LẠC ĐƯỜNG,
ĐẾN CỬA WC CÔNG CỘNG ĐỢI
ĐẾN CỬA WC CÔNG CỘNG ĐỢI
Hôm rồi, tôi cùng ông Quốc
Thước và ông Lê Doãn Hợp về quê. Dọc đường xa, chúng tôi chuyện trò sôi nổi.
Với tôi, chuyến đi này, thu nhận được nhiều điều hay, nhiều thông tin bổ ích
...
Nhân tôi nói lại đôi điều về chuyến du ngoạn 4 nước Tây Âu vừa mới về, ông Quốc Thước kể: Đầu những năm 1980, ông cùng các tướng Đoàn Khuê, Nguyễn Chơn, ... được cử đi học lớp cao cấp chiến lược quân sự ( VAC ) tại Liên Xô. Ông Đoàn Khuê làm Lớp trưởng.
Hồi mới sang, ngày nghỉ mấy ông rủ nhau đi tham quan thành phố Mạc Tư Khoa. Cảnh đẹp, lạ, vui chân, các ông dạo quanh phố phường. Đến khi điểm quân, nhìn lại không thấy ông Nguyễn Chơn đâu. Quay lại tìm chẳng thấy, nghĩ là ông ấy bỏ về trước.
Về nơi ở, cũng không thấy ông Nguyễn Chơn. Nghe kể lại, ông Đoàn Khuê lo lắng, bắt các ông cùng đi chơi phải quay lại tìm bằng được.
Thế rồi, các ông đi tìm khắp mấy khu phố. Điều ái ngại nhất là: Ông Quốc Thước và vài ông nữa, tuy không biết tiếng Nga, nhưng có thể giao tiếp thông thường bằng tiếng Pháp. Vốn tiếng Pháp có được từ khi là hoc trò ngồi trên ghế nhà trường hồi Pháp thuôc, trước năm 1945. Riêng ông Nguyễn Chơn không hề biết tiếng Pháp. Bởi, thuở nhỏ nhà nghèo, ông không được đi học, lớn lên đi đánh giặc mút mùa lệ thủy, mấy chục năm trời - hết kháng Pháp rồi sang đánh Mỹ. Với ông, muộn mằn cả chuyện lấy vợ, huống chi là học hành.
Các ông lo lắng tỏa ra các ngõ ngách đi tìm rất lâu...
May quá, khi đến WC công cộng, thì thấy ông Nguyễn Chơn ngồi trước cửa.
Mừng quá hỏi, sao ngồi đây? Ông Nguyễn Chơn thủng thẳng trả lời: Khi mất hút các ông, lạc giữa phố phường xa lạ, không biết tiếng để hỏi thăm đường, mình nghĩ tìm đến nhà vệ sinh công cộng ngồi đợi có người Việt đến đó để nhờ chỉ đường. Bởi vì, mình nghiệm ra: Người Tây ít đi tiểu. Chỉ có nười Việt ta là hay đái vặt. Thế nào cũng gặp. Và thấy không, các ông cũng phải vào đây để giải quyết nhu cầu.
Mọi người cười vui, khen ông Nguyễn Chơn thông minh xử lý tình huống sáng suốt, chính xác, kịp thời!
Câu chuyện trên có thể giúp cho những người khi đi ra nước ngoài mà không biết ngoại ngữ. Kinh nghiệm chỉ ra rằng: Người cao tuổi, khó học ngoại ngữ. Trong nhiều trường hợp, " nói bằng tay " là chưa đủ diễn tả các nhu cầu. Hic!
Nhân tôi nói lại đôi điều về chuyến du ngoạn 4 nước Tây Âu vừa mới về, ông Quốc Thước kể: Đầu những năm 1980, ông cùng các tướng Đoàn Khuê, Nguyễn Chơn, ... được cử đi học lớp cao cấp chiến lược quân sự ( VAC ) tại Liên Xô. Ông Đoàn Khuê làm Lớp trưởng.
Hồi mới sang, ngày nghỉ mấy ông rủ nhau đi tham quan thành phố Mạc Tư Khoa. Cảnh đẹp, lạ, vui chân, các ông dạo quanh phố phường. Đến khi điểm quân, nhìn lại không thấy ông Nguyễn Chơn đâu. Quay lại tìm chẳng thấy, nghĩ là ông ấy bỏ về trước.
Về nơi ở, cũng không thấy ông Nguyễn Chơn. Nghe kể lại, ông Đoàn Khuê lo lắng, bắt các ông cùng đi chơi phải quay lại tìm bằng được.
Thế rồi, các ông đi tìm khắp mấy khu phố. Điều ái ngại nhất là: Ông Quốc Thước và vài ông nữa, tuy không biết tiếng Nga, nhưng có thể giao tiếp thông thường bằng tiếng Pháp. Vốn tiếng Pháp có được từ khi là hoc trò ngồi trên ghế nhà trường hồi Pháp thuôc, trước năm 1945. Riêng ông Nguyễn Chơn không hề biết tiếng Pháp. Bởi, thuở nhỏ nhà nghèo, ông không được đi học, lớn lên đi đánh giặc mút mùa lệ thủy, mấy chục năm trời - hết kháng Pháp rồi sang đánh Mỹ. Với ông, muộn mằn cả chuyện lấy vợ, huống chi là học hành.
Các ông lo lắng tỏa ra các ngõ ngách đi tìm rất lâu...
May quá, khi đến WC công cộng, thì thấy ông Nguyễn Chơn ngồi trước cửa.
Mừng quá hỏi, sao ngồi đây? Ông Nguyễn Chơn thủng thẳng trả lời: Khi mất hút các ông, lạc giữa phố phường xa lạ, không biết tiếng để hỏi thăm đường, mình nghĩ tìm đến nhà vệ sinh công cộng ngồi đợi có người Việt đến đó để nhờ chỉ đường. Bởi vì, mình nghiệm ra: Người Tây ít đi tiểu. Chỉ có nười Việt ta là hay đái vặt. Thế nào cũng gặp. Và thấy không, các ông cũng phải vào đây để giải quyết nhu cầu.
Mọi người cười vui, khen ông Nguyễn Chơn thông minh xử lý tình huống sáng suốt, chính xác, kịp thời!
Câu chuyện trên có thể giúp cho những người khi đi ra nước ngoài mà không biết ngoại ngữ. Kinh nghiệm chỉ ra rằng: Người cao tuổi, khó học ngoại ngữ. Trong nhiều trường hợp, " nói bằng tay " là chưa đủ diễn tả các nhu cầu. Hic!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét