Menu ngang

Thứ Bảy, 19 tháng 9, 2015

Đặc sản quê nhà :

TIẾNG NGHI LỘC

GS - TS Hoàng Hoa và Nhà thơ Phương Hà đã có những lý giải về tiếng Nghi Lộc thật hay, khá thuyết phục. 
Trong đời quân ngũ, tôi đã từng " bị " Đại tướng Võ Nguyên Giáp trêu mấy lần khi tôi được hầu chuyện Cụ. Đến như Bác Hồ cũng đùa trêu tiếng Nghi Lộc. Sự thể là : Làng Đại Xá quê tôi có ông Lê Văn Nhương là cần vụ Bác Hồ từ đầu kháng chiến chống Pháp cho đến tận ngày Bac từ trần. Ông được Bác Hồ đổi tên là Cần - Lê Văn Cần - đứng đầu số người phục vụ Bác : CẦN, KIỆM, LIÊM, CHÍNH. Nghe nói, Bác Hồ thường nhờ ông khi đo may quần áo. Vì số đo của ông Cần gần khít với số đo của Bác Hồ - chiều cao cũng 1, 67 m. Sinh thời, có lần ông Cần nói rằng, Bác Hồ thích ăn cà pháo Nghi Lộc. Mỗi khi về phép, ông Cần đều mang cà ra làm quà biếu Bác. Có bữa ngồi ăn, Bác Hồ vừa gắp quả cà vừa hỏi: " Này chú Cần, đây là cà có cuống hay cà có đuôi? ". Ông Cần vui vẻ thưa lại bằng nguyên bản tiếng Nghi Lộc: " Da, đây la ca có cuông a !". Hai Bác cháu cùng cười vui.
Tướng Hoàng Đan nổi tiếng về tài năng, chiến công và thêm nữa ... nổi tiếng bằng tiếng Nghi Lộc. Trong tất cả những câu chuyện kể về Tướng Hoàng Đan, theo tôi, sẽ hay hơn nhiều nếu người kể dùng tiếng Nghi Lộc - Một đăc sản không dễ gì có được! Mấy chục năm trước, khi tôi chiến đấu ở chiến trường, đã nghe mấy anh cán bộ cấp Trung đoàn, Sư đoàn nói rằng: Khi các ông ấy học ở Trường Trung cao Quân sự ( Nay là Học viện Quốc phòng), thì ông Hoàng Đan là giáo viên chiến thuật rồi làm Trưởng ban Khoa học quân sự của Trường. Khi trên bục giảng về chiến thuật, chiến dịch của quân đội Mỹ, ông Đan nói: " Cac đông chi a! Thăng Mậy ở miên Nam tô chưc phong ngư không thanh tuyên, ma là phong ngư theo cư điêm và cum cư điêm ". Nhiều người nghe không hiểu gì, phải nhờ mấy ông học viên là người Nghi Lộc phiên dịch sang tiếng phổ thông. 
Sau Giải phóng miền Nam, đang là Phó Tư lệnh Quân đoàn 2, ông Hoàng Đan được bổ nhiệm làm Phó Giám đốc Học viện Quân sự cao cấp ( ông Lê Trọng Tấn, Phó Tổng Tham mưu trưởng kiêm Giám đốc Học viện). 
Ông Quốc Thước kể, năm 1976, lớp học đầu tiên của Học viện mở cho các cán bộ Trung, Cao cấp ở các chiến trường về học. Ông Thước là người cùng quê Nghi Lộc, hồi nhỏ là bạn học ở Trường huyện. Có lần, ông Hoàng Đan nói với ông Quốc Thước : " Nay, Thươc ơi! Vê đây tau mơi thây ngược đơi : Ai lại, thăng nhat đi day thăng gan, thăng dôt đi day thăng gioi, thăng chưa đanh hoăc đanh it dạy cho thăng đanh nhiêu. Ma cha quân nơ. Biêt cây chi ma noi".
Có lần , ông Đặng Vũ Hiệp nói với tôi: Sau 1975, đang là Chính ủy Quân đoàn 3, tớ được triệu tập về học ở Học viện. Mấy hôm đầu, Hoàng Đan lên giảng bài, quát lung tung. Nhiều học viên là cán bộ cấp Trung đoàn, Sư đoàn ngồi dãy phía trước cảm thấy khó chịu, nói với bọn tớ: " Ông Đan cậy thế giỏi, đánh giặc nhiều, coi bọn đàn em không ra gì. Đề nghị hôm sau các thủ trưởng cấp Quân đoàn, Quân khu ngồi lên phía trên để cho ông ấy bớt kiêu đi ". Hôm sau, bọn tớ là loại cùng trang lứa, ngang ngửa chiến tích với Hoàng Đan - thậm chí có người là cấp trên Hoàng Đan nữa - rủ nhau ngồi lên dãy phía trước. Thế là, giờ lên lớp Hoàng Đan nói "mềm" hơn. Các cậu học viên trẻ mừng lắm". 
Ông Hoàng Đan là thế! Chỉ phục người giỏi hơn hoặc bằng mình. 
Nhiều người là học viên hoặc cấp dưới trực tiếp của ông Đan đã khái quát tổng kết là: " Với ông Hoàng Đan, điều kiện để phát huy khả năng sở trường chỉ huy là: Quân đông, Tăng lắm, Pháo nhiều ! Ông không quen đánh nhỏ ". Chẳng thế mà, năm 1984, khi được Bộ giao chỉ huy đánh quân địch ở Bình độ 400 sát biên giới phía Bắc, lúc phổ biến nhiệm vụ cho cấp dưới ông Đan nói: " Tô cha thăng Tau! Chung ta se dung pháo binh băn thât nhiêu, trut vao đo cho lơ ru ra. Xem bon hăn co chiu đươc không?! "
( Còn tiếp )

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét