Đặc sản quê nhà :
TIẾNG NGHI LỘC
( Tiếp )
Người Việt học ngoại ngữ khó - càng có tuổi, càng khó; học rồi quên cứ như leo cột mỡ, lên rồi tụt xuống nhiều lần - Nhưng học nội ngữ Nghi Lộc thì rất dễ. Đơn giản thôi. Tiếng Việt chỉ cần bỏ hết cả 5 dấu ( sắc, hỏi, huyền, ngã, nặng ) là thành tiếng Nghi Lộc. Không tin, bạn thử nói vài câu xem có đúng không?!
Có lập luận giải thích về việc người Nghi Lộc nói không dấu là: Thuở xưa, đã lâu lắm rồi, những ông tổ, bà tổ của các vùng quê nước Việt tập trung tại một nơi để bàn bạc thống nhất ngôn ngữ. Cuối cùng, đến hồi bàn về các dấu là khó nhất. Mọi người đều tập trung cao độ. Riêng ông tổ của Nghi Lộc là một thanh niên thuộc diện typn. Ngồi cạnh mấy bà tổ ở Bắc Bộ rất xinh đẹp, ông tổ Nghi Lộc được dịp tán tỉnh say sưa. Đang lâng lâng dạt dào cảm xúc, ông hỏi mấy người phía trước là cuộc họp đang bàn về cái chi. Khi biết là đang bàn về các dấu, ông tổ Nghi Lộc nói: Thôi ! khỏi cần, rối rắm, phức tạp quá. Quê choa cứ để nguyên thế, không cần dấu chi cả, đơn giản dễ nói !
Khởi thủy ban đầu là thế. Không biết có đúng không?!
Có một thực tế: Người dân tộc và người nước ngoài khi học tiếng Việt đều kêu khó nhất trong tiếng Việt là sử dụng các dấu. Chẳng thế mà, người dân tộc và người nước ngoài khi nói tiếng Việt gần giống tiếng Nghi Lộc. Hic
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét