Menu ngang

Thứ Ba, 6 tháng 10, 2015

ĐÔI ĐIỀU SẺ CHIA - 
XIN “KHOE” MỘT CHÚT

Sau khi đọc bài Thượng tướng Trần Sâm – Con người & Sự nghiệp, bạn đọc FB xa gần, trên từng phương diện, đã sẻ chia, đồng cảm. Tác giả rất lấy làm cảm kích!
Sau đây, xin giới thiệu ý kiến của Đại tá Nguyễn Toàn, cựu Tham mưu phó TCKT, cựụ Cục trưởng Cục Kỹ thuật Binh chủng TCKT và Thiếu tướng Hồ Thủy, Giám đốc Bảo hiểm xã hội Bộ Quốc phòng .
I – Đại tá Nguyễn Toàn:
Cảm ơn tác giả về bài viết về Thượng tướng Trần Sâm,vị tướng tài năng, đa năng, cực kỳ sắc sảo, thông minh mà vô cùng đôn hậu,hiền hoà mà tôi từng biết, nhất là vào những năm 1987-1989, khi tôi vinh hạnh được trực tiếp giúp việc và được ông dạy bảo tại Cục Quản lý Kỹ thuật - Bộ Quốc phòng.
1-Ngoài anh em bảo vệ,công vụ,lái xe, thì tôi là người cấp hàm bé nhất được trực tiếp làm việc hầu bác một thời gian ngắn. Tuy kg lâu nhưng vì đc làm trực tiếp và nhiều khi chỉ một thầy một trò, nên ấn tượng là sâu sắc. Những người như bác toả ảnh hưởng đến người khác không cần nhiều thời gian, bởi sự hấp dẫn, năng lượng trí tuệ và sự cảm hoá từ đức độ,nhân cách là rất lớn.
2- Đúng là chiếc xe đạp Favorite,cái “chuyên xa” nổi tiếng Phủ Đầu Rồng của bác thuở nào. Lúc thì dựng ở khu A,lúc lại thấy dựng ở khu C/TCHC và khu D/TCKT.Vẫn như còn đây trước mặt tôi hình ảnh vị tướng già người tầm thước, hơi đậm,vai rộng,bắp chân cổ tay rắn rỏi hiếm thấy ở một ông lão 70. Bác đạp xe rất dẻo,sành điệu,gọn ghẽ như một cuaro thực sự.
3- Một lần bác gọi tôi sang khu A,bảo ngồi, lấy giấy bút ra. Tổ chức đang lộn xộn,kg đúng quan điểm hệ thống chi cả. Nó phải là mạng carô,đường ngang là cấp, đường dọc là ngành. Sao lại giữ đường ngang xoá đường dọc,nói rằng tại vì trước tuyệt đối hoá đường dọc là sai,giờ phải nhấn đường ngang mới là đúng. Trật cả, cả 2 đường đều quan trọng trong mạng caro hoàn chỉnh của nó. Tuyệt đối hoá hay nhấn mạnh cực đoan bất kỳ một "anh" nào đều phá hỏng logic hệ thống hết sức hợp lý và khoa học của nó... Cậu về viết theo cách đó,mai đưa tôi coi nha. Còn chè kg,nhớ cầm sang nha.
4. Bác thiếu gì chè,chè tiếp khách của VP,chè người thân biếu... nhưng bác "nghiện" chè tôi mang sang. Đó chỉ là trà Thái loại ngọn bình thuong cô Yến p.KHTH mua ở Sinh Từ nhưng bác khen ngon lắm. Phải chăng, đó là cách bác động viên khích lệ tôi, làm cho tôi tự tin hơn khi được gần bác.
5.Tháp tùng Thượng tướng đến BTL.Tăng Thiết Giáp,chứng kiến bác và tướng Ngô Kỷ , Tư lệnh nói chuyện chơi tennis. Sau khi nói một hồi về sân,vợt, bóng, đánh đơn, đánh đôi...,ông.Kỷ hỏi ông Sâm chơi vợt gì,bóng gì,sân nào. Nghe ông Sâm trả lời, ông Kỷ lắc đầu,thế thì anh là bậc thày của tôi rồi, chịu anh đấy !
II – Thiếu tướng Hồ Thủy:
Cha tôi đã có thời gian làm thư kí cho bác Trần Sâm khi bác là Tư lệnh kiêm Chính ủy Liên khu 4 trong kháng chiến chống Pháp. Mẹ tôi cùng công tác với bác Lê Thị Lý khi ở Cục Chính sách TCCT, nên tôi biết rõ về gia đình bác. Bác Sâm thực sự là một VỊ TƯỚNG tài hoa, đức độ, liêm khiết, mẫu mực, nhân hậu, một CON NGƯỜI chân chính, giàu tình cảm - không chỉ trong gia đình mà với tất cả anh em đồng chí, bạn bè, quê hương. Tôi nhớ hình ảnh cuối cùng gặp bác khi bác đã yếu, nằm tại BV 175/TP HCM, vào buổi chiều bác nói cháu công vụ đẩy xe lăn đưa bác ra ngồi xem người khác chơi tennis. Trong lòng bác ôm cây vợt tennis. Tôi hỏi: Sao bác cầm cây vợt vậy ? Bác bảo: Để cho đỡ nhớ, cháu ạ ! Thế đấy ! Sức lực là có hạn, nhưng tinh thần thì vô hạn, trong mọi việc ! Thượng tướng TRẦN SÂM là như vậy ! Thật đáng trân trọng và học theo !


III -  Và tôi cũng xin đưa vào đây mấy lời tâm sự của Nguyễn Trần Thùy Vinh ( con gái tôi, hiện đang công tác tại Trung tâm Phát thanh - Truyền hình quân đội ) nói vài kỷ niệm về ông ngoại cháu :
" Kỷ niệm về ông ngoại là cứ mỗi tháng ông lĩnh lương, lại thì thầm với mấy đứa cháu: Ông cho đi cùng ra Tràng Tiền mua sách. Nhưng phải nhớ đừng có mách với
bà nhé. Cả lũ trẻ con sướng rơn vì được ông mua cho bao nhiêu là truyện hay, nhưng mà chả bao giờ giữ mồm được. Về nhà, bà hỏi mấy câu, lại khoe: ông mua cho con đấy. Kết luận bà lại nổi nóng, cáu ầm lên, ông thì im thít tìm chỗ né cơn thịnh nộ, cũng chả mắng mấy đứa mách lẻo câu nào. Tháng sau lại như thế tiếp.
Kỷ niệm thứ 2 về sách là khi ông hơn 90 rồi, vẫn thấy cặm cụi ngồi đọc Tư bản luận của Mark.
Điều con học được lớn nhất từ ông là niềm đam mê với sách".

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét