Menu ngang

Thứ Hai, 15 tháng 6, 2015

“Cơn dông” hay “cơn giông”?

Sau buổi chiều ngày 13/6, một thắc mắc lại nổi lên khi trên các báo có những cách viết khác nhau: “cơn dông” và “cơn giông”.
Từ “dông” thành “giông”
Bách khoa toàn thư mở Wikipedia thì định nghĩa: “Dông - hay còn viết là giông - là hiện tượng khí tượng phức hợp gồm chớp và kèm theo sấm do đối lưu rất mạnh trong khí quyển gây ra. Nó thường kèm theo gió mạnh, mưa rào, sấm sét dữ dội, thậm chí cả mưa đá, vòi rồng. Ở vùng vĩ độ cao có khi còn có cả tuyết rơi...”

Tuy nhiên, Từ điển mở Wiktionary chỉ đưa ra định nghĩ danh từ “dông” – “chỉ hiện tượng khí quyển phức tạp, xảy ra đặc biệt vào các tháng 6-7-8, có mưa rào, gió giật mạnh, chớp và kèm theo sấm, sét”.
cơn dông, cơn giông, tiến sĩ
Trung tâm Khí tượng Thủy văn chỉ sử dụng từ “dông” trong các bản tin của mình.
Phòng Vật lý Khí quyển, Viện Vật lý Địa cầu, khi thông tin về kiến thức cũng viết “Kiến thức phổ thông về dông, sét” – “Cơn dông được hình thành khi có khối không khí nóng ẩm chuyển động thăng. Cơn dông có thể kéo dài từ 30 phút đến 12 tiếng và có thể trải rộng từ vài chục đến hàng trăm km...”
Theo phân tích trên trang thông tin tìm hiểu về từ nguyên (tunguyenhoc.blogspot.com), thì: Các từ điển xưa chỉ có “dông” với nghĩa là gió lớn trong lúc chuyển mưa (Huỳnh Tịnh Của, 1896a: 243; Hội Khai Trí Tiến Đức, 1931:156; Lê Văn Đức, 1970a:377).
Một số từ điển hiện nay cũng coi “dông” là dạng duy nhất đúng chính tả (Nguyễn Như Ý, 1999:548).
Tuy nhiên cũng có một số từ điển hiện nay chấp nhận cả “dông” và “giông”, xem như hai biến thể của cùng một từ (Nguyễn Kim Thản, 2005: 474 và 689; Hoàng Phê, 2006: 263 và 403).
Trang thông tin tunguyenhoccũng giải thích “Có vẻ như dạng sai chính tả bắt đầu xuất hiện nhiều lên kể từ khi Vũ Trọng Phụng cho xuất bản quyển tiểu thuyết  lấy nhan đề là “Giông tố” vào năm 1937. Tác phẩm như “Giông tố” và nhà văn tầm cỡ Vũ Trọng Phụng nhất định phải có vai trò quan trọng trong việc phổ biến cách viết sai. Tuy nhiên cái lỗi chính tả đó cũng phải phù hợp với cảm thức của người Việt nên nó mới dễ dàng được chấp nhận như ta thấy hiện nay”.
Tiến sĩ hay tiến sỹ?
Không phải chỉ có dông/ giông mới gây bối rối, mà tiếng Việt còn hàng loạt từ ngữ khó phân định lỗi và hay mắc - hoặc dùng được cả 2, chủ yếu đối với các từ có phụ âm đầu là d/gi, nguyên âm là i/ y.
Ví dụ như "giậm chân" hay "dậm chân", “giùm” hay “dùm”, “giấu giếm” hay “dấu diếm”, "giang tay" hay "dang tay". Trong một số trường hợp, từ bị cho là sai chính tả lại chiếm ưu thế áp đảo. Như, từ điển xưa nay chỉ có “giùm”, không có “dùm”, nhưng hiện nay trên Internet số trang viết sai đã nhiều gấp đôi số trang viết đúng.
Trên thực tế tần số của “giông tố” đè bẹp khả năng xuất hiện của “dông tố”. 

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét