Menu ngang

Chủ Nhật, 31 tháng 5, 2015

 Nữ tình báo đặc biệt bên cạnh tướng Phạm Xuân Ẩn

Đăng Bởi  
Pham Xuan An
Tám Thảo tên thật là Mỹ Nhung - từng là tiểu thư sinh ra trong gia đình giàu có bán vải, tơ lụa ở Sài Gòn

Lúc Phạm Xuân Ẩn ở Mỹ về, liên lạc bị đứt do ông Mười Hương và các đồng chí phụ trách đã bị địch bắt. Đến cuối năm 1960, thông qua người của ông Mười Hương, ông Ẩn mới gặp được ông Cao Đăng Chiếm và chính thức nhận nhiệm vụ mới. "Người của ông Mười Hương" chính là bà Tám Thảo. Bà cũng là một nữ tình báo đặc biệt...

Chúng tôi đã tìm gặp bà Tám Thảo ở nhà riêng của bà trên đường Nguyễn Trọng Tuyển, TP Hồ Chí Minh. Khi chúng tôi gặp bà khoảng 70 tuổi đã về hưu. Trước khi về hưu bà công tác ở Trung tâm Nghiên cứu dịch thuật TP Hồ Chí Minh. Trong kháng chiến chống Mỹ bà cũng ở trong Cụm tình báo do ông Tư Cang phụ trách. Cuộc đời hoạt động tình báo của người phụ nữ này cũng có rất nhiều chuyện thật ly kỳ."
Bà Tám Thảo kể, sau Hiệp định Genève, ông Mười Hương bố trí ông Ẩn, bà và bà Phương Điền ở lại Sài Gòn "nằm mai phục". Bà Tám Thảo không biết ông Ẩn làm nhiệm vụ gì nhưng ông Mười Hương dặn "tổ tam tam này dù xảy ra biến cố gì cũng phải giữ mối liên hệ với nhau". Bà Tám Thảo nhớ lại: “Anh Mười Hương bảo tôi phải học cả tiếng Anh lẫn tiếng Pháp vì sau này cách mạng sẽ rất cần. Thế là anh Ẩn dạy khai tâm tiếng Anh cho tôi và cô em gái tôi. Tuy ảnh chỉ dạy tôi được mấy tháng, nhưng ảnh đánh giá cao khả năng của tôi, từ đó tôi tiếp tục học và giỏi ngoại ngữ". 
Pham Xuan An
 Nữ tình báo Tám Thảo cùng người chỉ huy Tư Cang (thứ hai từ trái sang) và đồng đội
Gia đình tôi với gia đình anh Ẩn thân nhau lắm, ảnh đến nhà tôi chơi hoài à. Ngày anh Ẩn đi Mỹ học, tôi có đến chia tay tại nhà ảnh. Sau đó nhiều biến cố xảy ra, anh Mười Hương bị bắt, chị Phương Điền cũng bị bắt. Tôi và em tôi chạy xuống Rạch Giá lánh một thời gian. Sau đó tôi về Sài Gòn tìm cách nối lại liên lạc".
Bà Tám Thảo kể tiếp: "Sau khi đi Mỹ về anh Ẩn đến nhà tôi chơi, thấy vẻ mặt ảnh buồn buồn, tôi hỏi: Anh có tính nối lại liên lạc khôngẢnh nói tưng tửng:  chứ. Tôi đã tìm cách liên lạc mấy lần nhưng không được. Tôi bảo ảnh: "Anh chun bị đi, tôi sẽ tìm cách liên lạc". Hồi đó nhân có chị Tám Thanh (sau này làm Chủ tịch Hội Liên hiệp Phụ nữ thành phố) đến liên lạc với tôi và bảo tôi vào chiến khu dự lễ ra mắt Mặt trận dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam. 
Tôi vào chiến khu nói với chị Tám Thanh về chuyện anh Ẩn. Chị Tám Thanh bảo: "Được, đ đó chị lo". Lần sau vào tôi gặp anh Cao Đăng Chiếm. Anh Chiếm bảo: "n là bạn tôi. Chị tìm cách đưn vào đây". Sau đó tôi về đưa anh Ẩn vô, đi bằng taxi, ảnh có thẻ báo chí nên đi qua bót của địch không khó khăn gì. Vào Phú Hòa Đông, tôi về trước, còn anh Ẩn ở lại đó hai, ba ngày để nhận nhiệm vụ".
"Rồi sau đó?", tôi hỏi.
"Tôi chỉ móc liên lạc cho ảnh, còn nhiệm vụ ảnh làm tôi không biết. Sau này chị Ba anh hùng làm giao liên cho ảnh, còn tôi không làm giao liên. Chỉ khi gặp những chuyện đột xuất khẩn cấp mà chưa đến ngày hẹn ảnh mới chạy đến chỗ tôi nhờ tôi liên lạc giúp".
Bà Tám Thảo, cùng người em gái là Chín Chi đều là cán bộ trong Cụm tình báo do ông Tư Cang phụ trách đầu năm 1962. Năm 1964, bà Chín Chi đã thoát ly vào công tác hẳn trong khu giải phóng. Còn bà Tám Thảo lúc đó, theo lời kể của ông Tư Cang thì: "Thân hình thon thả, tầm thước, mặt tròn đầy đặn, giọng Nam có pha lẫn ít giọng Bắc càng tăng thêm sự duyên dáng. Cô là mẫu người đẹp của thành phố. Nhìn vóc dáng và bình phong gia đình của cô thì dù địch có tinh ranh đến mấy cũng khó nghĩ đó là một người cộng sản, một cán bộ Việt cộng". 
Bà vào làm phiên dịch cho một viên thiếu tá tình báo Hải quân Mỹ cố vấn cho tình báo Hải quân ngụy. Tại vị trí này, bà được viên thiếu tá tin cậy, nên đã "lấy được rất nhiều tài liệu tốt phục vụ cho cách mạng", trận Mậu Thân bà cũng được thưởng Huân chương chiến công.
Pham Xuan An
Tám Thảo bên bàn làm việc ngày 7/6/1966
Năm 1969, bà Tám Thảo vào hẳn chiến khu công tác. Tôi hỏi vì sao bà không hoạt động nội thành nữa, bà nói:
"Thứ nhất, tôi lúc đó đã lớn tuổi rồi, làm tình báo thì dứt khoát không được phép lấy chồng không cùng chí hướng, nhất là lấy sĩ quan công chức chế độ Sài Gòn, nên mấy ổng ở trên bảo để tôi ngoài ấy mãi thì làm sao lập gia đình được. Thứ hai, trong cụm tình báo của chúng tôi chỉ có anh Ẩn và tôi ở nội thành, hai người lại biết nhau, một người bị lộ thì sẽ ảnh hưởng đến người kia. Anh Ẩn đã có gia đình, tôi thì chưa, vả lại công tác của anh Ẩn quan trọng hơn tôi nhiều. Ra cứ mấy ổng giới thiệu cho tôi một người và tôi lấy chồng lúc 39 tuổi”.
Chồng bà Tám Thảo nay đã qua đời, trước khi về hưu ông là đại tá công tác ở Bộ Tư lệnh Quân khu 7. (Còn nữa)
Hoàng Hải Vân – Tấn Tú / Thanh Niên

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét