Menu ngang

Thứ Hai, 30 tháng 7, 2012

Nghĩ về vai trò Phật giáo...


 Nghĩ về vai trò Phật giáo 
trong cuộc sống của đất nước hôm nay

                                                                                 Giáo sư  Nguyễn Đình Chú

 I. Từ một thực tiễn trái chiều của đất nước
          Không ai chối cãi được rằng: đất nước của vua Hùng hôm nay đang giàu lên, nhiều mặt văn minh lên, nhưng đồng thời cũng đang suy thoái về đạo đức. Cuộc tương tranh giữa cái Thiện và cái Ác đang diễn ra gay gắt chưa từng có trong lịch sử đất nước. Về cơ bản, cái Thiện, cái Tốt vẫn tồn tại nhưng lại đang hao hụt dần và không đủ sức mạnh để đè bẹp cái ác, cái xấu xuống. Không ngày nào, báo chí, các cơ quan truyền thông đại chúng không nói đến những hiện tượng vô đạo. Ấy là chưa kể đến những thứ vô đạo còn được ngụy trang, ẩn núp sau những thứ đạo đức giả, có mặt ở mọi nơi mọi chốn, cả ở những nơi đáng ra phải thật trong lành, thánh thiện, làm đau lòng cả xã hội. Phải chăng, thực tiễn đất nước ta cũng ít nhiều đang là dẫn chứng cho điều mà thi sĩ Tản Đà trong Giấc mộng con tập I viết cách đây hơn chín mươi năm, đoạn thi sĩ đến chơi Cõi đời mới nhìn về Cõi đời cũ nơi mình sinh sống mà có nhận xét rằng: “sự văn minh càng tiến hóa bao nhiêu thì sự dã man cũng tiến hóa bấy nhiêu”.

Chủ Nhật, 29 tháng 7, 2012

Đồng chi Lê Duẩn...



Đồng chí Lê Duẩn đã 
hết lòng phát huy trí thức

                                                                                                      Nhà thơ Việt Phương

     ... Đồng chí Lê Duẩn với trí thức, đó là một chuyên đề lớn, vượt xa nguồn thông tin, tầm hiểu biết và sức suy nghĩ của tôi. Sau đây là một số cảm nhận riêng của tôi trong thời gian một ít năm tôi được tham gia nhóm cán bộ giúp việc đồng chí Lê Duẩn.
        Đồng chí Lê Duẩn tự xác lập quan niệm của mình về trí thức, trả lời câu hỏi kép: Trí thức là ai và ai là trí thức?
       Lê Duẩn nhận định rằng trí thức là người có hiểu biết sâu rộng, không chỉ do học tập chính quy có văn bằng đích đáng ở bậc cao, mà rất quan trọng là những người tự học nâng cao hiểu biết của mình trong việc làm, trong cuộc sống.
       Hiểu biết như vậy, theo Lê Duẩn là hiểu biết đang hành động, hiểu biết được vận dụng để sáng tạo cái mới, cái đúng, cái tốt, cái đẹp, cái lợi cho nước cho dân, thể hiện trong thành tựu thiết thực.
      Không có cái mới đúng đắn mà mình là tác giả, không có sự sáng tạo, thì học vấn cao đến đâu cũng là nhà uyên bác, chứ chưa thật đúng là trí thức.
      Theo Lê Duẩn, ở người trí thức chân chính, sức sáng tạo đi cùng với tính trung thực và đức khiêm nhường.

Thứ Sáu, 27 tháng 7, 2012

Thơ nhân Ngày 27/7

      Hôm nay,  27 / 7 / 2012 , kỷ niệm 65 Ngày TBLS, đọc trên Trần Nhương.com thấy có mấy bài thơ hay. Đó là những dòng cảm xúc sâu nặng suy tôn và tri ân bao lớp người đã anh dũng hy sinh trong các cuộc chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc. Đó là những con chữ được rút ra từ cõi lòng các tác giả. Đọc thấy cảm động vô cùng. Xin được đăng lại để mọi người cùng thương thức, sẻ chia, đồng cảm.

                                                                                                                                                                                            NMĐ

Ở đền Bến Dược
           Hoàng Gia Cương



Vẫn đội ngũ chỉnh tề
Như trong cuộc điểm danh
Những dòng tên các chị các anh
Xếp hàng thẳng tắp !
*
Chẳng thể đọc
Bốn vạn bốn ngàn ba trăm năm bảy dòng tên một lúc
Dù hệ thống đèn tự dõi theo mắt người, lần lượt
Rực sáng mỗi dòng tên !
*
Tôi đứng lặng im
Cúi mình thành kính
Như một tín đồ sùng tín
Trước Thánh Tông Đồ
Trước Đấng Cứu Tinh!
*
Những dòng tên các chị các anh
Đã ngã xuống trên chiến trường Sài Gòn - Gia Định
Những dòng tên được khắc sâu trong niềm yêu kính
Bằng nét chữ vàng
Trên đá hoa cương !

Thứ Năm, 26 tháng 7, 2012

ĐỆ NHẤT MINH QUÂN LÊ THÁNH TÔNG
– NHÀ VĂN HÓA LỚN CỦA NƯỚC ĐẠI VIỆT
    GS. NGND Nguyễn Đình Chú 

   Phan Bội Châu từng chia các bậc anh hùng dân tộc làm ba loại: Dựng nước, cứu nước và mở nước. Dựng nước là các Vua Hùng. Cứu nước là như: Trần Hưng Đạo, Lê Lợi, Quang Trung … Mở nước là Lê Thánh Tông. Mở nước có nghĩa là trong hoàn cảnh độc lập, đã phát triển, đưa đất nước đến độ cường thịnh. Lịch sử dân tộc cho thấy: Anh hùng cứu nước thì nhiều. Nhưng mở nước thì ít. ở thời trung đại, thiết tưởng không ai xứng đáng với danh hiệu anh hùng mở nước bằng Lê Thánh Tông, mà lại là một ông Vua. Do đó, đáng coi là Đệ nhất minh quân. Và đệ nhất minh quân khác các vị minh quân khác ở chỗ phải là một nhà văn hoá lớn. Điều đó là tất yếu. Không là nhà văn hoá lớn khó mà trở thành đệ nhất minh quân. Chẳng phải vì thế mà học giả khả kính thời sau này - Cao Xuân Huy đã khẳng định, vua Lê Thánh Tông là một trong hai nhân vật có bản lĩnh văn hóa lớn nhất của dân tộc ở thời trung đại [1].

Nhưng ở đây, khi nói đến nhà văn hóa lớn, thiết tưởng lại phải hiểu thế nào là văn hóa. Thông thường, nó có nghĩa hẹp do đó có nội dung khác chính trị, kinh tế, xã hội, giáo dục, pháp luật, kể cả văn học nghệ thuật vốn gần gũi với nó. Cứ nhìn vào các hình thái thiết chế xã hội trên đất nước hôm nay, có Bộ Văn hóa (hoặc Văn hóa - Thể thao và Du lịch), bên cạnh bộ này, bộ khác … hẳn sẽ hiểu thế nào là nghĩa hẹp của khái niệm văn hóa. Nhưng văn hóa lại có nghĩa rộng. Với nghĩa rộng, văn hóa sẽ bao trùm tất cả. Cuộc sống có bao nhiêu lãnh vực, bao nhiêu phương diện mà ở đó, năng lực hành xử của con người, nếu đạt đến phẩm chất cao đẹp thì tất cả đều được thừa nhận là văn hóa. Trong cuộc sống hôm nay trên đất nước, chẳng phải đã nảy sinh các khái niệm như: Văn hóa Đảng, văn hóa học đường, văn hóa giao thông, văn hóa giao tiếp, văn hóa đối thoại, văn hóa công cộng … chính là dựa trên khái niệm văn hóa nghĩa rộng đó.
Lại còn phải hiểu thế nào là nhà văn hóa? Thì cũng lại có nghĩa hẹp và nghĩa rộng. Hẹp là cách hiểu thông thường về một ai đó có trình độ học vấn uyên bác, có nhiều công trình học thuật giá trị ở phạm vi quốc gia hay hơn nữa là ở thế giới. Nhưng rộng thì không chỉ là thế, mà còn là sự hiểu biết thực tiễn cuộc sống của đất nước, của nhân loại một cách sâu rộng; còn là có điệu sống thanh cao đáng làm gương cho người đời. Hơn nữa, với nghĩa rộng, nhà văn hóa lớn không chỉ là có những thành quả văn hóa của mình, cho mình, mà quan trọng hơn, phải là vị tha, phải có tác động lớn vào cuộc sống của xã hội, của đất nước, của nhân quần, thậm chí là của nhân loại, dù nhiều, dù ít.

Thứ Ba, 10 tháng 7, 2012




                             TA VẪN LÀ TA THÔI

                                                                       TẬP THƠ CỦA PHƯƠNG VIỆT
                                                                          Nhà Xuất bản Văn học -2011

             Phương Việt tên thật là Trần Hồng Châu, người cùng xã với tôi. Hiện anh là Phó Bí thư thường trực Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh Nghệ An. Nói chung, người Xứ Nghệ quê tôi thường thích thơ. Dĩ nhiên, giữa thích thơ và biết làm thơ là một khoảng cách; làm được thơ hay là một khoảng cách lớn hơn. Và người sống bằng nghiệp thơ lại càng hiếm. Với Phương Việt, dẫu không là nhà thơ chuyên nghiệp, nhưng theo tôi, tập thơ “Ta vẫn là ta thôi” của anh thật hay. Thơ Phương Việt kiệm lời, đa nghĩa, vừa giàu cảm xúc trữ tình, vừa đậm tính triết lý nhân sinh sâu sắc; lưu lại những kỉ niệm đẹp trong đời cùng với sự giải bày những suy tư trăn trở, những chiêm nghiệm, tự sự lắng đọng trong tâm hồn anh.
            Xin giới thiệu để bạn đọc cùng thưởng thức, đồng vọng, chia sẻ.

                                                                                                NMĐ


LỜI CỦA BÚT

Sột soạt đêm khuya tiếng cọ mài,
Ấy lời của bút ngỏ cùng ai.

Cuộc đời ngắn ngủi trong gang tấc,
Biết có lưu gì chút mực phai ?
                                     
                                      Tháng 6/1991


NGẪM

“Sáng khoai, trưa khoai, tối khoai, khoai ba bữa
Ông đỗ, cha đỗ, cháu đỗ, đỗ cả nhà”
Còn lời nào hay hơn thế nữa
Tôn vinh hiếu học quê ta?

Ngẫm thấy thậm hay
Nghĩ mà day dứt
Cả nhà đi thi, cả nhà đậu đạt
Sao vẫn khoai ba bữa mỗi ngày?

                                           2001

Thứ Hai, 9 tháng 7, 2012


                                  VỀ PHONG TẶNG DANH HIỆU
                               “ BÀ MẸ VIỆT NAM ANH HÙNG ”
                 (Bài đăng Nguyệt san Sự kiện & Nhân chứng Báo QĐND 
                         số đặc biệt kỷ niệm 65 năm Ngày TBLS 27/7)

          Phong tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là một trong những chính sách của Đảng, Nhà nước nhằm suy tôn, tri ân những Bà mẹ đã hy sinh thầm lặng, hiến dâng cho Tổ quốc những người con ưu tú.
Khi biết tôi nguyên là Cục trưởng Cục Chính sách - Tổng cục Chính trị trong thời kỳ 1993-2000, có nhiều người hỏi, trên thực tế ai là người đề xuất việc đề nghị Nhà nước ban hành chính sách phong tặng Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng”. Tôi thường trả lời, tác giả đích thực của Danh hiệu “Bà mẹ Việt Nam anh hùng” là chính các Bà mẹ Việt Nam anh hùng. Bởi lẽ, sự cống hiến, hy sinh của các mẹ là vô cùng cao quí, là đỉnh cao của chủ nghĩa anh hùng Việt Nam và là tài sản tinh thần vô giá trường tồn cùng lịch sử dân tộc. Trân trọng tri ân, suy tôn những người cống hiến hy sinh vì Tổ quốc là quan điểm nhất quán của Đảng, Nhà nước và nhân dân ta được thể hiện bằng các chính sách cụ thể, trong đó có chính sách phong tặng “Bà mẹ Việt nam anh hùng”.