CÂY
ĐA, GIẾNG NƯỚC
TRONG
TÂM THỨC NGƯỜI LÀNG ĐẠI XÁ
Hơn
trăm năm nay Cây Đa thả bóng uy nghi, trầm mặc án ngữ ngã ba làng là hình ảnh thân
thương của bao thế hệ con dân làng Đại Xá (xã Nghi Hợp, huyện Nghi Lộc, Nghệ
An). Người dân Đại Xá xem đó là biểu tượng lưu giữ kí ức, linh khí của làng
mình.
Làng
Đại Xá tọa lạc trên một triền đất hướng tây nam, án ngữ ở tuyến đường từ huyện
lỵ dẫn về trung tâm xã. Các bậc cao niên trong làng nhẩm tính, Cây Đa có tuổi
trên trăm năm do Cố ( Cụ )Tế trồng. Các cụ cao niên tâm đắc, Cố Tế là người
nhìn xa cho hậu thế, bởi Cây Đa được Cố gieo mầm xanh trên khoảnh đất bồi cao
ráo, đắc địa có tầm nhìn khoáng đạt ra cánh đồng bát ngát tiếp giáp với ba xã.
Từ gốc đa có thể phóng tầm mắt về hướng đông, nơi đây từng ghi dấu ấn đền thờ
Thành Hoàng làng và chùa thờ Bụt. Góc nhìn phong thủy, đó là nơi quần tụ của
khách thập phương qua lại đón nhận nhiều thông tin, thuận tiện giao thương ra
bên ngoài.
Ơn
bậc tiền nhân, bao đời nay Cây Đa trở thành trạm dừng chân tìm chút ngơi nghỉ của
bao lữ khách thập phương mỗi dịp đi ngang qua làng, hay ai đó muốn ngóng nghe
tin tức, thăm hỏi người quen trong làng. Cây Đa cũng là nơi lữ khách qua đường,
khách thập phương tìm về làng dừng chân rũ bụi trần, tìm sự yên bình trong tâm
hồn thanh thản bước vào làng… Sự gần gũi ấy, chốn
“thiêng” ấy bình dị trở thành trung tâm giao thương, sinh hoạt cộng động của cư
dân làng Đại Xá.
Lẽ
tự nghiên ấy, Cây Đa là chứng nhân của biết bao thăng trầm của làng Đại Xá, có
thể lục ra ngay được trong tâm thức của mỗi con dân của làng. Trưa hè Cây Đa là
vòm xanh trẻ trâu mặc sức thả hồn vào các trò đánh trận giả, chơi khăng, đánh
đáo, đấu vật…Vào mùa thu hoạch, gốc đa là nơi tập kết khoai, lạc của cư dân
trong làng và đội sản xuất với bao ký ức của một thời “đổi công
lấy điểm chia lương thực”.
Đến mùa sản sinh, chim thường kéo về đây làm tổ, bọn trẻ trong làng có dịp trổ
tài leo đa bẫy chim thật sôi động. Đêm
về Cây Đa là chốn hẹn hò, tự tình của biết bao đôi gái trai nên duyên vợ chồng.
Hiệu
lệnh bắt đầu một ngày làm việc hay kết thúc công việc đồng áng cũng phát ra từ
tiếng kẻng treo cách Cây Đa không xa lắm. Tiếng kẻng vang lên cũng là lúc
bà con xã viên trong làng ngơi nghỉ, tụ họp dưới gốc đa để ghi công, bình điểm,
thăm hỏi, động viên nhau sau một ngày xuống đồng. Không những vậy, Cây Đa còn
là nguồn khởi hứng các cụ cao niên sáng tác thơ, truyền dạy truyền thống “uống
nước nhớ nguồn” cho con cháu.
Qua
bao biến cố, Cây Đa vẫn trầm mặc, gắn bó với biết bao nỗi niềm của con dân làng
Đại Xá, khi chứng kiến bao người ra đi bao người quay về tìm lại kí ức chốn quê.
Cùng với thời gian, biểu tượng tự tình của làng không còn vạm vỡ, lẫm liệt, oai
phong như xưa, có thể do nhiều tác nhân và điều kiện thổ nhưỡng khắc nghiệt ảnh
hưởng đến tuổi thọ của “cụ đa”. Dễ nhận ra, thân đa không còn căng tròn, láng
mượt, cành đa không còn dẻo dai, cứng cáp đứng trước phong ba như xưa, mà có cảm
nhận như thân đa bị thô ráp, nhỏ lại, một
phần thân đa bị lão hóa, bỏ cành...
Để
biểu tượng của uy nghi, trung tâm sinh hoạt cộng đồng một thời
của làng vẫn mãi mãi là linh khí của làng, thiết nghĩ sự chung tay của
trước hết là con dân của làng dù ở tại địa phương hay mọi miền, các bậc cao
niên hiến kế bảo tồn, nuôi dưỡng nâng niu tuổi thọ của “Cụ
Đa” để thế hệ mai sau còn có dịp chứng kiến sự sinh tồn thực thụ
chứ không chỉ qua lời kể. Điều này không chỉ có nghĩa về
giáo dục thế hệ con cháu dân làng truyền thống “ăn quả nhớ người trồng cây”,
qua đó khơi gợi tình làng nghĩa xóm, hồn cốt cộng đồng
.
Cùng
với Cây Đa, như bao miền quê đất Việt, ở làng Đại Xá còn có giếng
làng.
Xưa kia, toàn bộ nước sinh hoạt của cả làng đều chung nhau lấy từ một giếng. Giếng
là mạch nguồn mát trong để nhà nhà gánh về nấu cơm, pha trà, om hãm những ấm chè xanh nặng tình người, tắm mát biết bao tâm hồn…Qua bao thế hệ,
sân giếng còn là một địa chỉ sinh hoạt văn hóa tinh thần, nơi hẹn hò gặp gỡ trò
chuyện thân tình của bao nam thanh nữ tú
làng Đại Xá - trong đó có biết bao cặp nên vợ nên chồng. Trải
qua thời gian, nguồn long mạch của làng bị bồi lấp, vẫn còn dấu tích nhưng nguồn
nước mát trong không còn như xưa.
Với
tâm nguyện bảo dưỡng, phục hồi những chứng tích neo giữ tâm hồn, ký thác tình
quê, lòng kính yêu nơi chôn rau cắt rốn, quê cha đất Tổ, vườn ươm đầu đời, môi
trường sinh sống thuở hàn vi, CHÚNG TÔI - những con dân của làng Đại Xá đang
sinh sống trên nhiều miền Tổ quốc - xin được chung sức, chung lòng vun đắp lại
CÂY ĐA LÀNG thêm bền vững tươi xanh, phục hồi lại nguyên khí; xin khôi phục GIẾNG
LÀNG để khơi lại nguồn long mạch của làng được thông suốt. CHÚNG TÔI xin được
coi đây là một kỷ niệm với quê hương, một nghĩa cử tri ân tiền nhân và là một
món quà tinh thần dành cho con cháu. Được thế, vui lắm thay!
Nguyễn Đình Thi
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét