- Các con có thể yêu cầu mình phải giữ chữ TÍN, nhưng không thể bắt người khác phải giữ chữ TÍN với mình. Các con có thể yêu cầu mình phải đối xử TỐT với người khác, nhưng không thể kỳ vọng người khác phải đối xử TỐT với mình. Mình đối xử người ta thế nào, không có nghĩa là người ta sẽ đối xử lại mình như thế, nếu không hiểu rõ được điều này, sẽ tự chuốc lấy buồn phiền cho mình.
- Trong mười mấy, hai mươi năm nay, có người tuần nào cũng mua vé số, nhưng vẫn nghèo trắng tay, điều này chứng minh: muốn phát đạt, phải siêng năng làm ăn mới khá được. Trên thế gian này không có cái gì là miễn phí cả.
- Sum họp gia đình, thân thích đều là duyên phận, bất luận trong kiếp này chúng ta sống chung với nhau được bao lâu, như thế nào, nên trân qúy khoảng thời gian chúng ta được chung sống với nhau, kiếp sau (nếu có) dù ta có thương hay không thương, cũng không có dịp gặp lại nhau đâu.
 - Các con hãy BIẾT ƯỚC MƠ, nhưng để trở thành hiện thực thì ước mơ đừng xa rời thực tế, đừng hão huyền và ảo tưởng. Các con phải LUÔN CÓ NIỀM TIN. Không chỉ là niềm tin vào chính bản thân mình mà các con cũng cần có niềm tin vào mọi người, niềm tin vào cuộc sống. Nếu không có niềm tin, các con sẽ chẳng thể làm được việc gì. Công việc, cuộc sống đôi lúc sẽ có những khó khăn, trở ngại đòi hỏi các con phải LUÔN NỖ LỰC. Để có được những thành công thì không thể thiếu sự cố gắng và say mê. Hãy nhớ rằng THÀNH CÔNG KHÔNG PHẢI LÀ MỘT ĐÍCH ĐẾN MÀ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH. Vì thế, các con hãy tiếp tục ước mơ, tiếp tục tin tưởng và không ngừng nỗ lực./.




Thứ Bảy, 28 tháng 6, 2014

Nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6:

Nhà trên sông

(Dân trí) - Nó kể với lũ bạn rằng nhà của nó ở trên sông. Cả đám phá lên cười, không thèm vặc lại cái thằng ba hoa, mộng mơ quá đà. Nhà của nó rành rành nằm trên mặt đất, đến cái ao cạnh nhà cũng không có, lấy đâu ra mà sông với rạch.

Nó ngồi im re, mặt lầm lì như đưa đám, tiếng mẹ gọi cơm chiều giúp nó thoát ra khỏi những tràng cười khả ố. Nó lủi thủi ra về, lòng không dưng nhớ mùi cá kho mặn, mùi củi mục đem đốt, mùi khói bếp cay xè lan tỏa khắp triền sông.

Nhà trên sông


Nó rời sông từ lúc lên 7, nhưng ký ức về một quãng sông vắng vẫn đeo đuổi nó không tha. Ký ức giống như một cái đuôi, cắt bỏ thì đớn đau, để lại thì cứ phải ngoái nhìn. Có những ngày hư hao nó ngơ ngẩn ngắm “cái đuôi” gầy rạc của mình, thấy con đò ọp ẹp nó gọi là nhà, thấy cá tôm giãy đành đạch trong mảnh lưới của ba, thấy những mùa giông bão cả nhà tấp vào bờ neo cột, thao thức nhìn dòng sông đánh tơi tả con đò.
Chục năm trời lên bờ sống, đời gột hết cho nó dáng vẻ còi cọc, đen nhẻm, chẳng ai còn nhận ra nó là đứa con vạn đò. Ước nguyện của mẹ nó coi như đã hoàn thành, bà bỏ xa mái nhà trôi nổi và người chồng lam lũ cốt để mang nó thoát ra khỏi dòng sông đã chôn chặt bao mộng ước của một kiếp người. Người đàn bà từng suýt bị đẻ rớt trên sông, từng khao khát nhìn lên những phố thị sầm uất ven bờ luôn tâm niệm sống thì phải ước giàu sang, ước học chữ, ước được ngẩng cao đầu chứ không phải ngày mấy bận cúi rạp chui qua vòm mái đò. Nhưng bà quên mất đời người còn ước vọng được về nhà.
Bà cũng quên hẳn ngày hạ sinh con trai đầu lòng, trời đổ mưa như trút, mưa trên sông dầm dề, tê tái như ngấm vào tâm can đứa trẻ. Nhiều năm sau nó vẫn không gột nổi tính thủy chung, đa cảm đa sầu. Chắc tại bà đê mê trong hạnh phúc với người chồng mới, những đứa con mới, ngôi nhà mới, vùng đất mới nên lòng bà không đủ chỗ cho những điều cũ xưa.
Nó thì không quên nổi gốc gác của mình. Chắc tại day dứt những đêm trăng sáng, thuyền nhà nó chèo cạnh thuyền rồng của các ca nữ, nó chìm vào giấc ngủ vẫn nghe mơ màng câu ca nửa ai oán nửa ngọt ngào nhắc nhở “Trăm năm dù lỗi hẹn hò/Cây đa bến cũ con đò khác đưa/Con đò sớm thác năm xưa/Cây đa bến cũ còn lưa đến chừ”, tại ngơ ngác nhớ nụ cười ngoác miệng của ba khi nó đem quyển vở ra khoe những con chữ đầu đời. Nhiều đêm nó thao thức cố hình dung khuôn mặt ba mà chỉ thấy hiện ra mờ ảo những vết nhăn bị nắng đốt cháy sạm, những cảnh chiều ngược sáng, dáng ba nó trơ trọi chèo chống con đò.
Chiều nay nó lại cồn cào nhớ nhà nhưng nó không còn ngồi yên để nghe nỗi buồn thấm thía, nó xách ba lô lên mà đi, có người ngoắc lại hỏi đi đâu nó bảo đi về nhà, hỏi nhà nó sừng sững ở phía ngược lại cơ mà, nó bảo nhà nó ở trên sông. Nó đi hoài đi mãi về phía cuối hoàng hôn nơi có cảnh ngược sáng, có ông lão già rọm đang lúi húi dọn cơm chiều, khói bếp cay xè bay trên sông.
Bình Tâm

Thứ Tư, 25 tháng 6, 2014

DÂN CÁ…GỖ
                       Thơ Văn Thanh

                                 Chẳng dấu chi em
 Anh là dân cá gỗ
Củ khoai hà cho chó, chó không ăn
Nhút Thanh Chương và
                          tương Nam Đàn
Quả cà Nghệ. Ba đời con
                                     khát nước
Ngọn gió Lào áo quần
                                     rách mướp
Mẹ lẩy Kiều ru anh ngủ
                                       thâu trưa
Dân “quê choa” không phải
                                         dân vừa
Đói thì đói. Chưa bao giờ
                                        thiếu chữ
Không quỳ gối
               trước cường quyền đao phủ
Có chém đầu
                    cũng đứng thẳng đọc thơ
Cái tính gàn Đồ Nghệ ngày xưa
Em thông cảm. Từ từ anh
                                         sẽ sửa.
Nếu ông Trời xe duyên hai đứa
Em có về tắm nước sông Lam?
Con sông xanh thuở bé anh
                                      kéo thuyền
Toạc vai áo theo vầng trăng
                                       lội ngược
Anh đưa em về đình Võ Liệt
Mở trang vàng bia đá
                                    danh phân
Quả trám chua mẹ kho cá
                                        lá gừng
Ăn một bận suốt đời không
                                       quên được
Lớp trẻ quê anh bây giờ
                                       hơn trước
Toan tính làm giàu chẳng
                                       chịu thua ai
Sang tận Đông Âu mua đất
                                          bán trời
Thống lĩnh thương trường .
Làm Vương làm Soái
Mánh buôn lậu vô cùng
                                      hiện đại
Biết cách đánh hàng
                                quá cảnh như chơi
Xứ quạt mo lắm tật nhiều tài
Em yên chí. Họ thương người
                                              đáo để
Bao kẻ sĩ lừng danh Xứ Nghệ
Gái Hà Thành chịu cắp nón
                                             đi theo
Anh sinh ra trên mảnh
                                        đất nghèo
Không sợ khổ. Sống đời giản dị
Nếu mai này em làm dâu
                                         Xứ Nghệ
Sẽ quen dần tiếng “ trọ trẹ "
                                           quê anh
Có giận ai quyết không để
                                         bụng mình
Tính bộc trực. Nhiều người
                                       ưa nói thẳng.
Nói xong rồi cõi lòng 
                                         thanh thản
Gặp lại cười. Gần gũi
                                         thân hơn
Bố mẹ anh chân chất nhu hiền
Quí con dâu hơn là con đẻ.
Gái Bắc Kỳ nói năng nhỏ nhẹ
Khéo chiều lòng…
                      Ai mà chẳng thương em./.


                   CUỘC  ĐỜI  - TRANG  SÁCH

                                                    
  Giữa tháng 4 năm 2014, Đại tá AHLĐ Nguyễn Đăng Giáp trao tôi tập bản thảo Tự truyện của cha mình - ông Nguyễn Đăng Cẩn. Tôi thật vui, dành trọn một ngày đọc khá kỹ từng trang Tự truyện tuy mới ở dạng phác thảo “đẽo thô”, nhưng thật quí bởi ngồn ngộn tư liệu - Đó là bản lý lịch của ông bằng thể loại văn chương.
Qua nhiều lần tiếp xúc, đàm đạo với ông, từ ánh mắt, nụ cười, giọng nói đến những điều giãi bày sẻ chia tâm sự thế thái nhân tình, cảm nhận của tôi về ông đó là người: nhân nghĩa, thông minh hiểu biết, khảng khái. Hàng chục năm qua, cảm nhận đó không hề thay đổi. Đến nay tôi lại biết kỹ hơn về những nẻo đường thời gian trong cuộc đời phong phú sôi động trên từng trang hồi ký của ông.

Thứ Hai, 16 tháng 6, 2014

CHÍ SỸ YÊU NƯỚC HOÀNG PHAN THÁI (1819-1865) 

    Người khai sáng cách mạng

GIAO HƯỞNG

Yêu nước chống Pháp xâm lăng, Chí sỹ Hoàng Phan Thái (1819-1865) là một trong những người Việt Nam đầu tiên bị triều Tự Đức ghép “tội” chém đầu. Năm 1865, bấy giờ Phan Bội Châu mới 2 tuổi. Năm 1907 tức 42 năm sau, trên hành trình vận động tổ chức lực lượng cho sự nghiệp giải phóng dân tộc, nhà yêu nước hậu sinh họ Phan viết Tiểu truyện Đầu Xứ Thái, suy tôn Chí sỹ họ Hoàng lên “Cách mạng khai sơn chi Tổ” (người khai sáng cách mạng). Từ ngày Tự Đức vào Khiêm lăng, mang theo bản án “quá mù ra mưa” đối với Hoàng Phan Thái, cho đến các đời Vua triều Nguyễn kế tiếp, không minh vương nào gỡ bỏ oan khuất cho Chí sỹ yêu nước Hoàng Phan Thái .

Thứ Hai, 9 tháng 6, 2014

“Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”

Tư Giang
 Hiến pháp mới tạo cơ sở để sắp xếp lại nền quản trị quốc gia, trong đó, Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương. Liệu những gợi ý đó có được hiện thức hóa để giúp sắp xếp lại bộ máy nhà nước đã phình to quá mức.


Gần đây, Bí thư Tỉnh ủy Quảng Ninh Phạm Minh Chính đến thăm một trường cấp ba ở tỉnh. Gặp bốn nhân viên bảo vệ và bốn người lao công đang làm nhiệm vụ ngoài cổng trường, ông Chính hỏi: “Mười năm nay, các bác có bắt được kẻ trộm nào không”. Họ đồng thanh đáp: “Không ạ, ở đây an toàn lắm”.

Nghe vậy, ông băn khoăn, tình hình tốt thế thì cần gì đến ngần ấy người. Sự băn khoăn đó trở thành câu hỏi lớn ngay sau đó. Gặp người thủ thư trong thư viện của trường được xây rất khang trang nhưng không có sách, ông Chính hỏi: “Ông làm công việc gì?”. Đáp: “Tôi nhận báo và đưa lên cho hiệu trưởng”. Ngay sau đó, bí thư tỉnh ủy gặp phụ trách văn thư, lại hỏi: “Ông làm gì?”. Được đáp: “Tôi chuyển báo lên thư viện”. Vào phòng y tế học đường, bí thư tỉnh giở sổ theo dõi thì thấy chỉ có hai học sinh khám nhức đầu trong cả năm học. Ông thốt: “Bộ máy hành chính giờ kinh khủng thế!”.

Câu chuyện này có thể được nối tiếp, khi các đồng nghiệp của chúng tôi gần đây cho biết, UBND phường Hồng Hải, thành phố Hạ Long, có 475 cán bộ; UBND thị trấn Mạo Khê, huyện Đông Triều có tới 639 công bộc hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Bí thư tỉnh ủy cho biết thêm, chỉ một xã đảo có gần 200 hộ mà có hơn 100 cán bộ ăn lương và phụ cấp. Ông cho biết, cả tỉnh bình quân 8,5 người có một người ăn lương ngân sách. Trong tổng số ngân sách chi tiêu của tỉnh khoảng 10.000 tỉ đồng/năm, có tới 60% chi thường xuyên. Ông than: “Phần lớn ngân sách đã chi vào bộ máy hành chính hết, vậy còn đâu mà chi cho phát triển, làm sao mà dân chịu được”.


Câu chuyện ở Quảng Ninh đáng báo động, cho dù đội ngũ lãnh đạo ở địa phương luôn được biết đến trên toàn quốc về những nỗ lực không mệt mỏi nhằm cải cách hành chính và cải thiện môi trường kinh doanh.

Theo báo cáo của Chính phủ, trong năm nay cả nước có tổng số 281.714 biên chế hưởng lương từ ngân sách nhà nước thuộc các cơ quan, tổ chức hành chính nhà nước và cơ quan đại diện của Việt Nam ở nước ngoài (không bao gồm biên chế công chức của Bộ Công an, Bộ Quốc phòng, biên chế công chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập và biên chế công chức cấp xã). Con số này không tăng so với năm 2013.

Một báo cáo của Bộ Nội vụ gần đây cho biết, cả nước có khoảng 130.000 thôn với tổng số cán bộ thôn (bao gồm trưởng thôn, bí thư, và công an viên) là hơn 570.000 người. Bên cạnh đó, cũng ở cấp thôn, có tới 900.000 cán bộ không chuyên trách từ các tổ chức chính trị, xã hội, an ninh được hưởng lương bằng nguồn đóng góp của dân. Bộ này cho biết thêm, tổng số cán bộ, công chức, viên chức nhà nước trên toàn quốc khoảng 2,5 triệu người.

Bộ Nội vụ hiếm khi đưa ra tổng số người ăn lương trong cả nước. Song, một báo cáo của Bộ Tài chính cách đây gần một năm nhân dịp tăng lương theo quy định đã tiết lộ vào thời điểm đó, có tổng cộng 8 triệu người là cán bộ công chức, cán bộ nghỉ hưu, người có công đang hưởng lương, phụ cấp từ ngân sách nhà nước. Có nghĩa là cứ hơn 11 người dân, thì có 1 người hưởng lương ngân sách.

Theo Tiến sĩ Phạm Duy Nghĩa của Chương trình Giảng dạy kinh tế Fulbright, mô hình tổ chức nhà nước của Việt Nam hiện nay giống như mô hình búp bê Matrioska của Nga, có nghĩa bên trên có ban bệ gì thì dưới có y nguyên như vậy. Đô thị cũng như nông thôn, phường cũng như xã đều có mô hình giống nhau cả. Ông Nghĩa nói: “Nước ta tư duy có phần kỳ dị; kể từ phó thủ tướng trở xuống, cấp phó quá nhiều, thậm chí nhất thế giới. Lý do chủ yếu là mình không giao quyền cho tầng lớp cấp trung mà dồn hết cả lên cho thủ trưởng”. Ông nói tiếp: “Số lượng thứ trưởng mỗi bộ có thể giảm từ 6 người xuống 1-2 người, nếu các cục trưởng và vụ trưởng được trao quyền và chịu trách nhiệm cá nhân ngày càng rõ hơn”.

Ông Nghĩa phân tích, tựa như doanh nghiệp cung cấp sản phẩm, dịch vụ cho người tiêu dùng, chính quyền cung cấp các dịch vụ công cho nhân dân. Trị an, hộ tịch, kinh doanh, cấp phép xây dựng, cho tới đăng ký tài sản, phần lớn dịch vụ công thiết yếu được cung cấp cho người dân bởi 12.000 cơ quan hành chính cấp phường xã và 700 cơ quan hành chính cấp quận huyện. Rất hiếm khi người dân mới cần tới dịch vụ công của chính quyền 63 tỉnh thành, khách hàng của nền hành chính cấp tỉnh chủ yếu là doanh nghiệp. Chính quyền trung ương, nếu có duy trì một số dịch vụ công được tổ chức theo ngành dọc như thuế, hải quan, cũng tổ chức hệ thống từ tổng cục tới chi cục như các đại lý bố trí đều khắp ở các khu vực và địa phương.

Theo Hiến pháp mới, ông Nghĩa tiếp tục phân tích, quyền hành pháp được trao cho Chính phủ, sử dụng quyền ấy, Chính phủ có cơ hội để phân nhiệm rõ ràng thành hai bộ phận hành pháp chính trị và hành chính công vụ với sứ mệnh và chức năng rành mạch. Hành pháp chính trị được thực hiện bởi những chính khách, có chức năng thảo luận và lựa chọn chính sách để quản trị quốc gia. Ngược lại, phân tách dần với chính khách, công chức là những người chuyên nghiệp đảm nhận việc thực thi công vụ.

Nếu tạo ra được sự phân công rành mạch ấy, chẳng những chất lượng chính sách sẽ được cải thiện và hy vọng tính chuyên nghiệp của bộ máy công vụ cũng được nâng cao. Ông Nghĩa cho rằng, bản Hiến pháp mới sẽ tạo cơ sở để sắp xếp lại nền quản trị quốc gia, trong đó, Quốc hội có quyền thiết kế lại cấu trúc quyền từ trung ương đến địa phương.

Việc 100.000 cán bộ sẽ được tinh giản theo đề xuất của Bộ Nội vụ đang gặp phải những phản ứng trái chiều. Liệu Quảng Ninh có tinh giản được đội ngũ, như bí thư tỉnh ủy mong muốn? Tất cả vẫn chỉ là câu hỏi.

Chủ Nhật, 8 tháng 6, 2014

LogoTho-300x300
Mũi khoan xoáy vào thềm lục địa
Đất nước nhói đau từ biển lên rừng
Buốt tim 90 triệu người dân Việt
Lưỡi Bò này toan liếm gọn Biển Đông !
Lại một lần,một lần…lần nữa
Những mặt nạ rơi tơi tả dọc đường
Bao thật giả vàng thau lẫn lộn
Mỗi lỡ lầm là biết mấy máu xương
Người lính Điện Biên niềm vui chưa trọn
Chiến thắng rồi mà tổ quốc chia đôi
Những toan tính lạnh lùng từ phương Bắc
Hiền Lương xanh một tiếng thở dài !
Lạ lùng thay ngọt ngào “ đỗng chí”
Trục lợi chiến tranh trên sinh mạng của người
B52 đánh giữa lòng Hà Nội
Bắt tay Nixon , lạnh ngắt miệng ai cười ?
Hoàng Sa ơi, nỗi đau khắc khoải
Mộ gió người đi thao thiết trùng khơi
Gạc Ma,Trường Sa sóng cồn bão nổi
Máu của bao đời người Việt đã rơi…
Biên giới Tây Nam một thời tang tóc
Vũ khí ai trong tay lính áo đen ?
Cánh Đồng Chết mang tên Khơ Me Đỏ
Đất nước này không được phép bình yên
Nhớ Ải Bắc năm xưa đỏ lửa
Kẻ xâm lăng từng là chỗ người nhà
Một cuộc chiến với bao dằn vặt
Bài học này muôn nỗi xót xa !
Lần này nữa cuối cùng thôi nhé
Mặt thật phơi ra dưới mặt trời
Nàng Mỵ Châu còn khóc bên bờ biển
Nỗi giận mình bao thế kỷ chưa nguôi…
Trái tim lớn không thể nào nhầm chỗ
Minh triết Việt chỉ đường qua gian khó hiểm nguy
Bờ cõi núi sông ngàn năm tiên tổ
Ảo ảnh tan rồi thêm rõ đường đi .
5/2014

BÌNH LUẬN LÚC 0 GIỜ


CHỦ NHẬT, NGÀY 08 THÁNG 6 NĂM 2014
Ngoài vùng biển nóng, các chiến sĩ cảnh sát biển và kiểm ngư của ta cùng ngư dân vẫn từng phút giây không mệt mỏi, theo dõi, vờn, né, tuyên truyền, đấu tranh, nín lặng, gắng sức chịu đựng, cố gắng không đụng độ để thực hiện cho bằng được mệnh lệnh từ đất liền, giữ cho hai chữ hòa bình, dù biết rằng, trước sự ngông ngênh, bất chấp của Trung Quốc, rồi không biết chuyện gì sẽ xảy ra, sự kiên nhẫn, chịu đựng của anh em không bút giấy nào ngợi ca hết, vô cùng xúc động và mang ơn. Họ hiểu, tới một phút giây nào đó, khi kẻ xâm lược tấn công, họ có thể hy sinh, nhưng ngay lúc đó, Tổ Quốc sẽ đáp trả bằng toàn bộ sức mạnh và khí phách của mình. Còn lúc này, cứ thế nhé, hãy cố gắng....

Thứ Bảy, 7 tháng 6, 2014

Hiệu triệu hịch văn

Bùi Nghiệp 
Trang sử viết:

Bình Trọng vị quốc hy sinh;

Lê Lai vong thân quyết tử.

Yết Kiêu đục thuyền  Mông Cổ;

Trung Trực thiêu hạm Lang Sa.

Thứ Năm, 5 tháng 6, 2014

Đừng dựa vào nhu cầu ảo để xây sân bay

05/06/2014 05:12 (GMT + 7)
TT - Ngày 4-6, Quốc hội thảo luận Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật hàng không dân dụng VN.
Đại biểu Lê Văn Học - Ảnh: V.DŨNG

Đại biểu Lê Văn Học - phó chủ nhiệm Ủy ban Văn hóa, giáo dục, thanh niên, thiếu niên và nhi đồng - đề nghị Chính phủ rà soát lại quy hoạch phát triển ngành hàng không, bởi nếu dựa vào nhu cầu ảo để đầu tư xây dựng sân bay sẽ rất lãng phí, tốn kém.

Theo ông Học, quy hoạch phát triển ngành hàng không đến năm 2020, tầm nhìn 2030 đã được Chính phủ phê duyệt sẽ gồm 26 cảng hàng không, trong đó có 10 cảng hàng không quốc tế. Hiện nay ta đã có và đang khai thác 21 cảng hàng không, trong đó có bảy cảng hàng không quốc tế. Vốn đầu tư cho kết cấu hạ tầng cảng và sân bay giai đoạn 2011-2013 khoảng 28.650 tỉ đồng (khoảng 1,4 tỉ USD) chứng tỏ Nhà nước đầu tư rất lớn.
"Ngành hàng không dân dụng và giao thông vận tải không chỉ dựa vào những nhu cầu ảo, dự báo thiếu chính xác và chưa tin cậy để làm quy hoạch sẽ gây lãng phí và hiệu quả thấp, tốn kém cho xã hội"
Đại biểu Lê Văn Học
Điều đáng nói là trong thời gian vừa qua báo chí và các nhà khoa học có rất nhiều ý kiến về quy hoạch cảng hàng không, có những sân bay cách nhau chỉ hơn 100km, ví dụ từ sân bay Nội Bài đến sân bay Cát Bi, sân bay Thanh Hóa. Rồi sẽ xây dựng sân bay Long Thành tốn rất nhiều vốn. Trong khi chúng ta có bốn sân bay quốc tế vệ tinh gần sân bay Tân Sơn Nhất hoặc sân bay Long Thành, đó là sân bay Cần Thơ, sân bay Cam Ranh, sân bay Phú Quốc và sân bay Đà Lạt. Hiện tại chưa cần mở rộng và tăng công suất thì khả năng của bốn sân bay này đã có thể đạt đến hơn 20 triệu lượt hành khách/năm đến năm 2020 và 2025.
Từ những phân tích trên, đại biểu Học đề nghị: “Ngành hàng không dân dụng và giao thông vận tải không chỉ dựa vào những nhu cầu ảo, dự báo thiếu chính xác và chưa tin cậy để làm quy hoạch sẽ gây lãng phí và hiệu quả thấp, tốn kém cho xã hội. Tôi đề nghị Chính phủ điều chỉnh lại quy hoạch ngành hàng không thay cho quyết định năm 2009 và dự báo số lượng hành khách, hàng hóa qua các sân bay của VN vào năm 2020-2030 và tầm nhìn đến năm 2050 một cách chính xác”.
Tiếp tục dẫn số liệu, ông Học phân tích: hiện tại sân bay Tân Sơn Nhất mỗi năm có 76.800 chuyến, trong khi số liệu để làm sân bay Long Thành hoặc mở rộng sân bay Tân Sơn Nhất là 120.000 chuyến/năm, gấp 1,5 lần. Như vậy đến năm 2020 sân bay Tân Sơn Nhất chưa hề quá tải. Ngoài ra, phải dựa vào một số tiêu chí khác để điều chỉnh quy hoạch hàng không, sân bay, ví dụ như vận tải hàng không có số lãi trên vốn đầu tư rất thấp, 10 năm qua thị trường vận tải hàng không quốc tế lỗ hơn 50 tỉ USD. Thị trường hàng không châu Á - Thái Bình Dương cũng chỉ phát triển dưới 10%/năm, do vậy lượng hành khách đi máy bay của VN chỉ khoảng 150 triệu lượt vào năm 2020.
Liên quan đến quy định giá, phí dịch vụ hàng không, nhiều ý kiến đồng ý với quy định trong dự thảo luật, theo đó giá cả theo quy luật cung cầu, cơ chế thị trường, có tính đến đặc thù của hàng không dân dụng. “Tinh thần là Bộ Giao thông vận tải vẫn phải quy định khung giá và quy định một số loại dịch vụ phí hàng không, trên cơ sở khung giá và phương pháp định giá sau khi đã phối hợp, thống nhất với Bộ Tài chính” - Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu nói.
Sáng cùng ngày, Quốc hội đã nghe Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - đầu tư Bùi Quang Vinh trình bày tờ trình về dự án Luật đầu tư (sửa đổi) và Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Nguyễn Văn Giàu trình bày báo cáo thẩm tra. Quốc hội sẽ thảo luận luật này trong những ngày tới.
LÊ KIÊN
* Đại biểu Nguyễn Bá Thuyền (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội tỉnh Lâm Đồng):
Chưa cần thiết khởi động ngay sân bay Long Thành
Việc quy hoạch sân bay Long Thành là cần thiết, tuy nhiên khởi động thì phải tính toán kỹ thời điểm. Theo tôi, chỉ khi nào sân bay Tân Sơn Nhất không đủ khả năng đáp ứng thì mới khởi động sân bay Long Thành. Còn bây giờ khởi động ngay sân bay này là chưa cần thiết vì ngốn ngân sách rất lớn - hoặc là tiền thuế của dân, hoặc là tiền vay nước ngoài, vay trong nước... Tôi sẽ tiếp tục lắng nghe ý kiến của người dân về vấn đề này và sẽ có tiếng nói của mình với vai trò là một đại biểu.
* Đại biểu Võ Thị Dung (phó trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội TP.HCM):
Lợi ích cục bộ
Trong thời gian qua và cho đến nay, đối với dự án sân golf trong sân bay Tân Sơn Nhất, có thể nói đây là một lợi ích cục bộ. Nếu vì lợi ích quốc gia và phát triển ngành hàng không thì chúng ta có thể sử dụng quỹ đất này để mở rộng sân bay, phục vụ nhu cầu phát triển ngành này, cũng góp phần tăng nguồn thu cho ngân sách. Nếu nói đó là khu vực cần giữ để đảm bảo quốc phòng - an ninh, trong lúc chưa sử dụng cho các công trình cụ thể, thì quỹ đất đó cần sử dụng vào mục đích quy hoạch cây xanh, phục vụ không gian công cộng cho cư dân địa phương. Đó là chưa kể vấn đề an toàn bay và những yếu tố khác khi làm sân golf và các công trình liên quan. Do vậy, cá nhân tôi cho rằng đó là một dự án không phải để phục vụ lợi ích chung, mà mang tính cục bộ.
QUỐC THANH ghi

Thứ Hai, 2 tháng 6, 2014

Nói không thật tâm nửa câu cũng nhiều

                                                                                                          GIAO HƯỞNG

 Đầu thế kỷ 21 cả thế giới phẳng chứng kiến sự “trỗi dậy hòa bình” của TQ, cả thế giới phẳng đồng thời lo ngại cảnh giác về sự “trỗi dậy hòa bình” mà chưa ra khỏi đường ray tư tưởng bá quyền Đại Hán, cụ thể việc Trung Nam Hải ngày 02.5.2014 thả dàn khoan HD 981 chạy lung tung trong thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Chính họ đã tự phơi bày mưu sâu kế hiểm, tự phơi bày bản chất bành trướng xâm lược VN truyền đời ra trước thiên hạ.
Biển Đông thét gào
Ngay tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La ngày 31.5.2014, đại diện các nước láng giềng đã mạnh mẽ phê phán chuỗi hành động gây hấn mang tính bạo lực cường quyền áp đặt của TQ tại Biển Đông, phê phán việc TQ đưa ra những đòi hỏi phi lý trái với luật pháp quốc tế, song để lấp liếm những sai trái ấy TQ đã có những phát ngôn những hành động gắp lửa bỏ tay láng giềng. Sách Hán tự có câu:
 TỬU PHÙNG TRI KỶ THIÊN BÔI THIỂU
 THOẠI BẤT ĐẦU CƠ BÁN CÚ ĐA
(Rượu gặp tri kỷ nghìn ly cũng ít. Nói không phù hợp nửa câu cũng nhiều).
Hóng hớt bên lề Đối thoại Shangri-La 2014, vẫn viết tại Đối thoại dù rất đông đảo hùng hậu song phái đoàn TQ cũng không thể biện minh cho hành động ngang ngược của Trung Nam Hải gây hấn Biển Đông khiến cả thế giới phải lên tiếng phản đối; Phái đoàn TQ vì bất đồng tâm quay sang công kích Nhật Bản trong việc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đại diện TQ lớn tiếng công kích song không đủ chứng lý để khẳng định Nhật Bản  “sai lầm” “vi phạm chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế”.