NGHỊCH LÝ VÀ LỐI THOÁT: triết lý phát triển Khoa học và Giáo dục Việt Nam
Trần Văn Chánh |
Mới đây, chúng tôi vừa được xem quyển Nghịch lý và lối thoát-Bàn về triết lý phát triển Khoa học và Giáo dục Việt Nam của GS Vũ Cao Đàm (NXB Thế Giới, 2014) thì đang bi quan lại cảm thấy lạc quan lên được đôi chút, phần vì thấy tuổi ông đã khá cao mà “tâm thần vẫn chưa can”, còn đầy tâm huyết; phần khác nhận thấy nội dung sách cung cấp được nhiều thông tin và nhận định khách quan, trung thực, đôi chỗ có thể gọi là táo bạo..., phi là người quan tâm tha thiết với sự nghiệp giáo dục nước nhà thì không ai bỏ công làm được như thế.
Những năm gần đây, không kể nhiều bài báo lẻ rải rác đó đây, được biết đã có không ít sách bàn về cải cách giáo dục của một số tác giả tâm huyết với tiền đồ dân tộc, như có thể kể vài sách nổi bật của nhà xuất bản Tri Thức: Những vấn đề giáo dục hiện nay: Quan điểm và Giải pháp của nhiều tác giả (2007), Đại học Humboldt 200 năm (1810-2010) do Nguyễn Xuân Xanh chủ biên (2011), Giáo dục: Xin cho tôi nói thẳng của Hoàng Tụy (2012, tái bản năm 2013)… Trong những sách vừa kể, các tác giả đã vạch ra khá đầy đủ và một cách hệ thống, hợp tình hợp lý giải pháp cho nền giáo dục Việt Nam, chỉ ra cho nó lối thoát, nhưng rất tiếc do bị trói buộc bởi những điều kiện chính trị-xã hội nghiệt ngã, hầu hết các ý kiến đều chưa được đem ra thực hiện, hoặc chỉ thực hiện một cách vá víu nửa vời. Đặc biệt, GS Hoàng Tụy rất nhiều lần đã đưa ý kiến cho vấn đề cải cách giáo dục, đạo đạt lên nhiều nhà lãnh đạo cấp cao, nhưng chẳng khác như Mạnh Tử, Mặc Tử… ở Trung Quốc thời cổ, đi mòn gót giầy thuyết phục các vua chư hầu cải cách chính trị, đạo đức nhưng người ta chỉ gật gù khen hay thôi chứ chẳng ai có thực tâm thực hiện, hoặc giả cũng có chút thiện chí nhưng lực bất tòng tâm!
Mới đây, chúng tôi vừa được xem quyển Nghịch lý và lối thoát-Bàn về triết lý phát triển Khoa học và Giáo dục Việt Nam của GS Vũ Cao Đàm (NXB Thế Giới, 2014) thì đang bi quan lại cảm thấy lạc quan lên được đôi chút, phần vì thấy tuổi ông đã khá cao mà “tâm thần vẫn chưa can”, còn đầy tâm huyết; phần khác nhận thấy nội dung sách cung cấp được nhiều thông tin và nhận định khách quan, trung thực, đôi chỗ có thể gọi là táo bạo..., phi là người quan tâm tha thiết với sự nghiệp giáo dục nước nhà thì không ai bỏ công làm được như thế.
Đọc vào bên trong, lại càng thấy đây là một công trình không chỉ nghiên cứu khoa học giáo dục đơn thuần mà còn nỗ lực đưa ra suy nghĩ/ đề đạt giải pháp có tính tập đại thành, trên cơ sở tổng hợp tư liệu phong phú và nhờ đó trình bày một cách tường tận đi vào ngóc ngách bộ mặt thật của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể Việt Nam, của một người từng ở lâu năm trong ngành giáo dục, và từng được dịp tiếp cận với thực tiễn giáo dục nhiều nước trên thế giới, cả ở khối XHCN như Việt Nam lẫn nhiều nước phương Tây tiên tiến khác.
Mới đây, chúng tôi vừa được xem quyển Nghịch lý và lối thoát-Bàn về triết lý phát triển Khoa học và Giáo dục Việt Nam của GS Vũ Cao Đàm (NXB Thế Giới, 2014) thì đang bi quan lại cảm thấy lạc quan lên được đôi chút, phần vì thấy tuổi ông đã khá cao mà “tâm thần vẫn chưa can”, còn đầy tâm huyết; phần khác nhận thấy nội dung sách cung cấp được nhiều thông tin và nhận định khách quan, trung thực, đôi chỗ có thể gọi là táo bạo..., phi là người quan tâm tha thiết với sự nghiệp giáo dục nước nhà thì không ai bỏ công làm được như thế.
Đọc vào bên trong, lại càng thấy đây là một công trình không chỉ nghiên cứu khoa học giáo dục đơn thuần mà còn nỗ lực đưa ra suy nghĩ/ đề đạt giải pháp có tính tập đại thành, trên cơ sở tổng hợp tư liệu phong phú và nhờ đó trình bày một cách tường tận đi vào ngóc ngách bộ mặt thật của đối tượng nghiên cứu trong điều kiện cụ thể Việt Nam, của một người từng ở lâu năm trong ngành giáo dục, và từng được dịp tiếp cận với thực tiễn giáo dục nhiều nước trên thế giới, cả ở khối XHCN như Việt Nam lẫn nhiều nước phương Tây tiên tiến khác.
Triết lý KH&GD ở nước ta mang trên mình những khuyết tật có tính hệ thống; những khuyết tật đó không thể sửa chữa vặt mang tính chắp vá, mà phải “tư duy lại” xuất phát từ một cách tiếp cận hệ thống; bản chất cốt lõi của luồng tư duy đó là: Trả lại quyền tự trị cho KH&GD, và Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý vĩ mô…
|
Sách gồm cả thảy ba phần, bảy chương. Phần thứ nhất là “Cơ sở lý luận về triết lý khoa học và giáo dục”, nhưng những điều đáng chú ý có lẽ tập trung nhiều hơn ở Phần thứ hai, “Quá trình diễn biến triết lý khoa học và giáo dục Việt Nam” gồm hai chương 3 và 4 (từ trang 133 đến hết trang 232). Trong khuôn khổ rất giới hạn của bài báo này, không thể thuật lại chi tiết dài dòng nên chỉ xin nhắc qua vài điểm chính dựa theo những phần “tiểu kết” sau mỗi chương của tác giả.
Ở tiểu kết Chương 3 (tr.164), trên cơ sở phân tích so sánh giữa hai nền giáo dục miền Nam và giáo dục miền Bắc, tác giả nhận định hệ thống khoa học và giáo dục (KH&GD) thuộc Việt Nam Cộng hòa (trước đây) đi theo thiết chế tự trị, còn giáo dục Việt Nam Dân chủ Cộng hòa (sau này là Cộng hòa Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam) lại đi theo triết lý Nhà nước độc tôn làm khoa học. Không thể phủ nhận một thực tế, giáo chức và nhà khoa học miền Nam (từ thời Bảo Đại trở đi, 1949-1975) đã phát triển một hệ thống KH&GD phù hợp xu thế phát triển của thế giới đương đại, và hệ thống này bị khép lại sau khi nước Việt Nam thống nhất theo mô hình các nước XHCN (1975), nhưng chúng ta thấy hiện nay nó đang dần tái hiện lại hình hài của hệ thống KH&GD mà cộng đồng KH&GD miền Nam đã xây dựng trong những năm trước 1975. Do vậy, “Nghiên cứu nghiêm túc những bài học kinh nghiệm của cộng đồng KH&GD miền Nam chắc chắn sẽ góp một phần rất quan trọng vào việc xây dựng một thiết chế KH&GD tự trị, phù hợp quy luật phát triển của KH&GD hiện nay” (tr. 164).
Chương 4 (từ trang 165 đến 231) nêu một cách chi tiết với nguồn tài liệu dẫn chứng sinh động từ thực tế “Những khuyết tật trong hệ thống KH&GD Việt Nam”, làm cho nền KH&GD Việt Nam dường như không lối thoát. Theo đó, như đã nêu ở phần tiểu kết: 1. Triết lý KH&GD ở nước ta mang trên mình những khuyết tật có tính hệ thống; 2. Những khuyết tật đó không thể sửa chữa vặt mang tính chắp vá, mà phải “tư duy lại” xuất phát từ một cách tiếp cận hệ thống; 3. Bản chất cốt lõi của luồng tư duy đó là: (1) Trả lại quyền tự trị cho KH&GD, và (2) Nhà nước chỉ thực hiện chức năng quản lý vĩ mô…
Phần ba (ba chương 5, 6 và 7) “Bàn về biện pháp cải cách triết lý KH&GD Việt Nam”, với kết luận ở cuối Chương 7 (tr.392) đại khái cho rằng việc tái cấu trúc hệ thống KH&GD trên cơ sở tự trị, phù hợp xu hướng hội nhập quốc tế và bằng chính sách thực hiện mềm dẻo không câu nệ mệnh lệnh hành chính là một tất yếu khách quan, trên con đường cải cách từ nền kinh tế chỉ huy sang nền kinh tế thị trường…
Cuối sách còn có ba phụ lục rất bổ ích cho những người quan tâm nghiên cứu việc cải cách giáo dục, gồm: (1) Tuyên ngôn Bologna 1999 (bản tiếng Pháp), (2) Báo cáo của Jacques Delors, UNESCO (bản tiếng Pháp); (3) Báo cáo của Jacques Delors, UNESCO (bản tiếng Anh).
Bỏ qua vài khuyết điểm nhỏ về tính thiếu minh bạch của khái niệm “triết lý giáo dục” (như thường lẫn lộn giữa chính sách, phương pháp giáo dục với triết lý giáo dục đúng nghĩa…), và đôi chỗ về cấu trúc trình bày (như dừng lại hơi thừa ở chỗ nói về nạn “quay cóp”…), công trình tâm huyết Nghịch lý và lối thoát của tác giả Vũ Cao Đàm, với tác dụng tích cực của nó, sẽ góp thêm một tiếng kêu lớn bức xúc đòi hỏi cải cách nền KH&GD Việt Nam nhằm mở ra tương lai tốt đẹp hơn cho sự phồn vinh của đất nước.
Theo : Tia sáng
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét