Menu ngang

Thứ Ba, 30 tháng 9, 2014

         Thu tới


Những hàng cây níu kéo mùa hè
Để lá úa ngập ngừng chưa rụng
Thu đang đến bên bờ môi se lạnh 
Hoa cúc vàng và gió heo may.

Hình như là em ở đâu đây…
Tiếng gió thổi nhẹ như hơi thở  ?
Dưới vòm cây dịu dàng nỗi nhớ…
Một bờ vai.


                          Lưu Vạn Kha
              THU
                           Thu Thi

Ta sinh vào mùa Thu vàng lá
Xuôi dòng theo phận số cuộc đời
Ta đến với nhau một chiều nắng đỏ
Thu khẽ khàng trước gió
                                     lá vàng rơi…

Anh quay gót trở về phương ấy
Một mình em héo hắt 
                                 với thu về!


                                  

Chủ Nhật, 28 tháng 9, 2014



Thơ tình thời con gái của các nhà thơ nữ




"Thời con gái như một thiên đường vừa qua đi". Một người bạn gái từng bùi ngùi nói... Chị đọc một bài thơ tình. Lời mộc, tính hồn hậu... Và, chị kể về lần yêu thứ nhất... Tôi bỗng nghĩ đến những bài thơ tình của thời con gái ... Có biết bao nhiêu người con gái đã yêu. Họ có những nét giống nhau của mối tình đầu. Nhưng đã bao nhiêu người đến được với hạnh phúc, còn bao nhiêu người dang dở?


                                                         Cụ Nguyễn Khắc Niêm


  HOÀNG GIÁP NGUYỄN KHẮC NIÊM VÀ 16 CHỮ VÀNG



                                                                                                            Ngô Minh



  Cụ Nguyễn Khắc Niêm sinh năm 1889 ( Kỷ Sửu), quê làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hòa, huyện Hương Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Cụ mất năm 1954 trong CCRĐ. Năm 1907, cụ thi đậu đệ nhị giáp tiến sĩ ( gọi là Hoàng Giáp. Thi đình do vua chủ khảo, chọn ra Hoàng Giáp, Thám hoa, Bảng nhỡn, Trạng nguyên), khoa thi đình năm Đinh Mùi tại Huế, khi 18 tuổi. Đó là học vị cao nhất thời đó mà cụ đã đỗ đạt lúc còn rất trẻ . Cụ Cao Xuân Dục (1843- 1923), một vị đại khoa, đại quan triều Nguyễn , học giả, nhà văn hóa, nhà văn Việt Nam đã nhận xét về Hoàng Giáp Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) :” Người có đức thì lời văn thuần nhất, người có học vấn thì tri thức toàn diện, người có lý lẽ minh bạch thì sách luận khúc chiết. Ở Nguyễn Quân hội đủ tất cả những điều trên. Văn là người. Gọi Nguyễn Quân ( Khắc Niêm) là một trang thiếu  niên anh tuấn cũng đáng mà gọi là một bậc lão thành cũng không phải là không xứng”.

Trái tim


Tác giả: Kim Dung/ Kỳ Duyên
Đã bao lần xin lỗi
Bấy nhiêu lần thứ tha
Đã bao lần chia xa
Bấy nhiêu lần kết nối

Thứ Sáu, 26 tháng 9, 2014

YEUNGUYỄN TRỌNG TẠO
(Trả lời một bạn đang làm luận văn về Thơ Tình)
Luận về tình yêu thì vô cùng, không bờ bến, không điểm dừng, nhưng chung quy lại vẫn là tình yêu nam nữ cảm nhau, nhớ nhau, yêu thương nhau, thấy thiếu nhau không được, phải gắn bó xác thịt, sinh con cái tạo ra một gia đình lớn hòa đồng cùng xã hội.
Huỳnh Mai
Huỳnh Mai
NTT: Huỳnh Mai xuất hiện trên Blog Vnweblogs.com đã 7 năm nay với một giọng thơ ngọt ngào và rất dịu dàng. Khác với nhiều cây bút thích ồn ào, chị lặng lẽ khép mình bên vườn địa đàng để thụ hưởng hương thơm vị ngọt của tình yêu và cả những chát đắng của trái đời không may mắn. Nhưng sau tất cả, là một tấm lòng nhân hậu và vị tha. Bạn cứ lặng lẽ đọc thơ Huỳnh Mai, và bạn sẽ gặp một hồn thơ thật đáng yêu…

Thứ Năm, 25 tháng 9, 2014

Phong bì... lãnh ấn tiên phong


Ảnh: Vef
Ảnh: Vef

Ngày nay, thuật ngữ bao thư đôi khi còn hiểu theo nghĩa rộng, chẳng hạn từ "phong bì" trong tiếng Việt còn dùng để chỉ về một món quà có tính cách tiêu cực dùng để hối lộ, đút lót hay mua chuộc... (Wikipedia).
Hối lộ hay đút lót, có lẽ chế độ nào cũng có, thời nào cũng có, nhưng phong bì “biến tướng” trong xã hội ngày nay thì cũng là một quá trình, ngẫm lại đôi khi cười ra nước mắt. Thời bao cấp, đến công quan công quyền việc đầu tiên phải là... chìa ra gói thuốc lá mời cán bộ hút rồi mới nói chuyện công việc.

Thơ …khùng !


HỎI . . .
Đố ai nằm võng không đưa
Đố ai gặp lại người xưa không nhìn
Đố ai quên được chữ tình
Đố ai quên được bóng hình người yêu
ĐÁP . . .
Người chết nằm võng không đưa
Người mù gặp lại người xưa không nhìn
Người điên quên được chữ tình
Người khùng quên được bóng hình người yêu…


Nguồn : Kim Dung / Kỳ Duyên

Chủ Nhật, 21 tháng 9, 2014

Đền Quán Thánh - sai lạc nghiêm trọng

Trang Thanh Hiền


TP - Việc bất cẩn trong chú thích và giới thiệu tại đền Quán Thánh, Hà Nội, đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phổ cập kiến thức, giới thiệu du lịch cũng như các nghiên cứu liên quan đến di tích lịch sử văn hóa trọng điểm này.

Trấn Vũ Quán nay gọi là đền Quán Thánh (Hà Nội) là một trong những di tích quốc gia được xếp hạng năm 1962. Đây là một trong Tứ Trấn Thăng Long xưa, di tích mang những dấu ấn của Đạo giáo ở Việt Nam. Tuy nhiên việc bất cẩn trong việc chú thích và giới thiệu tại đây đã tạo ra những ảnh hưởng nghiêm trọng đến việc phổ cập kiến thức, giới thiệu du lịch cũng như các nghiên cứu liên quan đến di tích lịch sử văn hóa trọng điểm này. 


  
Tượng Vũ Công Chấn hiện đang được chú thích là Đức ông Trùm Trọng
Sao em ném đá xuống ao bèo ?

                                  LƯU VẠN KHA

Sao em ném đá xuống áo bèo ?
Để lòng anh vỡ tan mặt nước
Để trái tim ngủ yên
Bỗng cồn cào, thổn thức.

Sao em ném đá xuống ao bèo ?
Để trời đổ cơn giông
Chập chùng ánh chớp
Giữa trưa hè…mênh mông.

Sao em ném đá xuống ao bèo ?
Để kỷ niệm đã cài then
Bỗng ngỡ ngàng thức giấc
Ngẩn ngơ  tìm... gió hoang.

Sao em ném đá xuống ao bèo ?
Để tiếng thở dài
Nặng như núi đá
Theo anh suốt đời.

Sao em ném đá xuống ao bèo ?



Thư giãn cuối tuần: LÔN RA MÁU




Chị Tiến ơi, có cố tình đùa cũng không nghĩ ra: 
Bé gái 7 tháng tuổi bị "phù nề bao quy đầu"  
Ông lão 73 tuổi có "thai 16 tuần"


Nôn ra máu
Có anh nông dân hút nhiều thuốc lào viêm phổi. Một bữa nặng quá ho ra máu. Người nhà thấy thế đưa đến trạm xá.
... Đến nơi ông bác sĩ trực bảo: - Nó nàm thao ? (nó làm sao ?)
- Dạ ... nôn ra máu bác sĩ ạ.
Thế là ông hý hoáy ghi vào sổ khám bệnh:
..."Lôn ra máu..."
Rồi ông nói ráo hoảnh: -Đưa ngay lên Huyện, trường hợp lày lặng lắm.
Đến huyện bác sĩ trực nhìn qua sổ y bạ càu nhàu:
- Mẹ, ngu quá, có dấu huyền cũng không đánh vào, "lôn" là cái khỉ gì mà lại ra máu?
Rồi quát:- Đưa người nhà lên Tỉnh ngay ( sau khi ông cẩn thận thêm vào một dấu huyền to đùng.)
Đến tỉnh, bác sĩ trực chửi tục :
- Cái bọn thất học, dùng từ bố láo, học mãi mà không biết gọi một từ "âm hộ" cho đàng hoàng.
Rồi quát : - Y tá đâu, sắp đẻ rồi, người này đang bị băng huyết này...
Xe băng ca chạy rầm rầm quýnh quáng, không ai nhìn bệnh nhân, cô y tá đẩy xe vào phòng cấp cứu thò tay khám giữa hai chân "sản phụ" rồi hét lên:
- Đẻ ngược rồi, em đã túm được một chân đứa bé...


.

 
Bệnh nhân Trương Công Bình, nam giới, 24 tuổi:
Phương pháp điều trị: Sinh chỉ huy ...
Lời dặn của thầy thuốc: Uống thuốc theo đơn, cho bé bú mẹ 


Cụ ông Nguyễn Văn Tính, 73 tuổi
Chẩn đoán: Chấn thương cột sống thắt lưng / thai 16 tuần

Cháu Nguyễn Văn A, 07 tháng tuổi, NỮ
Chẩn đoán: Phù nề bao quy đầu

Thứ Bảy, 20 tháng 9, 2014

SAO LẠI " ĐÀY ẢI" TIẾN SĨ, GIÁO SƯ  LÀM...SẾP ?


Phải nói không chỉ gần đây, mà đã từ lâu dư luận không ngừng quan ngại về thực tế là việc ngày càng nhiều sinh viên, thậm chí cả cán bộ công chức, sau thời gian học ở nước ngoài đã không trở về nước làm việc. Điều đáng nói là phần lớn sinh viên này đi du học tại các nước có nền khoa học phát triển, theo những ngành mà trong nước đang rất cần nhân lực.

Đây là một trong những biểu hiện của cái gọi là “chảy máu chất xám” được nhắc đến trong suốt gần 1 thế kỉ qua. Công bằng mà nói, xu thế này là phổ biến, khó tránh khỏi, đã và đang diễn ra ở hầu hết các quốc gia thuộc nhóm đang phát triển như Việt Nam.
Tuy nhiên, còn có một xu thế khác đang gia tăng là tình trạng “chảy máu” ngay trên “sân nhà” khi nhân lực trẻ, chất lượng cao hoặc không có cơ hội phát huy hết khả năng, hoặc đổ xô làm việc cho các tập đoàn quốc tế ở trong nước.

Thứ Sáu, 19 tháng 9, 2014

Bóng đá Việt và giấc mơ "hóa rồng"

        Bóng đá Việt từ những năm 60 thế kỷ trước từng gây tiếng vang với khu vực và châu lục thời danh thủ Tam Lang ở giải Merdeka 1966 trên đất Malaysia, rồi chiến thắng trên sân khách của Thể Công trước Bát Nhất (Trung Quốc).

Sau này, U16 VN, ĐTVN cũng từng làm nên chuyện trước đối thủ TQ, Hàn Quốc gắn liền với tài năng của Văn Quyến.
Vài năm nay, lứa U19 tạo nên một “cơn địa chấn” thực sự khi thi đấu rất tốt ở liên tục 3 giải đấu khu vực. Dù chỉ về nhì ở cả 3 lần được chơi trận chung kết, nhưng U19 VN đã làm được công việc lớn nhất là gây dựng được niềm tin về tài năng cũng như đạo đức cầu thủ trong lòng lãnh đạo và người hâm mộ cả nước, đồng thời đem lại hi vọng về sự khởi sắc thực sự của bóng đá nước nhà trong những năm tới.
Điều không ai ngờ nữa là thành công của U19 VN đã khiến cho, ít nhất cho đến thời điểm này, sự tự ái cần thiết và tích cực của lớp đàn anh ở đội Olympic VN để họ lại tạo ra một “cơn địa chấn” khác khi thắng Olympic Iran với tỉ số khó tin 4 -1.
Bóng đá Việt, U19 Việt Nam, Olympic, Miura
Kể từ khi trình làng, U19 Việt Nam đã tạo nên cơn sốt ở bóng đá Việt Nam trong suốt 1 năm qua
Với thành công bước đầu của U19 VN và hy vọng lần thứ 2 Olympic VN lọt vào vòng 2 của một kỳ ASIAD (lần đầu là ở ASIAD Quảng Châu 2010), nhiều người đã mạnh dạn nêu nhận định: có phải đây là thời điểm bóng đá Việt… hóa Rồng?
Khi U19 VN lần lượt qua mặt các đối thủ khu vực, lọt vào VCK châu Á, người ta có quyền “mơ” đến chiến thắng ở cấp độ cao hơn. Giải đấu U19 quốc tế hồi đầu năm tại TP.HCM được tin cậy tổ chức không chỉ nhằm thử sức trước các đối thủ đến từ châu Á, châu Âu mà tự nó đã mang trong mình những niềm hy vọng lớn, cho dù điều đó đã không dễ dàng có được, nếu không muốn nói là chưa thể và không thể!
U19 VN phải chịu liên tiếp 3 thất bại trong các trận chung kết để hiểu ra rằng, kẻ lạ nước lạ cái có thể bị Công Phượng và đồng đội qua mặt lần đầu và chỉ một lần thôi. U19 Indonesia sẵn sàng chơi rắn để chiến thắng U19 VN sau lần đầu thất bại. U19 Myanmar, U19 Australia sau một năm gặp lại U19 VN đều cho thấy có sự tiến bộ vượt trội và rất không dễ để khuất phục đối thủ.
U19 Nhật Bản thì luôn ở đẳng cấp cao hơn và khi U19 VN đã học được rất nhiều bài học từ thất bại, khi có sự ủng hộ to lớn khác, dù cố gắng đến mức cao nhất cũng phải bất lực trước sự già dơ và kín kẽ của đội bạn.
Bóng đá Việt, U19 Việt Nam, Olympic, Miura
Olympic Việt Nam vừa gây bất ngờ lớn trên đất Hàn Quốc khi hạ Olympic Iran 4-1
Giải đấu chính thức tại Myanmar tới đây sẽ cho chúng ta biết kết quả thực sự của đội tuyển được hy vọng bậc nhất hiện nay là U19 VN. Sau 3 bài học trước đây, hy vọng bài học này sẽ giúp bóng đá Việt hiểu mình, hiểu người hơn.
Tương tự, các trận đấu tiếp theo của Olympic VN sẽ xác nhận đầy đủ cống hiến và thành quả của thầy trò ông Miura, sau khi đã làm được điều không tưởng trước đối thủ trên cơ nhiều lần Olympic Iran.
Làm được điều gì đó lớn lao hơn ở các giải đấu châu lục tới đây, người ta có quyền nói về một cuộc "hóa rồng” của bóng đá Việt.
Còn nếu không, một đôi trận thắng bất ngờ như lâu nay vẫn thấy và vẫn nhớ, vì phấn khởi hy vọng mà người ta cứ hô to lên là sốc, địa chấn, đại địa chấn…nhưng thực ra đó chỉ là một cơn rung chấn nhẹ nhàng, vì sau đó mọi điều lại trở về bình yên, lặng lẽ trong mặt nước ao làng, vùng trũng muôn đời.,.
Nguồn : Châu Phú / VietNamNet

Thứ Tư, 17 tháng 9, 2014


EM ĐI, MẶC ÁO NÂU SỒNG

                               LƯU VẠN KHA

Em đi, mặc áo nâu sồng
Để anh ở lại bão giông một đời
Em đi trốn tránh kiếp người
Để anh gánh cả một trời nhớ nhung

Em đi về chốn hư không
Tìm nơi an lac, cầu mong niết bàn
Tham, sân, si của thế gian
Giờ đây rũ bỏ chẳng màng vấn vương

Để cho ai đứng bên đường
Ngần ngơ tìm bóng người thương năm nào
Hỏi trời, trời ở rất cao
Hỏi đất, đất rộng biết sao mà tìm

Thôi đành khóa chặt con tim
Cố quên khát vọng đi tìm người xưa
Chỉ mong trong cõi hư vô
Em nghe tiếng sóng xô bờ,
                                           lòng anh.







Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014


                               TỔNG CỤC KỸ THUẬT - 
                        NHỮNG NGÀY MỚI VỀ

              ( Bài đăng Tạp chí Kỹ thuật & Trang bị, số Kỷ niệm 40 năm
                          Ngày Truyền thống TCKT ( 10/9/1974 -10/9/2014)


Nguyễn Mạnh Đẩu và con trai: Nguyễn Trần Quang 

             Đang công tác ở Trường sĩ quan Lục quân 1, ngày 20 tháng 12 năm 2004, tôi được triệu tập về Bộ Quốc phòng nhận nhiệm vụ mới. Hôm đó, Thường vụ QUTW và Bộ trưởng Bộ Quốc phòng tổ chức trao quyết định thăng quân hàm cấp Tướng và quyết định bổ nhiệm chức vụ đối với một số cán bộ chủ trì các đơn vị đầu mối trực thuộc Bộ Quốc phòng. Bộ trưởng Phạm Văn Trà trao quyết định số 1396/QĐ-Ttg ngày 18/12/2004 của Thủ tướng Chính phủ bổ nhiệm tôi giữ chức Phó Chủ nhiệm Tổng cục về Chính trị Tổng cục Kỹ thuật.(Từ tháng 5/2006 là Chính ủy Tổng cục Kỹ thuật).

Thứ Hai, 15 tháng 9, 2014

 ĐỀN THIÊNG DIÊN CỜ


                                            NMĐ


 Trung Thu này con về làng Đông Chử*
Thắp nén hương chiêm bái Đền thiêng
Con kính cẩn trước bàn thờ Đức Tổ*
 Rợp lòng con tỏa bóng anh linh.

 Trang lịch sử, sáu trăm năm trước
Đức Tổ lãnh binh chinh phạt cõi Nam
Tập kết luyện quân cồn cát trắng quê hương
Voi chiến nẹp ao làng, giữa ngày trời chang nắng.

Điển tích xưa đã lùi vào dĩ vãng
Đền Diên Cờ thành phế tích tàn hoang
Trải nghiệt ngã thăng trầm năm tháng
Ngôi đền thiêng hiển hiện giữa lòng dân…

Người chiến binh một thuở Trường Sơn
Vượt qua đạn bom băng mình xốc tới
Người Anh hùng trong thời Đổi Mới
 Lập bao chiến công
                      cuộc chiến thương trường...

Với đức tâm phục dựng đền thiêng
Tri ân Thánh Thần của dân của nước,
Tái thiết công trình văn hóa lịch sử tâm linh
Mãi ghi tên anh - người xứng công đầu.

                                         Trung Thu, năm Giáp Ngọ
----------------------------------------------------------------
*Thuộc xã Nghi Trường, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.
*Thái sư Cương Quốc Công Nguyễn Xí là Đức tổ của dòng họ Nguyễn Đình ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.










Chủ Nhật, 14 tháng 9, 2014

Thư giãn chủ nhật 
                                     KỸ NỮ CÂM

  Có một cô con gái nhà ca kỹ ở Tiền Đường có sắc đẹp, nhưng lại câm. Cô được dạy đàn cầm, đàn tranh, đàn không hầu và bảy môn vũ đạo, môn nào cũng tinh thông. Sau tuổi cập kê, dung mạo nàng càng kiều diễm, tài nghệ càng sâu sắc.
Kỹ nữ câm
 Một nhà buôn gỗ lớn ở kinh đô đi qua, gặp nàng và rất mến chuộng, bèn dạm hỏi với giá gấp bội người thường. Tả hữu hỏi “kỹ nữ lấy tiếng ca làm người ta đẹp lòng. Nay ngài trả giá gấp bội, chẳng phải là quá ngu hay sao?”.
 Người lái buôn cười trả lời:
“Đàn bà thường làm tan hoang cửa nhà vì cái lưỡi dài. Trong nhà yên ấm thì mới có thể phát đạt. Ta dạm hỏi một nàng lưỡi không dài chứ không dạm hỏi người hát hay”.
 Rồi đưa nàng về kinh đô.
Nhà buôn này có 110 nàng cơ thiếp hầu hạ. Nghe tin kỹ nữ câm tới nhà, họ đều che miệng cười… Mọi đồ ăn thức uống nếu không phải do nàng đem tới thì ông chủ ăn không thấy ngon. Còn nàng thì cư xử với mọi người đàng hoàng long trọng. Dự yến tiệc, nếu không phải chỗ ngồi bên phải, tức là vị trí chủ nhân, thì nàng không ngồi. Phục trang không phải đồ trân châu nàng không dùng. Các cơ thiếp khác tuy có ghen ghét nhưng rồi lại mến nàng vì nàng không dèm pha họ nửa lời, rồi trong lòng họ cũng yêu quý nàng hơn người khác.
 (nguồn: Tình sử,  Phùng Mộng Long chép)
Phùng Mộng Long tức Tình chủ nhân đã nói “Chuyện ngụ ngôn này đáng được ghi chép và niêm phong ba lần”.
 GNLT

Lý Quang Diệu: Lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam

Việt Nam trong mắt Lý Quang Diệu


Cao Huy Huân

Trong thế kỷ 21, có những điều mà trong thế kỷ trước không ai nghĩ rằng sẽ có nhiều thay đổi đến vậy. Giờ phút này, một công dân trẻ như tôi ngồi đây, viết những dòng chữ này thì đất nước Việt Nam, nơi tôi đang sống, làm tôi thất vọng về trình độ phát triển. Sáng nay tôi được đọc một bản tin nói rằng năng suất lao động của người Việt chỉ bằng 1/5 của người Malaysia, 2/5 của người Thái Lan và tệ hơn, chỉ bằng 1/15 của người Singapore.
Singapore, một đất nước nhỏ bé về diện tích, đang ám ảnh những công dân Việt Nam ở thế kỷ 21 này. Những khu dân cư, những trung tâm thương mại, những thành phố mới được xây dựng… tất cả đều được “ăn theo” mô hình và kỹ thuật của Singapore. Nhưng tại sao lại là Singapore? Chẳng phải những mô hình, những kỹ thuật đó Singapore cũng đã học tập từ những quốc gia phương Tây tiên tiến hay sao? Tại sao từ một làng chài kém phát triển trên bán đảo Malay, Singapore đã phát triển thành một quốc gia đứng thứ 2 ở châu Á về mức sống? Câu trả lời có thể dẫn đến nhiều nguyên nhân, nhưng căn nguyên nhất vẫn là yếu tố con người.
Lý Quang Diệu, nhân vật đã thay đổi và biến làng chài nhỏ bị dịch bệnh triền miên trở thành đất nước có nền kinh tế phát triển hàng đầu của châu Á. Singapore là nơi mà những kiến trúc hiện đại cùng chung sống với thiên nhiên chan hòa, nơi cả thế giới ngưỡng mộ về chuẩn mực môi trường xanh sạch, nơi có làn sóng di dân ngược từ châu Âu sang châu Á. Nhưng trong những ngày đầu lập nước vào thập niên 60 thế kỉ trước, Lý Quang Diệu, thủ tướng đầu tiên của Singapore, đã từng nói “hy vọng là một lúc nào đó Singapore sẽ phát triển giống như Sài Gòn”. Thật  đáng kinh ngạc khi có một thời chính nhà lãnh đạo của Singapore đã mơ tưởng và bị ám ảnh về sự phát triển của Sài Gòn.
Còn bây giờ thì sao? Sau hơn 30 năm, chính người Việt Nam đang thèm thuồng được như Singapore  ngày nay. Sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, chính Lý Quang Diệu, người từng có tuổi thơ sinh sống tại Biên Hòa, đã nắm ngay lấy cơ hội đó để biến thời cuộc thành lợi ích cho Singapore. Sau năm 1975, tất nhiên Mỹ và phương Tây đóng cửa với Việt Nam, mọi giao thương với châu Á đều dành cho đồng minh của họ. Singapore được Lý Quang Diệu phát triển thành cảng trung chuyển đường biển lớn nhất tại khu vực. Và đúng theo quy luật về thương mại - kinh tế, Singapore được thừa hưởng những đặc quyền của một cảng biển lớn, một cửa ngõ hướng vào Đông Nam Á và cả châu Á.
Lý Quang Diệu cho rằng, cuộc chiến tranh giữa Việt Nam và Mỹ là tiền đề quan trọng cho sự phát triển của những nước phi Cộng sản ở châu Á. Rõ ràng là trước khi tuyên bố như thế, Lý Quang Diệu đã nhanh chóng nắm lấy cái “tiền đề quan trọng” đó để biến Singapore từ một quốc gia non trẻ kém phát triển thành một đất nước giàu có. Lý Quang Diệu nhận định rằng, sau khi Mỹ rút khỏi miền nam Việt Nam, lập tức những đồng minh của Mỹ ở châu Á tranh thủ thời cơ để trở thành 4 con rồng châu Á, và sau này có thêm sự xuất hiện của 4 con hổ Đông Nam Á. Bốn con rồng được nói đến là Singapore, Nam Triều Tiên, Hong Kong và Đài Loan. Bốn con hổ là Malaysia, Thái Lan, Philippines và Indonesia. Vậy Việt Nam đã biến đi đâu trong bản đồ khu vực? Và lý do gì Việt Nam lại tụt hậu một cách nhanh chóng như vậy?
Lý Quang Diệu từng nói rằng lẽ ra vị trí số một ở châu Á phải là của Việt Nam. Theo ông, vị trí địa lý chiến lược, tài nguyên thiên nhiên phong phú là hai yếu tố hàng đầu có thể đưa Việt Nam trở thành người khổng lồ ở châu Á. Ông cho rằng, đất nước Singapore nhỏ bé với diện tích và dân số chỉ xấp xỉ Sài Gòn, hoàn toàn không có tài nguyên thiên nhiên, chỉ có một ít đất để xây dựng và ngay cả nước sinh hoạt cũng phải nhập từ nước bạn Malaysia, nhưng Singapore đã phát triển trở thành đất nước có GDP cao thứ hai ở châu Á chỉ sau Nhật Bản. Lại nói đến Nhật Bản, Lý Quang Diệu cũng chỉ ra những bất lợi của quốc gia này, đó là một quốc gia bại trận sau Chiến tranh thế giới thứ hai, không giàu tài nguyên, quanh năm động đất và sóng thần,  nhưng chỉ vài  năm sau khi chiến tranh kết thúc, Nhật Bản là người khổng lồ châu Á. Lý Quang Diệu cho rằng, sự thành công của một quốc gia bao gồm ba yếu tố: điều kiện tự nhiên (vị trí chiến lược và tài nguyên thiên nhiên), con người và thời cơ. Trong đó, để có yếu tố thời cơ, thì yếu tố con người phải vững và nhanh nhạy. Lý Quang Diệu đánh giá rất cao điều kiện tự nhiên của Việt Nam, nhưng ông không đánh giá cao yếu tố con người trong sự phát triển chậm chạp này. Tôi hay đọc các bài viết trong nước ca ngợi sự thông minh, tính cần cù, chịu khó của người Việt. Xin lỗi, tôi không thấy được sự thông minh và cần cù đó. Xin nhắc lại, năng suất làm việc của người Việt Nam chỉ bằng 1/15 của người Singapore, tức là một người Singapore làm việc bằng 15 người Việt Nam. Dân số Singapore là 5 triệu dân, dân số Việt Nam là hơn 90 triệu dân. Vậy tức là năng suất làm việc của 5 triệu dân Singapore chỉ mới bằng 75 triệu dân Việt Nam, thế nhưng GDP của Singapore là gần 300 tỷ USD, trong khi GDP của Việt Nam là khoảng 170 tỷ USD. Đó chỉ là một so sánh chung chung, chưa tính đến dân số ở độ tuổi lao động của hai quốc gia. Một khi yếu tố con người đã yếu kém như thế thì yếu tố cơ hội cũng sẽ chẳng có nhiều.
Lý Quang Diệu tiếc vì Việt Nam không biết trọng dụng người tài, ông nói rằng người tài ở Việt Nam đã định cư ở nước ngoài hết rồi. Tôi đồng tình với quan điểm này của Lý Quang Diệu. Tôi thường nghe nói về cậu bé thần đồng Đỗ Nhật Nam và cũng thường xem các video thi hùng biện tiếng Anh của em. Báo chí và truyền thông Việt Nam cũng hay đề cập đến em, nhưng tuyệt nhiên không thấy có một động thái nào của chính phủ Việt Nam dành cho Đỗ Nhật Nam. Phải chăng đối với chính phủ Việt Nam, cậu bé ấy không phải là nhân tài cần đầu tư và phát triển? Chưa kể là trong một lần phát biểu về truyện tranh, cậu bé ấy đã bị những người lớn Việt Nam công kích, chỉ vì em không thích đọc truyện tranh mà chỉ thích đọc sách khoa học. Thật trớ trêu. Đỗ Nhật Nam chỉ là một trường hợp thần đồng được báo chí ưu ái, nhưng cũng bị chính phủ thờ ơ. Vậy còn những thần đồng thầm lặng khác ở cái đất nước hơn 90 triệu dân này thì sẽ nhận được hỗ trợ gì từ chính phủ? Trong mọi sự phát triển, yếu tố con người luôn tối quan trọng. Thật đáng tiếc.
Nói thế nào đi chăng nữa, Lý Quang Diệu cũng chỉ là người ngoài, không phải người Việt Nam. Thế nhưng những nhận định khách quan của ông cũng đáng để suy ngẫm về sự phát triển của một quốc gia nhiều thuận lợi như Việt Nam. Tôi thường thấy Việt Nam rất tự hào về lực lượng lao động trẻ với giá nhân công rẻ của minh. Tôi cảm thấy đó là một điều đáng xấu hổ. Giá nhân công rẻ chẳng qua là do trình độ, tay nghề kém nên chẳng thể đòi hòi được trả công cao. Gần đây, quốc gia láng giềng với GDP thấp hơn Việt Nam là Campuchia cũng đã tự chế tạo được xe hơi. Ngược lại, khi hãng điện tử Samsung đưa ra danh sách những mặt hàng có thể đặt gia công với các doanh nghiệp Việt Nam thì mới vỡ lẽ là Việt Nam chưa thể sản xuất nổi cái sạc pin, usb và ngay cả vỏ nhựa cho điện thoại di động. Tất nhiên, Việt Nam đã đánh mất cơ hội gia công cho hãng này. Việt Nam còn sẽ đánh mất nhiều cơ hội như thế cả về quy mô và số lượng nếu cứ tiếp tục tự hào với những cái thuộc về quá khứ và không nhận thức được một cách thấu đáo và nghiêm túc rằng mình đang ở đâu trên bản đồ khu vực và thế giới. Lý Quang Diệu nói phải mất 20 năm nữa Việt Nam mới bằng Malaysia, vậy thì 20 năm nữa Malaysia sẽ phát triển ra sao và mãi mãi người Việt Nam sẽ bị ám ảnh bởi sự thua kém của mình hay sao?
                    TÂM SÁNG, ĐỨC DÀY
               PHỤC DỰNG ĐỀN THIÊNG
                  
                                      Kính tặng anh Nguyễn Đăng Giáp
                                                  
                  DUY TƯỜNG

         Những tưởng đã lùi vào dĩ vãng
         Ngôi đền thiêng thuở ấy - Diên Cờ.
         Hết thảy chỉ còn trong hoài niệm
         Chút đức tin trong trẻo tuổi thơ.
                                  *
                                *  *
         Cao Các, Cao Sơn là ai - Anh chẳng biết!
         Chỉ thấy uy linh, trầm mặc một ngôi đền
         Đồng Mồ Úng -  cồn khô, cát bạc
         Chứa bao điều huyền tích, thần tiên.
                                   *
                                 *   *
          Đất nước binh đao, Anh xa quê ra trận
          Hành trang là ảnh hình gốc rói cây si,
          Những trưa hè bắt chim đền vắng,
          Tiếng tiền nhân văng vẳng, thầm thì.
                                    *
                                  *   *
          Rồi bao lần cận kề cái chết,
          Ngỡ ai đưa tay dìu đỡ mình qua,
          Có phải thần Cao Sơn, Cao Các,
          Hay Cương Quốc công  Nguyễn Xí quê nhà?
                                      *
                                    *   *
Tuổi Hai mươi - Trường Sơn, Anh gửi lại.
Để dấn thân cuộc chiến thương trường
Nếm trải gian nan, ngọt bùi, cay đắng.
Cho hoa đời Ba Sáu ngát hương thơm.
                            *
                          *   *
Về lại quê nhà “Vinh quy bái Tổ”,
Lệ nhòa rơi đứng trước đền thiêng.
Như mang nợ với quê hương xứ sở,
Bởi đền xưa phế tích hoang tàn.
                       *
                     *   *
Phải chăng vì bát cơm manh áo,
Con cháu Nghi Trường thất lễ với Tổ tiên?
Hay vì “Tim cứng thành con dấu”,
Nên lỡ lánh xa đạo lễ Thánh hiền?
                        *
                      *  *
Xin gói lại những lỗi lầm nông nổi
Không quê hương, ai lớn nổi thành người*?
Từ phế tích chúng con xin phục dựng,
Ba tòa đền lộng lẫy Người ơi!
                          *
                        *   *
Vẫn còn những nhỏ nhen, nghịch cảnh,
                  Bao khó khăn, dị nghị hẹp hòi...
Chí Anh hùng từng dời non lấp biển
Ngựa phi rồi, Anh chỉ biết vung roi.
                           *
                         *   *
Với Tâm sáng, Đức dày, Anh quy tụ
Dòng họ Nguyễn Đăng cùng bạn hữu gần xa,
Người góp công và người góp của,
Coi việc chung hơn mọi việc nhà.
                             *
                           *   *
Ba tòa điện nguy nga tráng lệ,
Rồng đá, Tam quan, tượng Phật, chuông đồng...
Công trình mới nơi hồn quê hội tụ,
Văn hóa tâm linh của đất Lam Hồng.
                             *
                           *   *
Đã mấy Xuân qua, mấy mùa lễ hội,
Khách thập phương về chiêm bái nơi này,
Niềm sùng kính thay bao điều muốn nói:
Sức sống Diên Cờ tỏa rạng từ đây!
                              *
                            *   *
Còn cháu con, ấy là còn Tiên tổ,
Tâm - Đức anh phục dựng Diên Cờ.
Hiện tại tương lai hòa chung quá khứ,
Chuông ngân vang - tiếng vọng tự nghìn xưa.

                                 Nghi Trường, ngày Lễ đền
                               Rằm tháng Giêng, Giáp Ngọ.


                  *Ý thơ Đỗ Trung Quân