Menu ngang

Thứ Ba, 27 tháng 3, 2012


LẦN ĐẦU TIÊN TÔI BIẾT HỒ CHÍ MINH LÀ NGUYỄN ÁI QUỐC

                                                               Tác giả  Đặng Thọ Truật

            Giáo sư Trần Văn Giàu, Anh hùng Lao động, vào Đảng Cộng sản Pháp năm 1929, trở về nước hoạt động và gia nhập Đảng Cộng sản Đông Dương. Năm 1933, tốt nghiệp Đại học Phương Đông ở Liên Xô. Năm 1941, vượt ngục Tà Lài cùng với các bác Dương Quang Đông, Tô Ký ... vận động khôi phục và trở thành Bí thư Xứ uỷ Nam Kỳ. Ngày 25-8-1945, Giáo sư Trần Văn Giàu và Xứ ủy đã lãnh đạo nhân dân cướp chính quyền từ tay Phát xít Nhật. Giáo sư Trần Văn Giàu được Xứ ủy cử làm Chủ tịch Ủy ban Hành chính Nam Bộ. Ngày 2-9-1945, trong lễ mít tinh để nghe Hồ Chủ tịch đọc Tuyên ngôn độc lập, nhưng do trục trặc kỹ thuật, để ổn định tình hình, bác Trần Văn Giàu đã nói vo gần 1 giờ đồng hồ. Sau khi nghe Giáo sư diễn thuyết, hàng vạn người tham dự mít tinh đã hô to “ủng hộ Việt Minh, ủng hộ chính phủ Trần Văn Giàu”.

Thứ Năm, 22 tháng 3, 2012

             TRINH SÁT ĐỒN ĐỊCH, KỶ NIỆM KHÓ QUÊN



Cuối buổi chiều ngày 4/6/1969, tại một khu rừng già phía tây tỉnh Thừa Thiên, cách thành phố Huế hơn 70 cây số, có điện của Ban Tham mưu Trung đoàn: Anh Nguyễn Duy Hào Đại đội trưởng và tôi lên Chỉ huy sở Trung đoàn nhận nhiệm vụ chiến đấu. Hồi đó, tôi đang là Chính trị viên phó thay thế anh Trương Văn Dung  Chính trị viên bị ốm. Ăn vội mấy bánh lương khô 702, anh Hào và tôi cùng hai cậu liên lạc cuốc bộ lên Trung đoàn cách chừng 5 cây số đường rừng.
 Đúng 7 giờ tối, chúng tôi có mặt. Các anh: Ma Vĩnh Lan Trung đoàn trưởng, Kiều Tam Nguyên Chính ủy Trung đoàn và thủ trưởng các cơ quan đã ngồi sẵn quanh sa bàn trong hầm Chỉ huy sở. Thắp sáng toàn bộ căn hầm bằng một cái đèn bão. Đây là một căn hầm do Đại đội Công binh của Trung đoàn xây dựng ở sườn núi. Hầm có chiều dài khoảng 6 mét, chiều rộng khoảng 3 mét, sâu gần 3 mét, phía trên lát các thân cây gỗ khá to được cắt ra, trên cùng lấp một lớp đất dày hơn 1 mét. Loại hầm này có thể chống được đạn pháo, nhưng không tránh được bom. Do đó, xung quanh hầm được nối râu tôm các giao thông hào đến các hầm chữ A (còn gọi là hầm kèo, hoặc hầm Triều Tiên) để phân tán ẩn nấp trong trường hợp bị máy bay địch oanh kích. Hầm Chỉ huy sở của Trung đoàn được sử dụng trong suốt Chiến dịch A Bia - hè 1969. Tôi đã được dự nhiều cuộc họp bàn tác chiến tại căn hầm này.

Thứ Tư, 21 tháng 3, 2012




                NƯỚC MẮT MẸ TÔI 

                                                         Hồ Sĩ Hậu ( Văn nghệ )

         Làng Quỳnh Đôi của tôi nghèo lắm. Đến bây giờ tôi vẫn không hiểu nổi vì sao quê tôi nghèo đến vậy. Cả làng chỉ có vài nóc nhà ngói của mấy gia đình có người đỗ đại khoa, còn lại là những túp nhà tranh vách đất xiêu vẹo. Chẳng mấy gia đình được ăn cơm đều đặn. Bữa ăn của hầu hết mọi nhà là khoai lát khô cõng vài hạt gạo. Nhà nào nghèo thì phải cách mấy ngày mới có bữa ăn như vậy. Nhà tôi lúc đó chắc không phải nghèo nhất làng, vậy mà vẫn thường đứt bữa. Những hôm như thế, hai anh em tôi lại kiếm rau sam, rau mực luộc ăn trừ bữa. Cha đi kháng chiến, mẹ tần tảo nuôi hai anh em chúng tôi bằng đôi quang gánh, đầu này là một thùng nước mắm, đầu kia là mấy lít dầu. Dân làng nghèo nên mỗi lần chỉ dám mua một "cút" (0,25 lít), lại thường mua chịu. Bởi vậy kiếm được đồng tiền để sống qua ngày là khó khăn lắm.

Chủ Nhật, 4 tháng 3, 2012


Truyện ngắn                NGÀY GẶP GỠ



              Bao giờ cũng vậy, hễ về nhà là Hải giành làm mọi việc trong gia đình. Thương vợ vất vả, đã nhiều lần Hải gợi ý với Hà:
- Em ốm đau vậy, anh thì cứ phải mải miết lo việc Công ty, chẳng giúp được gì. Thôi thì, chúng mình chịu khó dè sẻn một chút, thuê một người Ô- sin, vừa đỡ đần em, vừa cho vui cửa vui nhà.
Hà do dự:
           - Không được đâu anh! Em gắng một chút là ổn thôi mà. Thuê Ô- sin đỡ được mấy việc lặt vặt trong nhà, nhưng dễ phát sinh nhiều vấn đề phức tạp lắm. Anh chưa biết thôi. Nhiều gia đình tan cửa nát nhà chỉ vì thuê Ô-sin đấy!
           Nhưng rồi, bệnh khớp của Hà ngày càng nặng hơn. Việc nhà bê trễ. Cuối cùng, đắn đo mãi, Hà cũng đành phải đồng ý tìm thuê Ô- sin.

Thứ Năm, 1 tháng 3, 2012

Bạn đọc viết

                               NGUYỄN MẠNH ĐẨU 
       VÀ "NHỮNG NẺO ĐƯỜNG THỜI GIAN"

                                                             Tác giả  Phương Hà
                                      (Bài đăng ở Văn hóa Nghệ An, số 215, ngày 25/2/2012)


Tôi đọc hồi ký “Những nẻo đường thời gian’’ của Trung tướng Nguyễn Mạnh Đẩu khi chưa hề biết ông. Nhưng với gần 500 trang viết của tập hồi ký đã có thể nói là tôi đã hiểu ông khá nhiều, như những người thân quen.

Nước ta trong giai đoạn gần đây, xuất hiện khá nhiều hồi ký mà đa phần là của các tướng lĩnh quân đội phản ánh sâu đậm một giai đoạn lịch sử hào hùng của dân tộc. Trong các tập hồi ký đó, lần lượt các cuộc chiến tranh chống Pháp, chống Mỹ và kế đó là cuộc chiến bảo vệ biên giới Tây Nam được tái hiện,  nhưng cuộc chiến tranh biên giới Phía Bắc mùa xuân năm 1979 và bảo vệ chủ quyền biển đảo Hoàng Sa, Trường Sa của Tổ quốc vẫn đang ít được nói đến trong hồi ký của các tướng lĩnh.