Menu ngang

Thứ Ba, 26 tháng 11, 2013

Nguy cơ hình thành tầng lớp

 “người lớn chưa trưởng thành”

Cho rằng thanh niên Việt Nam bắt đầu tự lực và lập nghiệp muộn so với thanh niên thế giới, ông Đàm Quang Minh, Giám đốc FPT Polytechnic Việt Nam ủng hộ chủ trương “đẩy mạnh phân luồng sau trung học cơ sở”.
•Thanh niên nên rút ngắn thời gian lập nghiệp
Do đâu mà ông cho rằng thanh niên Việt Nam bắt đầu tự lực và lập nghiệp muộn so với thanh niên thế giới?
-Theo hệ thống giáo dục đào tạo Việt Nam hiện nay, đa phần học hết bậc phổ thông ở độ tuổi 18 và chưa thể làm được việc gì theo hướng nghề nghiệp.
Sau đó mất 4 năm đại học hoặc 2-3 năm theo các hệ nghề nghiệp.

Chủ Nhật, 24 tháng 11, 2013

NGƯỜI NGHỆ CHỐN KINH KỲ


                                               Nguyễn Chí Tình

Tôi đã cố nhưng chẳng tìm ra trên văn bản
Ai đó ghi dùm gốc tích họ tên
Con người ly hương coi như người xứ Nghệ đầu tiên
Đến lập nghiệp ở Hà thành đô hội.
Vâng, đó có thể là một thầy đồ áo dài tóc bối
Đường công danh không xứng với tài hoa
Quảy gánh cầm thơ dứt áo đi ra
Gửi tâm sự vào dặm dài sương gió
Một sớm dừng chân bên con phố nhỏ

Thứ Tư, 20 tháng 11, 2013

LỜI DẠY TIỀN NHÂN - HỌC HỎI, SUY NGẪM

                 
 -  “Hoàng thiên bất phụ hảo tâm nhân”. Nghĩa là: Trời không phụ người tốt.
 -  “Dĩ bất biến ứng vạn biến”. Nghĩa là : Lấy cái bản chất, cái nguyên tắc không bao giờ thay đổi để ứng (đối phó) với cái vạn biến trong cuộc đời.
 -  “Kiến dị tác nan/ Kiến nan tác dị”. Nghĩa là: Ở đời mọi việc đứng ngoài nhìn thì dễ, nhưng khi làm thì khó. Ngược lại, có việc chưa làm thì thấy khó nhưng khi bắt tay làm thì thuận lợi. Điều này khắc phục cả hai loại tư tưởng tiêu cực: Hoặc là, chủ quan đơn giản, không học hỏi nghiên cứu thấu đáo mọi việc để làm; Hoặc là, ngại ngần không dám làm bất cứ điều gì.
-  “Tri vi tri, bất tri vi bất tri, vị tri giả”. Nghĩa là: Biết thì bảo là biết, không biết thì bảo là không biết - Đó chính là người có hiểu biết!

Chủ Nhật, 17 tháng 11, 2013

          Bao giờ cũng nhớ ngày xưa
                                     Vũ Đăng Hiến

Nơi tôi sinh vùng quê ven biển
Nghi Lộc anh hùng, nhân nghĩa lắm người ơi.
Thuở ấu thơ sữa mẹ nuôi tôi
Được hâm nóng trong gió Lào mùa hạ
Thương bữa cơm, nhiều rau, thiếu cá
Khoai tám phần, gạo khiêm tốn dạo qua…

Thứ Ba, 12 tháng 11, 2013

              Những kỷ niệm về 
   Thượng tướng Trần Văn Quang

                                      Nguyễn Mạnh Đẩu
     (Bài đăng Báo Cựu chiến binh Việt Nam, ngày 14/11/2013)
Bộ Tư lệnh Quân khu Trị Thiên trong Tổng tiến công Mậu Thân, 1968
Hàng trước từ trái sang: Đặng Kinh, Trần Văn Quang, Lê Chưởng, Thanh Quảng
                                        
Thế là Thượng tướng Trần Văn Quang không còn nữa!
Mấy ngày nay không mấy khi tôi không nghĩ về ông. Chiều ngày 9-11-2013, trong đoàn người lặng lẽ tiễn đưa ông về nơi an nghỉ cuối cùng ở Nghĩa trang Mai Dịch - Hà Nội, với nỗi tiếc thương, lòng tôi bồi hồi nhớ lại những kỷ niệm về Thượng tướng Trần Văn Quang.

Thứ Hai, 11 tháng 11, 2013

Thêm mt
                Trần Hòa Bình

Thêm một chiếc lá rụng
Thế là thành mùa thu
Thêm một tiếng chim gù
Thành ban mai tinh khiết

Thứ Bảy, 9 tháng 11, 2013

Thương tiếc vị tướng 
tài năng, đức độ, văn võ song toàn




                                         Nguyễn Mạnh Đẩu
         (Bài đăng Báo Quân đội nhân dân, ngày 7/11/2013)

 Hồi 9 giờ 30 phút ngày 4-11-2013, Trung tướng Nguyễn Quốc Thước điện thoại cho tôi xúc động báo tin: "Đẩu ơi, bác Trần Văn Quang đi rồi. Đi lúc 23 giờ 15 phút ngày mồng 3 tháng 11".
Dù đã biết Thượng tướng Trần Văn Quang tuổi cao, mấy năm nay bị bệnh nặng, sức khỏe giảm sút, phải điều trị liên tục tại Khoa A11, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, nhưng khi nhận được tin, tôi không khỏi bàng hoàng, xúc động, thương tiếc ông - một con người tài năng, đức độ, trọn đời cống hiến cho cách mạng.

Thứ Sáu, 8 tháng 11, 2013

CHÍ SĨ YÊU NƯỚC HOÀNG TRỌNG MẬU

                                                             Nguyễn Mạnh Đẩu

(Bài đăng Nguyệt san Sự kiện & Nhân chứng Báo QĐND, tháng 11/2012)

        Hoàng Trọng Mậu tên thật là Nguyễn Đức Công, tự là Báu Thụ, sinh năm 1874 trong một gia đình nho học tại xã Cẩm Trường, tổng Kim Nguyên, nay là xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An - Một miền quê nghèo khó nhưng hiếu học và cách mạng. Thân phụ ông là cụ Nguyễn Đức Tân, đậu cử nhân, làm quan Hành Tẩu trong triều đình nhà Nguyễn - một nhà nho yêu nước từng tích cực hưởng ứng phong trào Cần Vương chống Pháp. Gặp cảnh nước mất nhà tan, cụ bỏ quan về quê. Cụ có công lớn với dân làng nên khi còn sống được lập đền thờ (sinh từ). Gia đình của cụ có nhiều người khoa bảng, yêu nước và cách mạng.

Thứ Sáu, 1 tháng 11, 2013

TẶNG ANH  - NGÀY SINH\

                                        K . V

Em là ốc dảo của riêng anh
Bình yên...
               Bình yên...
                            Ngọt lành...
Lời ru màu xanh đưa ta về tuổi trẻ