ANH TẦN
Anh Nguyễn Văn Tần là con đầu của bác Tần, sinh
ngày 31 tháng Chạp năm Tân Mùi (1931) - Ở quê tôi trước đây có thông lệ mọi người đều gọi cha mẹ theo tên người con đầu. Cha tôi kể rằng, năm Cộng sản - người dân nơi đây vẫn gọi
thời điểm diễn ra phong trào Xô viết Nghệ Tĩnh năm 1930 / 1931 như vậy - bác
Tần trai đi rải truyền đơn và biểu tình. Cha tôi còn bé, được ông nội giao cho cùng bác Tần gái dắt hai con bò đi
sơ tán ở lùm chùa, vì sợ máy bay Pháp oanh kích. Lúc đó bác gái đang có mang anh
Tần.
Là cháu đích
tôn, anh Tần được cả nhà yêu quí. Ông bà nội tôi chăm sóc, nuôi dưỡng và cho anh ăn học mãi tới năm 12 tuổi mới về với cha mẹ.
Bác Tần trai
mất sớm. Suốt một đời, cha tôi coi anh Tần như con trai cả trong nhà. Trước đây, nhà cha mẹ tôi và nhà bác Tần ở trên
một thửa đất do ông bà nội cho. Hai nhà cách nhau 4 mét, là một lối đi chung.
Trong kháng
chiến chống Pháp, anh Tần học cấp I, cấp II ở quê. Cha tôi còn ở bộ đội, anh đã chăm sóc, bảo ban tôi rất tận tình và nghiêm khắc. Lúc còn nhỏ,
tôi hay nghịch ngộ, mẹ tôi nhờ anh kèm cặp, rèn dạy. Có lần, tôi lén lút bắt chước người lớn
hút thuốc lào, anh bắt được quả tang. Quá giận, vì nói nhiều lần mà tôi không nghe, tức mình anh vừa dốc
ống điếu vào miệng tôi, vừa quát, này thì hút, này thì hút! Bị nước điếu
vừa hôi vừa cay sặc vào miệng, từ đó tôi chừa. Thế mới biết, biện pháp quyết
liệt, gay gắt, nhiều khi đem lại hiệu quả đích thực hơn sự giảng giải lý lẽ thuần túy.
Hồi nhỏ, khi mới đi học, tôi đã đọc nhiều cuốn truyện trong giá sách của anh Tần, dù nhiều chỗ chẳng hiểu gì.
Nhưng có lẽ cũng từ đó, bước đầu hình thành ở tôi một thói quen tốt - đọc sách. Mỗi dịp khai giảng năm học, tôi đều được anh Tần quan tâm chăm chút mua sắm từ bộ quần
áo, đôi dép đến sách vở, bút mực. Anh thường kiểm tra bài vở, xem xét nhắc nhở, uốn nắn việc học hành của tôi.
Mấy năm sau ngày hòa bình lập lại ở Miền Bắc, anh Tần được vào học Trường Bổ túc văn hóa công nông Trung ương. Anh kể rằng, ngày ra Hà Nội nhập trường, ô tô chạy bằng than. Trời nắng nóng, hạ cửa kính
xuống, khói than từ ống xả trên đầu xe tạt vào, bám đầy người. Xuống xe, mặt mũi, quần áo
lấm láp đen nhèm trông như Tây đen. Phải đến vòi nước công cộng ở vỉa hè để gột rửa. Biết tin anh ra học, cha tôi đang đóng quân ở
Xuân Mai về Hà Nội thăm. Chú cháu hàn huyên được một
ngày. Thấy anh thiếu thốn đủ thứ, cha tôi mua quần áo, chăn màn, ba lô, dép, mũ
cho anh.
Học xong Trường
Bổ túc văn hóa công nông Trung ương, anh Tần thi đậu Trường Đại học Kinh Tài (
nay là Trường Đại học Kinh tế Quốc dân ). Anh là một trong những người đầu tiên của làng Đại Xá chúng tôi được vào đại học. Tốt nghiệp, nhà trường có ý định giữ lại,
anh cố xin về Chi cục Thống kê Nghệ An. Mặc dù lúc đó quê tôi đang là
trọng điểm đánh phá của máy bay Mỹ. Anh về Nghệ An vì quê nhà còn mẹ già và các
con nhỏ dại - nhất là có cháu Lân, sinh năm 1959, bị tật nguyền từ bé.
Chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra ở quê tôi khá ác liệt. Năm 1966, đề phòng bị trúng bom Mỹ gây thương vong tổn thất lớn cho cả hai gia đình, anh Tần được địa phương cấp một miếng đất chuyển nhà lên phía đầu làng, cách nhà tôi khoảng 300 mét.
Chiến tranh phá hoại của Mỹ diễn ra ở quê tôi khá ác liệt. Năm 1966, đề phòng bị trúng bom Mỹ gây thương vong tổn thất lớn cho cả hai gia đình, anh Tần được địa phương cấp một miếng đất chuyển nhà lên phía đầu làng, cách nhà tôi khoảng 300 mét.
Đầu năm
1971, tôi bị thương nặng chuyển từ chiến trường Miền Nam ra cứu chữa ở tuyến cuối cùng -
Viện Quân y 108. Được tin, anh Tần khăn gói ra thăm ngay. Anh em gặp nhau
thật cảm động sau gần chục năm xa cách. Sau khi lành vết thương, tôi điều dưỡng ở
Đoàn 251 - Quân khu Tả ngạn, đóng ở Hưng Yên, anh lại ra thăm lần
nữa. Ngày đó việc đi lại không thuận lợi như bây giờ.
Anh Tần là người hiếu học, thông minh, mê đọc sách, thích nghe đài, quan tâm đến thời cuộc. Anh coi đọc sách là một phần không thể thiếu trong đời sống. Anh cho
rằng, ngoài giờ làm việc, dành thời gian đọc sách, nghe đài hữu ích hơn nhiều so với sự đàm tiếu linh tinh, nhạt nhèo, mất thì giờ, vô bổ - thậm
chí có khi còn có hại. Anh vẫn thường nói với tôi, ở đời, đông tây, kim cổ, mọi
điều đều có trong sách cả rồi. Người đọc sách thu lượm được nhiều thông tin,
chắc chắn là hơn người không đọc sách. Có lần, anh đọc cho tôi nghe một bài
thơ bằng chữ Hán trong Ấu Học Ngũ Ngôn Thi (sách học vỡ lòng thời trước) phiên âm sang tiếng Việt:
“ Thiên tử trọng hiền hào
Văn chương giáo nhĩ tào
Vạn ban giai hạ phẩm
Duy hữu độc thư cao”.
Ý nói rằng, mọi Quốc gia đều trọng người hiền tài, hào kiệt. Trong các nghề, đọc sách - theo nghĩa học tập - là cao quí nhất. Dẫu chưa hiểu
hết ý nghĩa của bài thơ, nhưng tôi ngẫm thấy hay, không biết tác giả là ai.
Từ ngày nghỉ hưu cho đến mãi sau
này, anh có hai thú vui là làm vườn và đọc sách. Khuôn viên của anh rộng chừng 1.000 mét vuông, trồng nhiều loại rau quả, vừa đủ ăn vừa có thêm thu nhập. Bao giờ cũng vậy, mỗi bận về quê, ngày chúng tôi ra đi, anh chị đều trao quà. Lúc thì quả dừa, quả mít, lúc thì một túi lạc hay một bọc hoa thiên lý. Và bao giờ cũng vậy, anh căn giờ dõi theo, gọi điện hỏi chúng tôi đã ra đến nơi chưa, trên đường đi có việc gì không. Khi đã ngoài 70 tuổi, anh Tần vẫn thường xuyên đọc sách. Tôi thành nguồn
cung cấp sách cho anh. Mỗi khi làm vườn, anh luôn quàng chiếc đài bán dẫn bên cổ,
nghe suốt buổi. Nhiều lần về quê, được anh trao đổi một số chuyện thời sự, lắm
lúc tôi ngớ ra. Vì có lúc, có chuyên đề, anh cập nhật thông tin hơn tôi. Trước
ngày mất mấy hôm, anh còn đọc lại một tập trong bộ tiểu thuyết lịch sử Tam quốc diễn
nghĩa. Trên giường bệnh của anh có nhiều loại sách, báo.
Còn nhớ, đầu
năm 2006, cha tôi, anh Tần và tôi vào Lệ Thủy - Quảng Bình dự mừng đại thọ 90 tuổi cụ Trương Tấn Phát, thân sinh anh Trương Tấn Phượng - bạn tôi. Bữa đó còn có chú Dương Văn Tương, quê ở xã Đồng Trạch, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, là Giám đốc X 201 - TCKT cùng đi. Tối ngủ lại ở nhà khách của một đơn vị quân đội. Sáng dậy đi tiếp, khi đã khá xa, bất chợt anh nói với tôi, chú ạ, nhà khách thật sang trọng, nhưng đêm qua tôi bị trộm mất ví. Tiền chẳng nhiều đâu, vấn đề là chữ tín! Tôi nói anh tìm lại. Anh nói, lục hết các túi mà không thấy gì. Tôi suy nghĩ mãi. Khi đến Đèo Ngang, mọi người xuống xe chụp ảnh lưu niệm. Nhìn lại mới biết, chú cháu mặc nhầm áo nhau. Vì hai áo giống nhau, đêm chú cháu ngủ cùng giường, cùng phòng, sáng dậy vội đi mặc nhầm. Ví của anh còn nguyên trong chiếc áo cha tôi đang mặc. Mọi người cùng cười. Anh Tần áy náy suýt xoa vì sự hiểu lầm vội vã. Nhìn thấy cảnh đẹp, tôi khẽ đọc bài thơ Qua Đèo Ngang của của Bà
huyện Thanh Quan. Nghe xong, anh cười nói với tôi, chú đọc hay đấy nhưng sai một từ trong câu “Lom
khom dưới núi tiều vài chú", chứ
không phải thiều vài chú. Tiều phu là người đốn củi. Còn thiều lại sang nghĩa khác rồi. Tôi thán phục
trí nhớ và sự tinh tế của anh.
Tính cách anh Tần thắng thắn, trung thực. Anh ghét nhất là hạng người dối trá, đạo đức giả. Sự thẳng thắn, bộc trực của anh có lúc làm mất lòng người khác, kể cả là ruột thịt. Với anh, hoặc là thế này, hoặc là thế khác, không có chuyện chung chung, nước lợ, nửa vời. Mọi điều, anh thích sự chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát. Cái gì hợp lý thì làm, không hợp ý thì thôi. Việc gì làm cũng được mà không làm cũng được, thì cương quyết không làm.
Tính cách anh Tần thắng thắn, trung thực. Anh ghét nhất là hạng người dối trá, đạo đức giả. Sự thẳng thắn, bộc trực của anh có lúc làm mất lòng người khác, kể cả là ruột thịt. Với anh, hoặc là thế này, hoặc là thế khác, không có chuyện chung chung, nước lợ, nửa vời. Mọi điều, anh thích sự chính xác, ngắn gọn, rõ ràng, dứt khoát. Cái gì hợp lý thì làm, không hợp ý thì thôi. Việc gì làm cũng được mà không làm cũng được, thì cương quyết không làm.
Trong xử sự, đôi lúc anh có phần thái quá. Tôi nhớ, có lần nhân lúc trà dư, tửu hậu, một đám
bàn luận về thời cuộc. Có người cao đàm khoát luận. Từ chỗ phê phán
một số hiện tượng tiêu cực trong đời sống xã hội hiện nay, đi đến phủ định hết
thảy mọi điều. Nghe xong, anh nổi đóa và to tiếng, đại ý rằng : Có người
chỉ biết một mà không biết mười, thấy hiện tượng mà không xét bản chất.
Xem lại đi, ngày xưa là thế nào, nay là thế nào. Mới đây thôi, chóng quên quá. Xin lỗi nhé!
Tôi nói không ngoa đâu. Tôi biết mà. Có người ngồi đây, trước đây ông cha không có cái quần
lành để mặc. Thậm chí đứng đái nhà mình, nước tiểu còn vắt sang đất nhà người
khác. Không có tấc đất căm dùi theo đúng nghĩa đen đấy. Đừng tưởng, nay mới làm
được một chút đỉnh, mà đã ngộ mình là trời đất!
Tính anh là vậy. Nghe chướng tai, thấy gai mắt là nói ngay. Có lần tôi tỉ tê tâm sự với anh: “Em mới đọc một bài báo rất hay. Người ta khái quát rằng, ở đời, con người muốn khỏe mạnh, cần hội đủ "tứ tự"- tứ tự là bốn chữ - cần thực hiện đủ 4 điều : "Động - Thông - Tiết - Hợp". Nghĩa là : Thân thể, đầu óc phải hoạt động; nếu không là trì trệ. Các bộ phận trong cơ thể phải thông suốt; tắc nghẽn là đau (thông bất thống, thống bất thông). Phải điều tiết mọi việc thật chừng mực; thái quá bất cập. Phải luôn luôn điều chỉnh để thích nghi với môi trường sống; không xung khắc với hoàn cảnh. Trong các điều đó, với anh, thì Động-Thông-Tiết là tốt rồi. Nhưng về Hợp, theo em, anh nên điều chỉnh phương pháp xử thế phù hợp, tránh sự căng thẳng, ức chế không cần thiết “. Nghe xong, anh cười :” Chú nói rất đúng. Nhưng khổ nỗi, mấy chục năm làm người, tôi đã quen thế mất rồi. Đến chết vẫn vậy thôi. Tôi không làm khác được. Và tôi cũng không có ý định tập bôi trơn các mối quan hệ”.
Tôi ngẫm ra rằng, trong cuộc sống, mỗi người có một cá tính, một cách sống riêng. Đó là điều bình thường, dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải bao giờ người tốt cũng được mọi người xung quanh tán đồng, ủng hộ.
Tính anh là vậy. Nghe chướng tai, thấy gai mắt là nói ngay. Có lần tôi tỉ tê tâm sự với anh: “Em mới đọc một bài báo rất hay. Người ta khái quát rằng, ở đời, con người muốn khỏe mạnh, cần hội đủ "tứ tự"- tứ tự là bốn chữ - cần thực hiện đủ 4 điều : "Động - Thông - Tiết - Hợp". Nghĩa là : Thân thể, đầu óc phải hoạt động; nếu không là trì trệ. Các bộ phận trong cơ thể phải thông suốt; tắc nghẽn là đau (thông bất thống, thống bất thông). Phải điều tiết mọi việc thật chừng mực; thái quá bất cập. Phải luôn luôn điều chỉnh để thích nghi với môi trường sống; không xung khắc với hoàn cảnh. Trong các điều đó, với anh, thì Động-Thông-Tiết là tốt rồi. Nhưng về Hợp, theo em, anh nên điều chỉnh phương pháp xử thế phù hợp, tránh sự căng thẳng, ức chế không cần thiết “. Nghe xong, anh cười :” Chú nói rất đúng. Nhưng khổ nỗi, mấy chục năm làm người, tôi đã quen thế mất rồi. Đến chết vẫn vậy thôi. Tôi không làm khác được. Và tôi cũng không có ý định tập bôi trơn các mối quan hệ”.
Tôi ngẫm ra rằng, trong cuộc sống, mỗi người có một cá tính, một cách sống riêng. Đó là điều bình thường, dễ hiểu. Tuy nhiên, không phải bao giờ người tốt cũng được mọi người xung quanh tán đồng, ủng hộ.
Tuy cá tính mạnh, nhưng anh Tần lại là người sống có văn hóa, trọng tình cảm. Trọn một đời, anh sống nghĩa tình, chu đáo, luôn giải quyết hài hòa các mối quan hệ chung - riêng. Trọn đời, anh thương yêu quí trọng cha mẹ tôi. Anh coi chúng tôi chẳng khác gì em ruột. Thậm chí còn hơn anh em ruột trong một số gia đình. Về mặt tuổi tác, các em tôi đều xấp xỉ như con anh. Nhưng bao giờ cũng vậy, trong xưng hô và cư xử, từ việc nhỏ đến việc lớn, anh luôn tôn trọng đúng cách. Thua anh đến 17 tuổi, nhưng từ khi còn bé đến mãi sau này, chưa khi nào tôi nghe anh gọi tôi bằng tên trống không hoặc bằng thằng - bao giờ cũng là chú. Anh có nhiều bạn bè thân quí lâu năm, cả ở cơ quan cũng như ở quê.
Cuối năm 2007, tôi hoàn thiện nhà ở Mỹ Đình. Ngày 24
tháng Chạp, giữa thời tiết mưa phùn, rét tái tê, anh Tần từ quê lặn lội qua mấy
chặng đường ra Hà Nội mừng tân gia. Anh nói, biết chú mự không thiếu, số tiền
này cũng chẳng là bao. Nhưng đây là đạo lý ở đời, là cái tình, cái nghĩa anh chị
mừng chú mự và các cháu có nhà mới. Vợ chồng tôi thật sự cảm động. Tôi biết, khoản tiền mà anh nói chẳng là bao ấy, là sự chắt chiu gom góp của anh chị. Đêm đó, anh nói là, ngày mai về Nghệ An sớm, lần ra lần khó, năm hết tết đến rồi, cần tranh thủ thăm nhà cô Phượng. Đã gần khuya, trời mưa nặng hạt và rét đậm hơn, anh vẫn sang nhà cô Phượng, em gái tôi, ở Khu tập thể Đại học Sư phạm Hà Nội - cách nhà tôi chừng 3 cây số. Tính anh đã nói là làm.
Anh Tần bị phát bệnh chỉ trong vòng mấy tháng. Trước ngày anh
đi khám ở Viện K, nghỉ lại nhà tôi. Anh em tâm sự đến tận khuya. Anh nói với tôi rằng:" Chú ạ, tôi đã xác định rồi. Nếu ngày mai
khám, bác sĩ kết luận chính xác là ung thư phổi, thì chú bảo các cháu cho tôi
về nhà ngay. Không cứu được đâu. Điều trị lâu ngày tốn tiền, khổ vợ con mà
chẳng giải quyết được gì. Tôi đã gần 80 tuổi, đã đến bờ, đến cõi rồi. Cha tôi
lúc mất chỉ có 36 tuổi thôi. Tôi ra đi là đúng qui luật đời người. Tôi cũng chẳng có
điều gì ân hận cả ". Nghe anh nói mà lòng tôi buồn vô hạn. Vẫn biết rằng,
anh nói vậy cho gia đình có một tâm thế chủ động đón nhận điều đau buồn lớn lao
nhất. Nhưng chúng tôi không thể làm theo lời anh. Không đang tâm, không nỡ lòng
đưa anh về mà không điều trị. Thôi thì, còn nước còn tát. Mong sao anh qua
được. Chí ít cũng kéo dài thêm được một thời gian, dù là ngắn ngủi. Anh điều
trị ở Viện K hai đợt mà không thuyên giảm, rồi chuyển về quê.
Anh Tần mất ngày 17 - 10 âm lịch năm Mậu Tý (2008), chẵn 5 tháng sau khi cha tôi từ trần. Hôm giỗ 49 ngày cha tôi, dẫu đã yếu lắm, nhưng anh vẫn cố đến thắp hương. Giữa khói hương nghi ngút, trong bầu không khí trầm lắng, tôi đứng cạnh anh. Đến lượt mình, anh vừa khấn vừa nói đủ nghe:" Chú ơi! Cháu lạy hương hồn chú. Cháu cũng yếu lắm rồi. Cháu hẹn gặp chú ở cõi vĩnh hằng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong một ngày không xa nữa”. Nghe anh nói, tôi nghẹn ngào khóc nhiều hơn. Biết vậy đấy mà không làm gì được cho anh.
Anh Tần mất ngày 17 - 10 âm lịch năm Mậu Tý (2008), chẵn 5 tháng sau khi cha tôi từ trần. Hôm giỗ 49 ngày cha tôi, dẫu đã yếu lắm, nhưng anh vẫn cố đến thắp hương. Giữa khói hương nghi ngút, trong bầu không khí trầm lắng, tôi đứng cạnh anh. Đến lượt mình, anh vừa khấn vừa nói đủ nghe:" Chú ơi! Cháu lạy hương hồn chú. Cháu cũng yếu lắm rồi. Cháu hẹn gặp chú ở cõi vĩnh hằng với tổ tiên, ông bà, cha mẹ trong một ngày không xa nữa”. Nghe anh nói, tôi nghẹn ngào khóc nhiều hơn. Biết vậy đấy mà không làm gì được cho anh.
Sáng ngày 16 tháng 10 âm lịch, khi đã mệt lắm
rồi, anh nói chị Dớn, vợ anh, gọi điện nhắn tôi về. Lập tức tôi ra bến Mỹ Đình lên xe khách về quê ngay. Bốn
giờ chiều tôi về đến nhà. Anh em nhìn nhau trong nước mắt. Anh giơ 3 ngón tay
và thều thào nói, chú ạ, nhanh lắm, mới có mấy hôm, tôi sụt liền 3 cân. Tôi ngẹn ngào đút
mấy miếng sâm Cao Ly vào miệng anh. Những mong kéo thêm chút thời gian để các
con anh ở xa kịp về nhìn mặt.
Nghe nói,
người bị ung thư giai đoạn cuối đau đớn lắm. Với anh Tần, anh rất tỉnh, không
hề kêu điều gì, dù không dùng thuốc giảm
đau. Suốt trong thời gian ốm, anh không làm phiền ai. Chị Dớn đêm ngày
tận tình chu đáo chăm sóc cơm cháo, thuốc men cho anh. Anh dặn chị rằng:" Nếu anh không qua được, thì dứt khoát phải
báo chú Đẩu về. Còn chú Đào (em tôi) và Hương (con trai anh đang công tác ở
Biên Hòa) có về hay không, phải hỏi chú Đẩu”. Thực ra, vì tin tưởng, anh
muốn tôi về giữ vai trò cầm trịch chỉ đạo các cháu lo liệu việc tang chế được
chu tất. Còn chú Đào và cháu Hương hiện đang công tác ở
đơn vị Quân đội, về hay không, phải được đơn vị đồng ý. Thế đấy, đến việc tang
của mình, anh cũng suy nghĩ thấu đáo, sao cho không ảnh hưởng, lụy phiền đến người khác. Lâu nay các con anh, trai gái dâu rể đều ngoan, hiếu thuận với cha mẹ, nhất là trong những lúc khó khăn, đau ốm. Ngày anh đến hồi nguy kịch, các con anh: vợ chồng cháu Tân, vợ chồng cháu Thư, cháu Hương, vợ chồng cháu Nguyên và anh Thành, chồng chị Nam em gái anh, đều kịp về - trong đó có người ở tận Vĩnh Long, Vũng Tàu, Biên Hòa, cách xa hàng mấy ngàn cây số.
Tôi ở Hà Nội về được một ngày thì anh mất. Ngày tang anh, anh chị em, bà con họ hàng chúng tôi ở mọi nơi đều về dự đông đủ. Cục Thống kê Nghệ An - nơi anh công tác trước ngày nghỉ hưu - cử nhiều người đến viếng. Các bạn anh đều đã lớn tuổi, nghỉ hưu nhiều năm, ở tận Quảng Bình, Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác đến viếng, tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Kết thúc lễ tang, thay mặt chị và các cháu, tôi ngẹn ngào nói lời vĩnh biệt anh và cám ơn quan khách, họ hàng, thân hữu gần xa đã đến tiễn biệt anh về cõi vĩnh hằng. Cuối chiều đông, gió thổi nhẹ, trời ảm đạm, tôi lặng lẽ quay về, lòng tê tái buồn.
Tôi ở Hà Nội về được một ngày thì anh mất. Ngày tang anh, anh chị em, bà con họ hàng chúng tôi ở mọi nơi đều về dự đông đủ. Cục Thống kê Nghệ An - nơi anh công tác trước ngày nghỉ hưu - cử nhiều người đến viếng. Các bạn anh đều đã lớn tuổi, nghỉ hưu nhiều năm, ở tận Quảng Bình, Hà Tĩnh và nhiều địa phương khác đến viếng, tiễn đưa anh về nơi an nghỉ cuối cùng.
Kết thúc lễ tang, thay mặt chị và các cháu, tôi ngẹn ngào nói lời vĩnh biệt anh và cám ơn quan khách, họ hàng, thân hữu gần xa đã đến tiễn biệt anh về cõi vĩnh hằng. Cuối chiều đông, gió thổi nhẹ, trời ảm đạm, tôi lặng lẽ quay về, lòng tê tái buồn.
Với anh Tần,
ngoài quan hệ họ hàng huyết thống, tôi coi anh như một người tri âm, tri kỷ,
tâm phúc trong đời. Anh như là người thầy đầu tiên bày dạy, bảo ban tôi từ
những ngày thơ ấu. Phải chăng vì thế mà tôi với anh rất hợp nhau. Tôi cũng tự thấy mình, ít nhiều, chịu ảnh hưởng về tính cách của
anh. Không biết đó là do gien hay là môi trường - có thể là do cả hai gộp lại. Nhiều năm sau này, khi đã trưởng thành, với tình thương, lòng kính trọng và sự báo đáp, tôi có giúp anh được một số việc. Nhưng chưa đáng là bao. Anh thành người thiên cổ đã hơn 3 năm. Tôi có gặp hình ảnh anh trong một số lần chiêm bao.
Và chắc chắn rằng, trong tâm khảm, tôi nhớ anh đến trọn
đời ./.
Mỹ Đình, Mồng 10
Tết Nhâm Thìn
NMĐ
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét