Menu ngang

Thứ Ba, 30 tháng 7, 2013

                             Về Giáo sư họ Bùi

                                                             GS Nguyễn Đình Chú


Đó là giáo sư Bùi Văn Nguyên mà tôi quen gọi là anh trong khi đáng ra phải là thầy vì cách đây 63 năm (1947), tôi và cả vợ tôi về sau đều là học sinh trung học của anh. Nhưng gọi là anh vì sau Cách mạng tháng Tám 1945, một thời theo tâm lý “đổi đời” (!) học trò đều quay ra gọi thầy bằng anh. Riêng anh Nguyên với tôi, lại còn có lý do gia đình. Bà vợ của anh là em ruột hai ông cháu rể của tôi. Anh Nguyên quê xã Nghi Hưng. Tôi quê xã Nghi Hợp. Thuộc huyện Nghi Lộc, Nghệ An. Nhà cách nhau khoảng 7 cây số. Anh hơn tôi chừng 10 tuổi. Trước Cách mạng tháng Tám, anh đã đậu tú tài bán phần, có Tây học đã đành, còn có Hán học nhất định, và làm thư ký nhà dây thép (bưu điện) đâu tận Nam Kỳ.

Thứ Ba, 23 tháng 7, 2013

ĐIÊN NẶNG


Truyện ngắn                      ĐIÊN NẶNG

                                                                                 Võ Minh


 Đỗ Đa May. Cái tên mà thuở thiếu thời thằng Đa May luôn hãnh diện khoe với lũ trẻ: “ Bố tao đặt tên này là để cho tao luôn luôn được may mắn”. Kể ra cuộc đời của Đa May cũng có nhiều cái may thật. Chỉ tính riêng một con đường học hành của anh ta đã thấy sự hanh thông. Ai cũng bảo “Đa May rất thông minh, thi vào đâu đều đỗ đó”. Có như vậy trong bảng vàng danh dự treo ở nhà thờ tổ họ Đỗ mới có tên “Đỗ Đa May kỹ sư điện”.
            Nhưng có lẽ cái may lớn nhất của anh là thoát khỏi lò lửa chiến tranh sau những tháng năm lính trận được trở về. Đỉnh điểm những ngày ác liệt đó là tám mốt ngày đêm bảo vệ thành cổ Quảng Trị, năm một chín bảy hai. Nơi mà phần lớn đồng đội của anh không về. Họ đang sống mãi với tuổi hai mươi của mình, vì sự nghiệp thống nhất đất nước.

Thứ Sáu, 19 tháng 7, 2013

Thư ngỏ gửi anh Bùi Văn Ga 

Thứ trưởng Bộ Giáo dục đào tạo

 



                                                                            An Thanh Lương 



Thứ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo Bùi Văn Ga

Chiều nay đọc trên Facebook, biết tin anh đã kí thông tư số 28 bãi bỏ ưu tiên cộng 2 điểm thi đại học đối với bà mẹ VN anh hùng , những người hoạt động cách mạng trước ngày 1-1-1945 , người hoạt động cách mạng từ 1-1-1945 đến tháng 8-1945. Như vậy chính anh đã kí phủ định thông tư số 24 ngày 4-7 ban hành thông tư cộng điểm ưu tiên quái gở này.

Thứ Năm, 18 tháng 7, 2013

Hồi ức Thiếu tướng Hoàng Đan



Hồi ức chiến trường của 

Thiếu tướng Hoàng Đan


NXB Quân đội Nhân dân vừa ấn hành tập sách "Từ sông Bến Hải đến Dinh Độc Lập" - những trang hồi ức có giá trị như một tư liệu lịch sử sống động, một tác phẩm lý luận quân sự quý báu của Thiếu tướng Hoàng Đan.
Thiếu tướng Hoàng Đan (1928 - 2003) là một trong những vị tướng tài năng của quân đội nhân dân Việt Nam; một cán bộ chỉ huy đã lăn xả qua bao chiến trường, từ kháng chiến chống Pháp đến chống Mỹ. Ông sinh trưởng tại Nghệ An, trong một gia đình danh tướng, là hậu duệ đời thứ 21 của Hoàng Tá Thốn, tướng đời Trần, từng được phong là Sát Hải Đại Vương.

Chủ Nhật, 14 tháng 7, 2013

Nhà thờ Đức Sài



               
Nhà thờ Đức Sài - Di tích Lịch sử quốc gia

           Khuông phò xã tắc, hộ quốc tí dân

                                                                                                                                                                                      GIAO HƯỞNG

Ngày 19- 7 - 2013 (nhằm 12.6 âl năm Quý Tỵ) tại xã Nghi Hợp, chính quyền 3 cấp tỉnh Nghệ An, huyện Nghi Lộc, xã Nghi Hợp, cùng Hội đồng quản tộc Đại Chi V dòng họ Nguyễn Đình, long trọng làm Lễ đón Bằng di tích xếp hạng Nhà thờ - Lăng mộ Nguyễn Kế Sài, Di tích lịch sử quốc gia (QĐ số 1455/QĐ-BVHTTDL ngày 18/4/2013 của Bộ trưởng Bộ VHTT&DL).
"QUÂN TỬ-TIỂU NHÂN" 
   THEO KHỔNG GIÁO 
 
* Học giả: Trần Trọng Kim
 
                                             ______
Đạo của Khổng Tử là đạo của người Quân tử cốt dạy người ta cho thành người có đức hạnh hoàn toàn và có nhân phẩm tôn quý, cho nên bao nhiêu những sự dạy dỗ học tập của Khổng giáo đều chú cả vào sự gây thành người Quân tử.
Khổng Giáo chia người ở trong xã hội ra làm hai hạng là: Quân tử và tiểu nhân. Quân tử là quý là hay, tiểu nhân là tiện là dở. Vậy trước khi bàn đến các mục khác, thiết tưởng nên nói rõ tư cách của người Quân tử và kẻ tiểu nhân khác nhau thế nào thì sau xem mới rõ mọi ý nghĩa.

Thứ Năm, 11 tháng 7, 2013

LUNG LINH KÍ ỨC



                   LUNG LINH KÍ ỨC

                                                             GIAO HƯỞNG

Đầu Mậu Thân (1968), vùng bãi ngang xứ Nghệ chìm trong bom thảm, pháo bầy, chuẩn bị bước vào năm học 1968-1969, học sinh cấp 1 cấp 2 đều phải sơ tán lên các huyện miền Tây. Bố tôi - một túc Nho của làng Lộc Thọ - gửi tôi ra Bắc tiếp tục chư­ơng trình cấp 2, đồng thời để...bảo toàn giống nòi. Ra hôm tr­ước,  hôm sau tôi nhập học Trư­ờng xã An Hòa, huyện Tam D­ương, Vĩnh Phú. Hết học kỳ I lại theo Viện Thiết kế của Bộ Công nghiệp nặng, chuyển về xã Tam Sơn, huyện Tiên Sơn, Hà Bắc.

Thứ Ba, 9 tháng 7, 2013

09-7-2013

Cụ già tự thiêu ở sân tòa án,

 day dứt về sự tử tế


                                                                         Phạm Kinh Bắc 

Phải làm cho sự tử tế có đất sống, có cơ hội phát triển trong nhân cách mỗi con người và trong cả xã hội.
Trong hai ngày cuối tuần trước, tôi cứ nghĩ lẩn thẩn, có lẽ ngoài chuyên mục điểm các sự kiện trong nước và quốc  tế nổi bật trong tuần, nên có một mục điểm những chuyện vui và những chuyện buồn nhất xảy ra trong tuần. Nhất là những chuyện buồn.
Ý định này xuất phát từ vụ tự thiêu của một cụ bà 83 tuổi ở Phú Yên, lý do là vì cơ quan thi hành án không thể đòi trọn  3 chỉ vàng trả cụ theo phán quyết của tòa án mà một người từng là con rể cụ đã vay.
Buồn vì đây không phải chuyện oan khuất, ngang trái gì ghê gớm, thế mà một người đã gần đất xa trời, lẽ thường với họ, mỗi ngày sống trên đời là một ân huệ, lại tìm đến cái chết giữa sân tòa. Hơn nữa, cụ còn chọn một cái chết đau đớn: Tự thiêu.
Người ta chỉ có thể tìm đến cái chết khi đã mất hết niềm tin và hy vọng vào cuộc sống.
Thực tế cũng cho thấy, những ai càng kỳ vọng nhiều, càng có nhiều niềm tin thì khi gặp sự cố, bị thất vọng, lại là những người dễ đổ vỡ và suy sụp nhất.
Ở đây, với quan niệm của cụ, một khi tòa án đã phán rành rành ra như thế rồi, thì công lý phải được thực thi đến nơi, đến chốn.  Một xã hội như chúng ta, lẽ ra không nên để những chuyện đau buồn đó xảy ra. Cụ đã mất niềm tin vào công lý. Chúng ta có lỗi với công dân này…
Tôi lại nhớ một câu chuyện nữa, cũng là chuyện buồn, xảy ra ở thành phố HCM mới đây.
Một thanh niên đi xe máy vô tình va vào một cháu bé 3 tuổi bất ngờ từ vỉa hè chạy xuống đường. Ngay khi vụ việc xảy ra, cậu thanh niên này đã đưa cháu vào viện, và ở lại viện chờ kết quả. Mặc dù cháu chỉ bị xây xước nhẹ nhưng người nhà cháu bé đã kéo bạn bè vào viện, lôi người thanh niên này ra đánh đến chết.
Câu chuyện này khiến nhiều bạn đọc phẫn nộ và day dứt.
Xem ra muốn làm người tử tế cũng khó.
Rồi nhiều chuyện nữa, càng nói ra càng thấy bất an. Một thanh niên đèo vợ con đi làm về bi hai kẻ càn quấy chọc ghẹo, chèn ép trên đường, sau đó còn đuổi đến tận nhà để hành hung, khiến vợ anh này bị trụy thai. Không kiềm chế được, anh ta cầm dao đâm chết một người, thế là bị phạt tù 14 năm.
Có thể theo luật thì anh phải đi tù, nhưng trong hoàn cảnh này và trong bối cảnh bạo lực lan tràn như hiện nay, nếu cử hành xử như thế (cà tòa án, các cơ quan công quyền, và người dân) thì cái ác còn hoành hành táo tợn hơn.
Người tử tế có lẽ còn phải thu mình lại. Sự tử tế  trong xã hội vì thế mà càng bé dần đi, bị cái không tử tế lấn lướt.
Những ai có trách nhiệm với đất nước, xã hội đều lo lắng. Người cầm quyền cũng lo lắng. Chả thế mà gần đây, một Phó Thủ tướng đã phải chỉ thị bằng văn bản cho 4 địa phương phải chấn chỉnh ngay nạn xã hội đen đang hoành hành.
Cách đây hơn một phần tư thế kỷ, đạo diễn, nghệ sĩ nhân dân Trần Văn Thủy, một trong những nhà điện ảnh tài liệu chính luận hàng đầu Việt Nam từng làm một phim đoạt giải Bồ câu Bạc tại liên hoan phim Leipzig (Cộng hòa Dân chủ Đức) năm 1988, có tên: “Chuyện tử tế”.
Trong lời bình của phim, có một đoạn tôi rất thích và phục: “Từ rất xa xưa, cha bác có dạy rằng: Tử tế vốn có trong mỗi con người, mỗi nhà, mỗi dòng họ, mỗi dân tộc. Hãy bền bỉ đánh thức sự tử tế, đặt nó lên bàn thờ tổ tiên hay trên lễ đài quốc gia, bởi thiếu nó, mọi cộng đồng, dù có nỗ lực tột bậc và chí hướng cao xa đến mấy thì cũng chỉ là những điều vớ vẩn.
Hãy hướng con trẻ và cả người lớn đầu tiên vào việc học làm người- người tử tế- trước khi chăn dắt họ thành những người có quyền hành, giỏi giang hoặc siêu phàm.
… Nghĩ cho đến cùng, ở trên đời này, không có một nghề nghiệp nào, không có một công việc gì, và cũng không có một con người nào trở nên tử tế- nếu không bắt đầu từ tình yêu thương con người, sự trân trọng đối với con người và đi từ nỗi đau của con người”. 
Hơn 25 năm đã qua, những lời lẽ này vẫn nóng bỏng thống thiết.
Phải làm cho sự tử tế có đất sống, có cơ hội phát triển trong nhân cách mỗi con người và trong cả xã hội.
Nếu không thì nguy lắm./.