Menu ngang

Chủ Nhật, 30 tháng 3, 2014

Quyền lực, tiền bạc, hạnh phúc:

 Tại sao không có cả ba?



Thế hệ chúng ta đã thay đổi rất nhiều. Việc nhận thức về những thứ mà mình mong muốn đạt được đang làm lu mờ mục đích cuối cùng. Một số người tìm kiếm quyền lực, một số chạy theo đồng tiền bằng mọi giá, và quan trọng hơn, nhiều người đã quên ý nghĩa thực sự của hạnh phúc, đó là tình yêu.

mục đích sống, hạnh phúc, quyền lực, tiền bạc, cuộc sống
Mục đích cuối cùng của cuộc đời bạn là gì? Bạn muốn trở thành Tổng thống Hoa Kỳ, trở thành người quyền lực nhất hành tinh này? Hay mục đích sống của bạn là là thành viên các câu lạc bộ tỷ phú, nằm trong nhóm thượng lưu giàu có nhất thế giới? Chẳng có gì là sai với những nguyện vọng mà bạn chọn theo đuổi.

Thứ Hai, 24 tháng 3, 2014

Chuyện về người phụ nữ đầu tiên 

bị bắn oan trong Cải cách ruộng đất


                                                                   Nguồn : Xuân Ba / Quê choa

Tôi ngập ngừng ngừng gõ lên cánh cửa một ngôi nhà ở đường Láng.
Ngập ngừng như động thái của người có lỗi. Lỗi vì mình đã quá muộn? Lỗi vì sự lừng khừng chần chừ, dùng dắng?
Thực ra nhiều năm trước,  có lần tôi đã tìm đến ngôi nhà 117 Hàng Bạc. Nhưng người chủ ngôi nhà cho biết người tôi cần tìm không có ở đây. Và không biết đã chuyển đi chỗ nào?
Những ngài ngại lẫn sờ sợ. Nỗi sợ vô cớ và bầy đàn ấy đã khiến dài mãi thêm những lừng khừng cùng dùng dắng...
Người tôi cần tìm là ông Nguyễn Hanh.
Ông là thành viên trong cụm danh từ Cát Hanh Long. Cụm từ ấy từng ám vào tâm trí không ít người của một thời một thuở?

Thứ Bảy, 22 tháng 3, 2014

Cuộc Đối Đáp Bất Hủ  

giữa Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường


Nguồn: Dương Lêh / Newvwietart.com


    Tại cuộc họp của CLB Sách xưa và nay vài vị thành viên có đề cập đến cuộc đối đáp tuyệt vời giữa hai ông Ngô Thì Nhậm và Đặng Trần Thường, tôi muốn nhân cơ hội này sưu tập một số sử liệu để làm thành
một tài liệu gọn nhẹ cho Bản Tin của Câu Lạc Bộ.

Thứ Tư, 19 tháng 3, 2014

Văn hoá - Thể thao 
Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu .
Tình người trên từng trang viết

( Báo Công an nhân dân, số ra ngày 22/12/2013)
                                                                                                                                         Thiếu Tướng Hồ Sỹ Hậu

Một buổi chiều, tôi nhận được cuốn sách Những kỷ niệm đời tôi do Nguyễn Mạnh Đẩu gửi tặng. Tôi vui, pha chút tự hào về ông bạn mình, một Trung tướng từ khi cận hưu đến giờ, mới qua mấy năm mà đã ra ba đầu sách. Đầu tiên là tập thơ Một chữ tình, tập hợp nhiều bài thơ của ông - thơ về tình người, tình đời và cả tình yêu của một người giàu trải nghiệm, cảm xúc.
Mới hay chỉ một chữ tình      
Mà ta đổi nửa đời mình, em ơi !
Tiếp đó là cuốn hồi ký Những nẻo đường thời gian. Hồi ký về một chàng trai từ khi khai tăng tuổi để được đi bộ đội, qua bao trận mạc, vào sinh ra tử, rồi trở thành một vị tướng. Các tướng lĩnh viết hồi ký cũng nhiều, nhưng trực tiếp cầm bút để rưng rưng với từng ký ức cuộc đời từ đầu đến cuối cuốn sách như Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu thì thực sự hiếm.

Thứ Hai, 17 tháng 3, 2014

CHÂN DUNG 100 NHÀ VĂN

Xuân Sách
Chân dung biếm họa 100 nhà văn Việt Nam hiện đại”
Nhà xuất bản Văn học  in năm 1992
Bìa sách in lần đầu năm 1992, không phát hành rộng rãi.
Bìa sách in lần đầu năm 1992, không phát hành rộng rãi.
 Tâm sự tác giả
Những bài thơ chân dung các nhà văn của tôi ra đời trong trường hợp rất tình cờ. Hồi ấy bước vào thập kỉ 60, tôi đang độ tuổi ba mươi, từ đơn vị được chuyển về Tạp chí Văn nghệ quân đội ở ngôi nhà số 4 Lý Nam Đế, Hà Nội. Ngoài công việc của tòa soạn, thời gian chúng tôi dành nhiều cho học tập chính trị. Những vấn đề thời sự trong nước, thế giới, những đường lối chỉ thị nghị quyết, những vấn đề tư tưởng lâu dài và trước mắt… đều phải học tập nghiêm túc, có bài bản. Học một ngày, hai ngày, có khi cả tuần cả tháng. Lên lớp, thảo luận, kiểm điểm, làm sao sau mỗi đợt học, nhận thức và tư tưởng từng người phải được nâng cao lên một bước. Những buổi lên lớp tập trung tại hội trường gồm hàng ngàn sĩ quan, anh em văn nghệ. Các nhà văn, các họa sĩ, nhạc sĩ…thường ngồi tập trung với nhau ở những hàng ghế cuối hội trường thành một “xóm” văn nghệ. Để chống lại sự mệt mỏi phải nghe giảng về “hai phe, bốn mâu thuẫn”, về “ba dòng thác cách mạng”, về “kiên trì, tăng cường, nỗ lực, quyết tâm…” mấy anh văn nghệ vốn quen thói tự do thường rì rầm với nhau những câu chuyện tào lao, hoặc che kín cho nhau để hút một hơi thuốc lá trộm, nuốt vội khói nhiều khi ho sặc sụa. Nhưng rồi những chuyện đó cũng bị phát hiện, bị nhắc nhở phê bình. Vậy phải thay đổi, chuyển sang “bút đàm”.

Chủ Nhật, 16 tháng 3, 2014

ÔNG BƯỜNG

                                                                                 Truyện ngắn         

Người ta bảo “Làm quan phải có số”. Đấy là người ta nói, chứ đã có ai nhìn được hình hài vuông tròn của nó đâu mà khẳng định có hay không? Nhưng đối với dân làng Nhất Địa lại không phải thế. Họ bảo: “Nếu không có số thì làm gì có chuyện cu Nhiêu Bường ngày xưa, nổi tiếng ham chơi, học dốt nhất làng, nhưng bây giờ lại là quan to trên tỉnh”. Đấy là chưa tính đến chữ “Nhiêu”, tên chỉ dành riêng cho lớp người bình dân của xã hội thời ấy. 

Một mặt trái trong tính cách người Việt

Mặt trái của vấn đề là chính sự linh hoạt đó khiến người Việt có thể dễ dàng đánh mất bản thân, không định vị được giá trị của mình.
Tuần Việt Nam tiếp tục cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Phương Mai về các xung đột văn hóa.
Người Việt cầu an
Sự hòa trộn tôn giáo có ảnh hưởng gì đến văn hóa của người Việt?
Với một nền văn hóa và tôn giáo nhiều du nhập, người Việt dễ thích nghi ở mọi hoàn cảnh. Đó là điểm mạnh. Mặt trái của vấn đề là chính sự linh hoạt đó khiến người Việt có thể dễ dàng đánh mất bản thân, không định vị được giá trị của mình, nhất là trong bối cảnh bị một nền văn minh lớn như Trung Hoa áp sát biên giới và một nền kinh tế mãi không cất cánh.

Thứ Bảy, 15 tháng 3, 2014

Tiến cử và sử dụng hiền tài
                                                                                                                                                                    Tiến Hải

Quốc gia nào, thời buổi nào cũng có người hiền tài. Vấn đề quan trọng là ở chỗ có phát hiện ra họ, có dám dùng, biết dùng và biết cách bảo vệ họ hay không (bởi vì người hiền tài rất dễ bị ghen tỵ, hãm hại). Vì thế các bậc thánh hiền đã dạy: Không biết người hiền tài là thảm họa thứ nhất. Biết mà không dùng là thảm họa thứ hai. Dùng mà không tin là thảm họa thứ ba. Tin, dùng nhưng không bảo vệ được hiền tài là thảm họa thứ tư.

Thứ Tư, 12 tháng 3, 2014

Huyền tích Phó tướng Nguyễn Đình Đắc                                             (1755 - 1811)


                                                                NGUYỄN MẠNH ĐẨU

Thái bảo Thượng tướng quân Thượng trụ quốc Nguyễn Đình Đắc là người có công lớn góp phần lập đế Nguyễn Ánh - Gia Long. Xưa nay chuyện về ông còn như một huyền tích.
   
Đền thờ Nguyễn Xí (ở xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An), ông Tổ của Thái bảo Thượng tướng quân Nguyễn Đình Đắc.

* Lập chí phò nhà Lê gây dựng cơ đồ

Sinh ra ở vùng quê trong một gia đình nghèo, cậu bé Nguyễn Đình Đắc vốn thông minh nhanh nhẹn đã quyết chí lập thân. Mang tư tưởng phò Lê, ông cùng Nguyễn Hữu Chỉnh quyết chí phục dựng sự nghiệp cho nhà Lê.


                    Tướng quân Nguyễn Xí  trên bành voi xung trận

Tuổi nhỏ nuôi chí lớn

Phó tướng Nguyễn Đình Đắc sinh năm Ất Hợi, niên hiệu Cảnh Hưng thứ 16, đời vua Lê Hiển Tông, con ông Nguyễn Công Thúc và bà Nguyễn Thị Diên người làng Thượng Xá - nay là xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.

Thứ Ba, 11 tháng 3, 2014

CHUYỆN HOÀNG GIÁP 

NGUYỄN KHẮC NIÊM 

VỀ THĂM LÀNG QUỲNH ĐÔI

  PHAN HỮU THỊNH / Tạp chí Văn hóa nghệ an

Hoàng giáp Nguyễn Khắc NiêmHoàng giáp Nguyễn Khắc Niêm
Ông Nguyễn Khắc Niêm sinh năm Kỷ Sửu (1889), quê làng Gôi Vị, nay là xã Sơn Hoà, huyện Huơng Sơn, tỉnh Hà Tĩnh. Thưở thiếu thời ông học với cụ Hoàng Huy Sán (1861- 1945) quê ở làng Quỳnh Đôi.
Nổi tiếng thần đồng hiếu học, năm 1906 lúc mới 18 tuổi ông đã thi Hương, đỗ cử nhân ở trường Nghệ. Một năm sau, lúc 19 tuổi thi Hội ở Huế, ông đỗ Đệ nhị giáp Tiến sĩ xuất thân (Hoàng Giáp). Trong bữa tiệc yến, vua Thành Thái hỏi các vị Tiến sĩ tân khoa về kế sách để phục hưng đất nước, ông đệ trình một bản tấu ngắn gọn mà súc tích sau đây:
      - Tôn tộc đại quy (tôn trọng họ hàng tất hoà hợp lớn)
               - Tôn lộc đại nguy (ham bổng lộc tất nguy hại to)
               - Tôn tài đại thịnh (tôn trọng tài năng tất phồn thịnh nhiều)
               - Tôn nịnh đại suy (Thích nịnh thì suy bại)
Bản kế sách này của ông rất được tán hưởng và truyền bá rỗng rãi một thời (và có lẽ đến nay vẫn còn nhiều giá trị).
Năm 1920, ông được bổ làm đốc học tỉnh Nghệ An. Sau đó ông được điều động vào kinh đô đảm nhận các chức vụ lớn. Đến năm 1941 ông được bổ làm quyền Tổng đốc tỉnh Thanh Hoá (như chủ tịch UBND tỉnh ngày nay). Tháng 2 năm 1942 ông xin nghỉ hưu trước tuổi với hàm Hiệp biện đại học sĩ
Sau cách mạng tháng 8-1945, ông hăng hái tham gia hội đồng nhân dân xã, Ban Văn hoá tỉnh Hà Tĩnh, và Uỷ ban Liên Việt, liên khu 4. Ông mất vào năm 1955 thọ 67 tuổi
Cụ cử nhân Phan Duy Huệ (1879-1950) ở Quỳnh Đôi kể cho biết về thái độ của ông Hoàng Giáp Nguyễn Khắc Niêm đối với làng Quỳnh như sau:
Vào đầu năm Tân Dậu (1921), lúc giữ chức Đốc học Nghệ An, trong dịp kinh lý huyện Quỳnh Lưu ông đã đến làng Quỳnh.  Khi đến “Cống đá dưới” ở đầu làng, ông xuống cáng đi, đi tới trước bia của Hoàng Giáp Quỳnh quận công Hồ Phi Tích rồi vái ba vái. Rồi từ đó ông đi bộ một cây số đến đình làng Quỳnh Đôi. Ông bảo đến làng khoa bảng lừng danh này là phải biết giữ phép tắc, không thể nghênh ngang được. Biết ông là học trò của cụ Hoàng Huy Xán, một ông hương hào đến gần hỏi nhỏ:
- Bẩm quan lớn có cần mời cụ Hoàng ra gặp quan lớn không ạ?
- Sao thầy lại nói ngược ngạo thế. Xong việc quan tôi phải thân hành đến tận nhà thăm hỏi thầy chứ.
Khi quan đốc học vào đến sân đình thì thấy tên Tây đồn Cầu Giát đã đến trước và đã “ghế trên ngồi tót sỗ sàng” rồi. Quan đốc học còn lúng túng chưa biết xử lý ra sao thì bỗng có một anh thanh niên trạc tuổi ngoài 20 đến nắm cánh tay của tên Tây đồn rồi nói bằng tiếng Pháp: Ici, c'est la place de Son Excellence Đốc học. Voilà, c'est votre place.(Đây là chỗ ngồi của quan Đốc học, kia là chỗ ngồi của ông)
Tên Tây đồn ngượng ngùng phải đứng dậy để chào quan Đốc rồi lui xuống ghế dưới để ngồi.
Quan đốc học cũng khá thạo tiếng Pháp, lấy làm ngạc nhiên trước cách cư xử ngang nhiên mà khôn khéo của người làng Quỳnh.
Sau quan hỏi ra mới biết, đó là anh Hồ Thúc Chinh, em ruột cử nhân Hồ Thúc Nhương và anh ruột thông phán Hồ Thúc Triệu.                                                           

Giá như có gói cứu trợ 30.000 tỷ

 cho nông dân mất giá lúa

Mỗi lần lúa mất giá, tôi lại thấy thêm nếp nhăn trên gương mặt ba, thêm sợi bạc trên mái tóc của mẹ.
Hôm rồi gọi điện thoại về quê hỏi thăm ba mẹ, đến chuyện lúa thóc thì nghe tiếng mẹ thở dài: “Lúa năm nay mất giá ngay vào lúc sắp thu hoạch, chắc mất ít nhất hơn chục triệu mùa này, lại một mùa trắng tay”. Nghe đến đây, nỗi buồn dâng lên trong tôi, một nỗi buồn khó tả.

Thứ Hai, 10 tháng 3, 2014

TUỔI NGHỈ HƯU VÀ NIỀM VUI CẦM BÚT


(Trả lời Phóng viên Nguyễn Thịnh, Báo Đời sống & Pháp luật, số tháng 3, đăng ngày 9/3/2014)

Phóng viên: Chào ông! Những ngày tháng nghỉ hưu là quãng thời gian ông cho ra mắt độc giả những tập thơ, cuốn hồi ký và ghi chép hồi ức đến ngót nghìn trang sách. Điều ông mong muốn và gửi gắm đến độc giả là gì?
 N M Đ:  Hơn 60 tuổi đời , sau 45 năm quân ngũ, tôi được nghỉ hưu theo chế độ. Nghỉ hưu nói chung là an hưởng tuổi già, quyền được nghỉ ngơi sau chặng dài nhiều năm công tác.Tùy theo hoàn cảnh cụ thể, khả năng, điều kiện và sở thích mà mỗi người tự chọn cho mình một công việc phù hợp khi nghỉ hưu với chung mục tiêu là vì sức khỏe, sự hữu ích và niềm vui tinh thần. Với tôi, việc đọc sách và được cầm bút để viết về những hồi ức, trải nghiệm của đời mình, được ghi lại những điều mà mình thích, mình quan tâm, suy ngẫm, quả thực là thú vui lớn, thậm chí là niềm đam mê, dẫu không phải là người cầm bút chuyên nghiệp và chẳng phải giỏi giang gì. Từ nhỏ tôi thường được các bậc bề trên bảo ban rằng, ở đời, nên cố gắng đọc sách. Trên từng phương diện, lĩnh vực của đời sống xã hội, mọi thứ đều đã có trong sách cả rồi. Thông qua đọc sách, mọi người được mở mang kiến thức, làm giàu vốn sống của mình. Từ đó, tôi hình thành cho mình thói quen thường xuyên đọc sách. Đọc nhiều thành quen, thành “nghiện” coi đó như cơm ăn, nước uống hàng ngày. Thực ra đối với tôi, dù rằng viết chưa thật hay, cũng chưa được nhiều, nhưng tôi coi việc luôn đọc, luôn nghĩ, luôn viết thực chất như là tập thể dục cho trí não của mình. Đọc, suy ngẫm, chiêm nghiêm và viết. Với lớp tuổi như chúng tôi, đó như là biện pháp làm chậm tốc độ lão hóa của tư duy, trí tuệ, cảm hứng sống.

Chủ Nhật, 9 tháng 3, 2014

TUANVIETNAM ››

Vì sao VN tránh được bi kịch thánh chiến?


Tâm lý 'vái tứ phương' khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị dung hòa lẫn nhau khiến Việt Nam không xảy ra chiến tranh tôn giáo hay thánh chiến.
LTS: Nhà báo Nguyễn Phương Mai, 37 tuổi, có bằng TS về giao tiếp đa văn hóa (Intercultural Communication) tại ĐH. Utrecht, Hà Lan. Chị là chuyên gia đào tạo về kỹ năng mềm, và giảng dạy môn Đàm phán/ Giao tiếp Đa văn Hóa tại ĐH Khoa học ứng dụng Amsterdam, Hà Lan và là nhà báo tự do. Chị đã đặt chân tới hơn 80 quốc gia khác nhau.
Nguyễn Phương Mai là tác giả cuốn "Tôi là một con lừa" xuất bản năm 2013. Ngày 12/3 sắp tới chị sẽ cho ra mắt cuốn tiếp theo, "Con đường Hồi giáo", sau chuyến đi qua 13 nước Trung Đông thời kỳ hậu Mùa Xuân Ả Rập.
Tuần Việt Nam có cuộc trò chuyện với TS Nguyễn Phương Mai về ảnh hưởng của tôn giáo, tín ngưỡng tới sự phát triển xã hội, và quan điểm tự do của phụ nữ.
tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội, Nguyễn Phương Mai
TS Nguyễn Phương Mai. Ảnh: Lê Anh Dũng
'Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài'
Những dịp đầu năm, mùa lễ hội, cũng là dịp để những nhà nghiên cứu, nhà văn hóa.. nhìn nhận vào sự ảnh hưởng và tác động của tôn giáo, tín ngưỡng, thế giới tâm linh vào đời sống con người. Chị có thể chia sẻ những kinh nghiệm của chị. Sự tác động này ở những quốc gia chị từng biết, có khác ở Việt Nam?
Thế giới chia ra ba nhánh tín ngưỡng: 1) đa thần giáo: thờ nhiều thần thánh như thần Mặt Trăng, thần Mặt trời... 2) độc thần giáo: thờ một Thượng Đế toàn năng duy nhất, gồm có đạo Do Thái, Thiên Chúa, đạo Hồi... 3) nhân thánh giáo: thờ người trần như Phật giáo, Khổng giáo, đạo ông bà...
Việt Nam và nhiều quốc gia châu Á có xu hướng nghiêng về nhánh thứ ba: thờ những con người được suy tôn thành thần thánh. Điều đó giải thích việc có đền thờ các danh nhân, anh hùng dân tộc ở Việt Nam.
Suốt mấy ngàn năm dựng nước, người Việt luôn phải chống chọi với đủ các thế lực ngoại xâm khác nhau, là nơi giao hòa của nhiều nhánh cành văn hóa và tôn giáo khác nhau nên tâm thế của họ là "ở bầu thì tròn, ở ống thì dài", luôn có xu hướng biến chuyển để phù hợp. Người Việt du nhập rất nhiều tôn giáo. Trên bàn thờ của người Việt có thể có vừa có chúa Giê-xu, vừa có ảnh tổ tiên ông bà.
Trong miền Nam, người theo tam giáo có thể đến vái đền của đạo Hindu thờ linga, người Chăm Bà ni ngoài thờ Thượng Đế của đạo Hồi còn thờ thần mưa, thần gió. Đạo Cao Đài thuần Việt thờ cả một ông vua bên Thổ Nhĩ Kỳ. Linh vật giáo cũng rất phổ biến ở nước ta với niềm tin vào sự linh thiêng của sông, suối, hòn đá, bụi cây (thần cây đa, ma cây gạo, cú cáo cây đề). Sự biến đổi mình để phù hợp với hoàn cảnh để tồn tại thấm vào và thể hiện ra ngay ở tôn giáo. Chính vì sự hòa trộn tôn giáo này mà chúng ta có tâm lý vái tứ phương,
Từ góc độ tích cực, sự phong phú đó khiến người Việt bao dung hơn, thân thiện, dễ dàng tiếp nhận sự khác biệt hơn. Các giá trị được lặn vào, dung hòa lẫn nhau; không loại trừ và mâu thuẫn. Chính điều đó khiến Việt Nam không xảy ra những cuộc chiến tranh tôn giáo lớn, không xảy ra bi kịch thánh chiến như ở các nước Trung Đông, châu Âu.
tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội, Nguyễn Phương Mai
Tâm lý dễ chấp nhận văn hóa, tôn giáo khác khiến ngày lễ Noel cũng thành một ngày vui ở Việt Nam. Ảnh: Lê Anh Dũng
Khi thần thánh 'mua' được, giá trị tâm linh biến đổi
Những sự lộn xộn nơi đền chùa, lễ hội, buôn thần bán thánh... khiến người ta đang đặt những câu hỏi về giá trị của thế giới tâm linh. Điều này nên lý giải thế nào?
Nên bắt đầu từ câu hỏi: Tại sao có tôn giáo và taị sao tôn giáo vẫn còn tồn tại?
Thứ nhất, tôn giáo được hình thành từ khao khát có thể tìm ra câu trả lời cho muôn vàn dấu hỏi: Tại sao chúng ta ở đây? Chúng ta sinh ra từ đâu? Tại sao có sông núi biển trời?..vv. Bằng cách đó, tôn giáo hình thành với tư cách một khoa học.
Thứ hai, tôn giáo tồn tại để thỏa mãn hoài bão về sự bất tử, toàn năng, thống trị vũ trụ của loài người. Khát khao đó được phản chiếu thành hình ảnh thánh thần và Thượng Đế, bất sinh bất diệt, nhìn rõ tứ phương vũ trụ.
Thứ ba, tôn giáo có chức năng duy trì đạo đức xã hội. Niềm tin vào luật nhân quả, vào thiên đường và địa ngục sẽ góp phần vào việc hối thúc con người sống thiện hơn. Khi xã hội ổn định, người dân sống ngay thẳng, thiện tâm, thế giới tâm linh cũng vậy.
tôn giáo, tín ngưỡng, văn hóa, xã hội, Nguyễn Phương Mai
Bìa cuốn sách Con đường Hồi giáo
Nhưng khi niềm tin mất đi, đạo đức khủng hoảng, kinh tế khủng hoảng, người dân sẽ chỉ còn niềm tin và bấu víu vào thế giới tâm linh. Đáng buồn thay, đây không những là sự bấu víu mà còn là sự bóp méo thế giới tâm linh. Những kẻ suy kiệt niềm tin này không những tìm sự chở che ở thế giới thần thánh mà thậm chí còn cho rằng thần thánh có thể đút lót, tham nhũng bằng tiền.
Đó là sự bắt đầu của những hành động báng bổ thần thánh, bởi thần thánh lúc đó đã "mua" được.  Chẳng hạn như những quan tham đi chùa cầu xin thần thánh ban phước cho những phi vụ làm ăn vô đạo.
Khi người ta tin rằng tôn giáo không còn chức năng trấn giữ đạo đức xã hội, thậm chí tôn giáo có thể "phản bội" các giá trị đạo đức, giúp đỡ kẻ ác kẻ tham, thì hẳn nhiên con người trở nên hoang mang, xã hội sẽ bấn loạn. Thần thánh trở thành âm binh, xấu tốt không còn phân biệt. Chung quy gốc rễ của vấn đề là sự khủng hoảng niềm tin.
Điều này có xảy ra ở những quốc gia khác, vùng tôn giáo khác?
Khi niềm tin bị mất đi là khi tôn giáo trở nên đắt hàng nhất. Đó không phải là quy luật nhưng xảy ra khá phổ biến ở một số quốc gia đang phát triển trên thế giới. Khi tôn giáo lên ngôi đó cũng là khi quyền lực lên ngôi. Mà quyền lực thì đương nhiên là có khả năng làm băng hoại con người.
Quyền lực tối thượng sẽ dẫn đến khả năng phá hủy tối đa.
(Còn nữa)
Hoàng Hường(Thực hiện)

Thứ Bảy, 8 tháng 3, 2014

Ai là khai quốc công thần nhà Lê?

  Không chỉ là một võ tướng, Nguyễn Xí còn là một nhà chính trị lỗi lạc, là một trong các khai quốc công thần của nhà Lê.


Tuổi nhỏ phi thường

Nguyễn Xí sinh năm Đinh Sửu (1397) là con của ông Nguyễn Hội và bà Vũ Thị Hạnh. Ông nội của Nguyễn Xí là Nguyễn Hợp vốn quê ở làng Cương Gián (nay là xã Xuân Song, huyện Nghi Xuân, Hà Tĩnh) ở phía Nam sông Lam dưới chân núi Hồng Lĩnh, làm nghề ruộng và làm muối. Sau đó Nguyễn Hợp đã dời ra ở làng Thượng Xá (nay thuộc xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc) khai khẩn ruộng hoang và tiếp tục nghề làm muối. Từ nhỏ Nguyễn Xí cùng với anh cả là Nguyễn Biện theo cha đem muối ra vùng thượng du Thanh Hoá bán và nghe tiếng tăm của Lê Lợi ở đất Lam Sơn.
Năm 1405, Nguyễn Xí mới 9 tuổi thì mồ côi cha và sau đó không lâu mẹ cũng qua đời. Hai anh em Nguyễn Biện và Nguyễn Xí tìm ra Lam Sơn xin làm gia thần của Lê Lợi. Lê Lợi thu nạp hai anh em Nguyễn Biện và Nguyễn Xí, nuôi dưỡng như người trong nhà. Lê Lợi giao cho Nguyễn Xí nuôi dạy đàn chó săn gần 100 con. Nguyễn Xí đã dùng tiếng chuông, tiếng mõ làm hiệu lệnh để điều khiển bầy chó khi cho ăn, khi nằm, khi tiến khi lùi. Dần dà đàn chó nghe tiếng chuông, tiếng mõ đều răm rắp làm theo hiệu lệnh của chủ. 
Nhìn thấy đàn chó vâng lệnh chủ, Lê Lợi rất mừng, khen ngợi Nguyễn Xí và nói: "Loài vật vô tri còn nuôi dạy được như thế, huống hồ là việc luyện tập và cai quản quân sĩ. Ngày nay có việc làm phi thường thì ắt mai sau sẽ có hành động phi thường".


Gia thần thân tín

Năm Bính Thân (1416), Lê Lợi cùng 18 người bạn chiến đấu đã làm lễ thề tại Lũng Nhai, nguyện dốc sức đồng lòng, sống chết có nhau, đuổi giặc cứu nước. Từ đó một bộ chỉ huy khởi nghĩa đã hình thành và một cuộc chiến tranh yêu nước đang được xây dựng lên. Đầu năm Mậu Tuất (1418), ngọn cờ khởi nghĩa của Bình Định vương Lê Lợi đã bắt đầu giương lên ở núi rừng Lam Sơn. Nguyễn Xí với tư cách là gia thần thân tín của Lê Lợi, đã tham gia vào công cuộc chuẩn bị khởi nghĩa và được chủ soái Lê Lợi giao cho chỉ huy một đội quân thiết đột là lực lượng xung kích nòng cốt của nghĩa quân. 
Từ năm 1418 đến năm 1424, nghĩa quân Lam Sơn hoạt động ở vùng núi rừng Thanh Hoá trong một hoàn cảnh vô cùng khó khăn gian khổ. "Quân lính chỉ độ vài ngàn, khí giới thật là tay không, cơm không đủ ngày hai bữa, áo không phân biệt đông hè". Trong hoàn cảnh gian khổ đó, Nguyễn Xí luôn có mặt bên cạnh Lê Lợi và thường được giao nhiệm vụ bảo vệ chủ soái và bộ chỉ huy. 
Ngày 14 tháng 4 năm Mậu Tuất (21/5/1418), quân Minh được tên phản bội là Lê Ái dẫn đường mở một cuộc vây quét lớn vào căn cứ địa Lam Sơn. Quân giặc lùng bắt thân nhân của Lê Lợi (trong đó có người con gái 9 tuổi), vợ con của nghĩa quân hòng uy hiếp tinh thần chiến đấu của nhân dân ta. Nguyễn Xí cùng các tướng Đinh Lễ, Phạm Vấn, Đỗ Bí, Trương Lôi... đã chỉ huy nghĩa quân chống trả quyết liệt bảo vệ Lê Lợi và bộ chỉ huy rút lên núi Chí Linh an toàn.
Cuối năm Canh Tý (1420), tổng binh Lý Bân và đô đốc Phương Chính đem 10 vạn quân tiến công căn cứ Mường Thôi. Được tên đồng tri Quỳ Châu là Cầm Lãn dẫn đường cho quân giặc. Lê Lợi  phái Nguyễn Xí và các tướng Lý Triệu, Phạm Vấn, Nguyễn Đình Lý đem quân ra mai phục sẵn ở Bồ Mộng. Quân giặc lọt vào trận địa mai phục của Nguyễn Xí bị giết hơn nghìn tên. Trận Bồ Mộng đã giáng một đòn phủ đầu bất ngờ vào quân giặc, tạo điều kiện cho nghĩa quân sau đó thừa thắng xông lên đập tan một cuộc tiến công lớn của quân Minh.

“Hổ tinh” và cái chết oan của cha danh tướng Nguyễn Xí

Dân làng và vợ con ông Hội vào đưa xác ông về chôn thì con hổ nhe răng và gầm gừ nhất quyết không cho mang xác chủ đi…
Nguyễn Xí là đại danh tướng của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn. Nhưng ở đây, chúng tôi xin ghi lại câu chuyện dân gian về cha ông - Nguyễn Hội.


Ông cũng là người đã cùng các tướng lĩnh phò tá, đưa Lê Tư Thành lên ngôi Hoàng đế (Lê Thánh Tông) mở ra một giai đoạn phát triển cực thịnh của nhà nước phong kiến Việt Nam dưới triều Lê.
Chuyện kể rằng: Ông nội của Nguyễn Xí tên là Nguyễn Hợp, làm nghề nấu muối tại làng Cương Giản, huyện Nghi Xuân (Hà Tĩnh).  Vợ chồng ông có 2 người con: Con trai cả là Nguyễn Khai và con trai thứ là Nguyễn Hội. Vào khoảng thế kỷ 14, để anh con trai cả ở lại quê cha đất tổ, cụ Hợp đưa vợ chồng con trai thứ là Nguyễn Hội (vợ là Vũ Thị Hạch) đến làng Hải Tân, xã Thượng Xá (nay là xã Nghi Hợp, Nghi Lộc, Nghệ An) mở thêm 1 lò nấu muối để mở mang nghề nghiệp.
Tại vùng quê mới, vợ chồng ông Nguyễn Hội - Vũ Thị Hạch cũng sinh hạ được 2 người con trai là Nguyễn Biện (1394) và Nguyễn Xí (1397). Tương truyền, thủa đó nghề nấu muối của vợ chồng ông rất phát đạt. Muối của ông Hội bán khắp mọi nơi, lên đến vùng thượng du của tỉnh Thanh Hóa. Nhờ hàng ngày mang sản phẩm của mình đi bán khắp nơi nên ông Nguyễn Hội đã kết tình thân giao với cụ Lê Khoáng (cụ thân sinh ra vua Lê Thái Tổ) ở Lam Sơn, huyện Lương Sơn (nay là xã Xuân Lam, huyện Thọ Xuân, Thanh Hóa)…một hào trưởng của địa phương, có tới hàng nghìn nông nô.

Theo truyền thuyết còn lưu giữ tại địa phương, thì làng Thượng Xá hồi cuối thế kỷ 14 còn là một vùng đất rất hoang vu, ruộng đất canh tác còn rất ít ỏi, dân cư thưa thớt. Ông Nguyễn Hội vừa làm nghề nấu muối vừa canh giữ chùa Kim Tự, còn gọi là chùa Vàng (một ngôi chùa cổ tại làng Thượng Xá). Thường ngày, tầm canh tư, ông Nguyễn Hội thức dậy đi vào chùa điểm chuông chùa. Tiếng chuông chùa Kim Tự, trở thành tiếng chuông báo thức cho bàn dân trong vùng tỉnh giấc chuẩn bị cho một ngày làm việc mới.

Một đêm nọ, ông Hội nằm mộng thấy một người phụ nữ quỳ gối trước mặt mình và cầu xin rằng: "Sáng ngày mai, xin ngài gia ân, đừng điểm chuông chùa! Nếu ngài vẫn điểm chuông thì mẹ con nhà thiếp sẽ bị họ giết oan!". Ông Nguyễn Hội sực tỉnh thì hóa ra đó là một giấc chiêm bao. Thế nhưng giấc mộng kỳ lạ ấy đã làm ông thao thức mãi không ngủ được. Mờ sáng hôm đó ông quyết định không vào chùa điểm chuông thì ông gặp ngay sự cố: Mới mở mắt ông hàng thịt ở cạnh nhà chạy sang trách: "Ông làm tôi lỡ việc rồi! Sáng nay, không nghe tiếng chuông chùa nên tôi không dậy làm thịt lợn để đưa ra chợ bán được. Khốn khổ là con lợn tôi mua về thả trong chuồng chiều qua, sáng nay bỗng sinh ra một đàn lợn con. Không tin ông sang mà xem!".

Ông Nguyễn Hội lật đật sang nhà anh hàng thịt thì quả đúng con lợn nái trong chuồng đã sinh ra một đàn lợn con thật. Hai người bỗng phát hiện ra một chú lợn con trông lạ hoắc: Vừa giống lợn, vừa giống hổ. Ông hàng thịt phát hoảng liền nói với vợ đem giết nó đi. Ông Nguyễn Hội đã một mực xin tha mạng cho nó và bảo ông hàng thịt nuôi nó thêm một thời gian rồi để cho ông mang nó về nhà nuôi. Sau khi con vật rời mẹ, về nhà ông Nguyễn Hội, được chăm sóc chu đáo nên nó lớn nhanh như thổi. Chỉ một thời gian sau nó trở thành một con hổ thực sự vạm vỡ.

Hàng ngày ông Hội dắt nó bên mình và dạy cho hổ cách canh đó (dụng cụ đánh bắt tôm, cá) và canh lò nấu muối mỗi khi ông đi vắng. Vào ngày 23 tháng 3 năm Ất Dậu (1405), trong một lần ông được bạn mời sang dự đám tiệc ở làng bên. Trước khi ra đi, ông Hội dắt hổ ra đập Hạng, nơi ông đang đặt đó đơm tôm cá, rồi vỗ vào lưng hổ và âu yếm dặn: "Con ở nhà canh đó và lò muối cẩn thận cho ta nhé!". Bữa tiệc hôm ấy kéo dài đến tận khuya mới tàn, khi trở về làng trong tình trạng rượu đã ngà ngà say, ông nảy ra ý định ra đập Hạng thử kiểm tra xem chú hổ mà ông yêu quý có vâng lời mình hay không.
Đêm đó trời tối, trời vần vũ chuyển mưa, khi ông đang lầm lũi vào nơi đặt đó thì con hổ đang canh chừng ở đó phát hiện ra. Tưởng có kẻ gian đang ăn trộm cá của chủ mình, hổ liền lao thẳng vào vồ khiến ông Hội chết ngay tại chỗ. Sau khi vồ chết người, con hổ mới nhận ra đó là ông chủ của mình. Nó liền vác cụ lên lưng cõng vào khu Đồng Lầm, thuộc làng Mượu Nậy (nay là xóm 3, xã Nghi Hợp) rồi bới đất để an táng cho chủ.

Sáng hôm sau, không thấy ông Hội trở về, cũng chẳng thấy con hổ đâu. Bà Hạch cùng gia nhân và bà con làng xóm bủa đi tìm thì tìm thấy xác cụ đã được hổ chôn lấp một các sơ sài ngay tại Đồng Lầm. Con hổ nằm canh giữ bên cạnh mộ. Dân làng và vợ con ông Hội vào đưa xác ông về chôn thì con hổ nhe răng và gầm gừ nhất quyết không cho mang xác chủ đi…Gia đình tìm cách đưa thi hài cụ đến nơi khác an táng, nhưng ban đêm hổ lại mang xác cụ về vùi lấp ở chỗ cũ. Thế là gia đình đành phải để nguyên ông lại đó. Điều kỳ lạ là nơi ông Hội được hổ vùi, đất cứ nổi dần lên thành một nấm mộ lớn. Sau khi ông Hội chết được 100 ngày thì con hổ bỏ đi vào núi Riềng, thuộc xã Nghi Thiết ngày nay.

Thương chồng, buồn phiền, bà Võ Thị Hạch lâm bệnh nặng rồi đột ngột qua đời sau đó 45 ngày để lại 2 người con trai côi cút: Nguyễn Biện lúc đó mới 11 tuổi, Nguyễn Xí mới 8 tuổi. Ông Nguyễn Hợp tuổi đã già, thương con, đưa 2 cháu nội là Nguyễn Biện và Nguyễn Xí ra trại Lam Sơn nhờ Hào trưởng Lê Khoáng cưu mang rồi quay trở về quê cũ…

Nguyễn Xí:  Sống oanh liệt, chết được vua thương tiếc
Nguyễn Xí có mặt trong đội ngũ nghĩa quân Lam Sơn tiến vào giải phóng Nghệ An. 

26 tuổi lập công lớn

Ngày 24 tháng chạp năm Nhâm Dần (6/1/1423), quân Minh do Mã Kỳ chỉ huy từ hai phía đánh vào Quan Du (Quan Hoá, Thanh Hoá) nghĩa quân của Lê Lợi phải rút ra Sách Khôi (Nho Quan, Ninh Bình). Một tuần sau quân giặc lại huy động một lực lượng lớn, từ thành Đông Quan đến bao vây nghĩa quân ở Sách Khôi. 
Lê Lợi nhận định: "Giặc bốn mặt bủa vây - đây là nơi mà binh pháp gọi là đất chết (tử địa), đánh nhanh thì sống, không đánh nhanh thì chết". Lê Lợi động viên quân sĩ liều chết phá vây, tìm cách thoát khỏi đất chết. Dưới sự chỉ huy của Nguyễn Xí và các tướng Phạm Vấn, Lê Triệu, Lê Hào, Lê Lĩnh, Trương Lôi, Trịnh Khả, Lê Trí, nghĩa quân đã đánh một trận hết sức ngoan cường, đẩy lùi cuộc vây quét của giặc Minh. Nghĩa quân đã giết chết tả tham tướng Phùng Quý và hơn nghìn tên địch, bắt hơn 100 con ngựa. Trận Sách Khôi là một trận đánh oanh liệt của nghĩa quân Lam Sơn, Nguyễn Xí là người có công lớn trong trận đánh này và lúc đó ông mới 26 tuổi.
Trong những năm hoạt động trên quê hương xứ Nghệ, trận đánh lớn mà Nguyễn Xí tham gia là trận Khả Lưu - Bồ Ải đầu năm 1425. Trong trận đánh này, nghĩa quân đã tiêu diệt một bộ phận quan trọng trong sinh lực địch, giết chết tướng tiên phong là đô ty Hoàng Thành, bắt sống đô ty Chu Kiệt và trên 1.000 tù binh. Sau trận thắng ấy, nghĩa quân bắt đầu vây hãm thành Nghệ An và cùng với nhân dân nhanh chóng giải phóng các châu huyện, biến phủ Nghệ An thành đất đứng chân của cuộc khởi nghĩa.
Từ căn cứ địa Nghệ An, nghĩa quân tiến ra giải phóng Diễn Châu, Thanh Hoá, tiến vào giải phóng phủ Tân Bình, Thuận Hoá, làm chủ một vùng rộng lớn từ đèo Tam Điệp đến đèo Hải Vân. Đến cuối năm 1425, cuộc khởi nghĩa Lam Sơn đã phát triển thành một cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc sâu rộng. Tháng 9 năm Bính Ngọ (1426), nghĩa quân Lam Sơn bắt đầu mở cuộc tấn công ra các lộ phía Bắc, đưa cuộc chiến tranh giải phóng lên quy mô toàn quốc và giành thắng lợi quyết định.
Sống oanh liệt, chết được vua thương tiếc

Giai đoạn này có 3 chiến dịch lớn mang ý nghĩa chiến dịch trọng yếu đưa đến thắng lợi vẻ vang của cuộc chiến tranh yêu nước. Đó là các chiến dịch Tốt Động - Chúc Động đầu tháng 11/1426, chiến dịch vây hãm và dụ hàng thành Đông Quan từ 22/11/1426 - 10/12/1427. Trong ba chiến dịch lớn đó, Nguyễn Xí đều có mặt và đã góp phần tạo nên thắng lợi chung của quân dân ta. Có thể nói đây là giai đoạn thành công và cống hiến nhiều nhất của Nguyễn Xí, là đỉnh cao trong sự nghiệp chống quân Minh xâm lược.
Kể từ ngày tham gia nghĩa quân Lam Sơn (1418) đến năm 1427 tham gia trận Xương Giang, Nguyễn Xí đã có 10 năm tuổi trẻ hào hùng với nhiều chiến tích huy hoàng.
Sau thắng lợi của cuộc khởi nghĩa Lam Sơn, triều Lê được chính thức thành lập năm 1428. Trong vương triều mới, Nguyễn Xí là một khai quốc công thần, đã từng giữ nhiều chức vụ trọng yếu. Ông đã phục vụ triều Lê trải qua 4 đời vua: Thái Tổ (1428 - 1433), Thái Tông (1433 - 1442), Nhân Tông (1442 - 1459) và Thánh Tông (1460 - 1497).
Năm 1464, Nguyễn Xí ốm nặng, Lê Thánh Tông sai sứ mang một đạo dụ đến nhà riêng thăm hỏi và biếu 1.000 quan tiền để thuốc thang. Trong đạo dụ có đoạn: "Công của khanh, trẫm chưa báo đền mà bệnh của khanh sao đã trầm trọng. Nghĩ đến nước, cơm cháo khanh phải cố ăn. Lo cho trẫm, thuốc thang khanh phải cố chữa".
Ngày 30 tháng 10 năm Ất Dậu (18/11/1465), Nguyễn Xí mất hưởng thọ 69 tuổi. Lê Thánh Tông rất thương tiếc cho đưa linh cữu về quê an táng, truy tặng hàm Thái sư Cương quốc công và sai lập đền thờ tại Thượng Xá. Đền thờ Nguyễn Xí được xây dựng từ năm Quang Thuận thứ 8 đời Lê (1467). Qua bao thăng trầm của thời gian và đạn bom của Pháp và Mỹ, đền thờ ngài vẫn uy nghi tồn tại và là di tích lịch sử của quốc gia, cách Cửa Lò khoảng hơn 2km.


Nguồn: Nông nghiệp Việt Nam / Trịnh Dương