Nói không thật tâm nửa câu cũng nhiều
GIAO HƯỞNG
Đầu thế kỷ 21 cả thế giới phẳng chứng kiến
sự “trỗi dậy hòa bình” của TQ, cả thế giới phẳng đồng thời lo ngại cảnh giác về
sự “trỗi dậy hòa bình” mà chưa ra khỏi đường ray tư tưởng bá quyền Đại Hán, cụ
thể việc Trung Nam Hải ngày 02.5.2014 thả dàn khoan HD 981 chạy lung tung trong
thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế của VN. Chính họ đã tự phơi bày mưu sâu
kế hiểm, tự phơi bày bản chất bành trướng xâm lược VN truyền đời ra trước thiên
hạ.
Biển
Đông thét gào
Ngay tại phiên khai mạc Đối thoại Shangri-La
ngày 31.5.2014, đại diện các nước láng giềng đã mạnh
mẽ phê phán chuỗi hành động gây hấn mang tính bạo lực cường quyền áp đặt của TQ tại Biển Đông, phê phán việc TQ đưa ra những đòi hỏi phi lý trái với
luật pháp quốc tế, song để lấp liếm những sai trái ấy TQ đã có những
phát ngôn những hành động gắp lửa bỏ tay láng giềng. Sách Hán tự có câu:
TỬU
PHÙNG TRI KỶ THIÊN BÔI THIỂU
THOẠI BẤT ĐẦU CƠ BÁN CÚ ĐA
(Rượu gặp tri kỷ nghìn ly cũng ít. Nói không phù hợp nửa câu cũng nhiều).
Hóng hớt bên lề Đối thoại Shangri-La 2014, vẫn
viết tại Đối thoại dù rất
đông đảo hùng hậu song phái đoàn TQ cũng không thể biện minh cho hành động ngang ngược của Trung Nam
Hải gây hấn Biển Đông khiến cả thế giới phải lên tiếng phản
đối; Phái đoàn TQ vì bất đồng tâm quay sang công kích Nhật Bản trong việc tranh chấp chủ quyền đảo Senkaku/Điếu Ngư. Đại diện TQ
lớn tiếng công kích song không đủ chứng lý để khẳng
định Nhật Bản “sai
lầm” “vi phạm chuẩn tắc trong quan hệ quốc tế”.
Ngược dòng thời gian càng rõ thêm những tiểu tiết về
lịch sử của Biển Đông. Suốt mấy ngàn năm đại lục TQ ít quan tâm đến
biển. Đầu thế kỷ XX nhiều quốc gia bắt đầu chú ý tới nguồn lợi to lớn từ
biển,TQ cũng bắt đầu bộc lộ ý đồ mở rộng chủ quyền trên biển, từ đó về sau
trong các sách lược chiến lược TQ luôn
gây cớ cạnh tranh trên biển và tiến
hành tìm kiếm nguồn tài nguyên biển.
Ngày 26.5.1950 bùng nổ chiến tranh Triều
Tiên, Tổng thống Hoa Kỳ Truman lệnh cho Hạm đội 7 tiến vào eo biển Đài Loan
nhằm ngăn chặn TQ tấn công các đảo trên eo biển Đài Loan. Mặc cho TQ lên án
kịch liệt, hành động của Hạm đội 7 là thông điệp Mỹ đã thực sự bảo hộ Đài Loan.
Để chứng tỏ quyết tâm giải phóng Đài Loan, ngày 11.8.1954 Thủ tướng Trung Quốc
Chu Ân Lai tuyên bố sẽ “giải phóng Đài Loan” và tăng cường pháo kích hai đảo
ven biển Kim Môn, Mã Tổ. Ngày 03.9.1954 TQ đại lục tấn công các đảo Kim Môn, Mã
Tổ, các nhà chép sử gọi đây là cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ nhất.
Năm 1958 tiếp tục xảy ra khủng hoảng eo
biển Đài Loan lần thứ hai. Ngày 23.8.1958 TQ đột ngột nã pháo cấp tập vào đảo
Kim Môn. Theo Hiệp định phòng thủ tương hỗ giữa Đài Loan-Hoa Kỳ, Tổng thống
Eisenhower đã ra lệnh cho tàu chiến Hoa Kỳ vào bảo vệ đường tiếp tế hậu cần từ
đảo Đài Loan đến 2 đảo tiền tiêu Kim Môn, Mã Tổ. Ngày 04.9.1958 Thủ tướng TQ
Chu Ân Lai công khai tuyên bố với quốc tế quyết định của Chính phủ TQ về hải
phận 12 hải lý kể từ đất liền của TQ và các đảo ngoài khơi, bao gồm cả quần đảo
Tây Sa và Nam Sa (tức quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam). Sau đó ngày
14.9.1958, Thủ tướng Chính phủ VNDCCH Phạm Văn Đồng gửi Công thư cho Thủ tướng
Chu Ân Lai.
Phải đặt Tuyên bố của TQ cũng như Công thư
của VNDCCH nói trên trong bối cảnh lịch sử phức tạp và cấp bách về tình hình
lãnh thổ trên biển đối với TQ theo luật pháp quốc tế, cũng như diễn biến quân
sự căng thẳng xung quanh eo biển Đài Loan. Công thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn
Đồng ra đời trong bối cảnh “phức tạp và cấp bách” đối với TQ, đồng thời lúc đó
quan hệ Việt-Trung “vừa là đồng chí vừa là anh em”, trong tình hình lãnh thổ TQ
đang bị đe dọa chia cắt, cuộc khủng hoảng eo biển Đài Loan lần thứ hai khiến
Hải quân Hoa Kỳ đưa tàu chiến vào can thiệp, TQ ra tuyên bố về lãnh hải bao gồm
đảo Đài Loan trước hết nhằm khẳng định chủ quyền trên biển của TQ trong tình
thế bị đe dọa tại eo biển Đài Loan, tuy nhiên TQ vẫn không quên mục đích “sâu
xa” của họ trên Biển Đông nên đã “lồng ghép” thêm hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa của VN vào bản tuyên bố. Công thư 1958 xuất phát từ mối quan hệ rất
đặc thù với TQ trong thời điểm VNDCCH đang rất cần tranh thủ sự ủng hộ và giúp
đỡ của các quốc gia trong khối xã hội chủ nghĩa bấy giờ, và là một cử chỉ ngoại
giao tốt đẹp thể hiện quan điểm ủng hộ của VNDCCH trong việc tôn trọng lãnh hải
12 hải lý của TQ trước các diễn biến quân sự phức tạp trên eo biển Đài Loan.
Qua Công thư, những lời của Thủ tướng Phạm Văn Đồng ủng hộ TQ diễn ra trong
hoàn cảnh hết sức khẩn trương, chiến tranh chuẩn bị leo thang, Hạm đội 7 của Mỹ
đang tiến vào eo biển Đài Loan và đe dọa TQ.
Mưu
sâu kế hiểm nhằm thôn tính láng giềng
Chúng ta hãy luôn khắc nhớ, khoảng 5000
năm lại nay ở TQ, những lợi ích mang màu sắc chính trị khiến quan lại người Hán
thực hiện những hành vi mà trong các hoàn cảnh khác ít ai có thể làm được, và
nếu chỉ so với lương tri của người bình thường luôn lấy chữ an làm đầu, có khi
láng giềng VN không thể lường hết mưu sâu kế hiểm của họ. Trong suốt quá trình
thực hiện mưu đồ bá chủ Biển Đông, TQ đã không ít lần đưa ra các tài liệu xuyên
tạc lịch sử, biến trắng thành đen biến không thành có, cố tình tung hỏa mù để
làm sai lệch nhận thức của chính nhân dân TQ cũng như của cộng đồng quốc tế
theo hướng có lợi cho mưu đồ bá chủ của Trung Nam Hải. Song, trước những bằng chứng hiển nhiên của sự thật
lịch sử và ánh sáng của luật pháp quốc tế, những hành vi xuyên tạc, tung hỏa
mù, cố tình làm cho cộng đồng quốc tế ngộ nhận vv…càng ngày càng phát lộ âm
mưu, thủ đoạn, ý đồ nuốt trọn Biển Đông của Trung Nam Hải.
Việc TQ viện dẫn giải thích
xuyên tạc Công thư 1958 của Thủ tướng Phạm Văn Đồng, coi nội dung Công thư như một “bằng chứng”
về việc VN đã công nhận chủ quyền của TQ
đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (???) là nằm trong chuỗi hành
động tạo cớ có tính toán nhưng không có điểm dừng, để từng bước hợp thức hóa
yêu sách chủ quyền phi lý của họ đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của
VN. Nói sách mách chứng, sau đây là nguyên văn Công thư của Thủ tướng Chính phủ
VNDCCH Phạm Văn Đồng gửi cho Thủ tướng TQ Chu Ân Lai:
“Thưa
đồng chí Tổng lý
Chúng
tôi xin trân trọng báo tin để đồng chí Tổng lý rõ: Chính phủ nước Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa ghi nhận và tán thành bản tuyên bố ngày 4 tháng 9 năm 1958 của
Chính phủ nước Cộng hoà Nhân dân Trung Hoa quyết định về hải phận của Trung
Quốc.
Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tôn
trọng quyết định ấy và sẽ chỉ thị cho các cơ quan Nhà nước có trách nhiệm triệt
để tôn trọng hải phận 12 hải lý của Trung Quốc trong mọi quan hệ với nước Cộng
hoà Nhân dân Trung Hoa trên mặt biển. Chúng tôi xin kính gửi đồng chí Tổng lý
lời chào rất trân trọng”.
Công thư 1958 mang hai nội dung rất rõ
ràng: Một là, Chính phủ VNDCCH ghi nhận và tán thành việc TQ mở rộng lãnh hải
ra 12 hải lý; Hai là, Chính phủ VNDCCH chỉ thị cho các cơ quan nhà nước tôn
trọng giới hạn lãnh hải 12 hải lý mà TQ tuyên bố. Công thư của Thủ tướng Phạm
Văn Đồng chỉ tán thành những tuyên bố của TQ có nội dung hợp pháp được cộng
đồng quốc tế thừa nhận trên cơ sở luật pháp quốc tế tại giai đoạn đó. Trong
Công thư không có từ nào, câu nào đề cập vấn đề lãnh thổ và chủ quyền, càng
không nêu tên bất kỳ quần đảo nào như TQ đã nêu. Chỉ xét về câu chữ trong một
văn bản có tính chất ngoại giao cũng dễ thấy mọi suy diễn của TQ cho rằng Công
thư 1958 đã tuyên bố từ bỏ chủ quyền của VN đối với hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa, và coi đó là bằng chứng khẳng định VN đã thừa nhận chủ quyền của TQ
đối với hai quần đảo này là sự quàng xiên trơ tráo. Trên công luận VN từng phân tích sáng tỏ nội dung
Công thư 1958, khẳng định rằng văn bản này được thể hiện rất thận trọng, đặc
biệt là không hề có chữ nào câu nào tuyên bố từ bỏ chủ quyền của VN đối với hai
quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.
Cũng trên cơ sở luật pháp quốc tế tại giai
đoạn đó cho thấy một phần nội dung bản tuyên bố ngày 4.9.1958 của Thủ tướng TQ
Chu Ân Lai đã vi phạm nghiêm trọng chủ quyền quốc gia về lãnh thổ của VN, đồng
thời vi phạm nghiêm trọng các cơ sở pháp lý về chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa của VN đã được cộng đồng quốc tế thừa nhận và nhiều lần
tái thừa nhận. Cụ thể là tại Hội nghị San Francisco 1951, các quốc gia tham dự
đã bác bỏ yêu sách về chủ quyền của TQ trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa,
cũng trong phiên họp toàn thể hội nghị này, VN long trọng tuyên bố chủ quyền
lâu đời và liên tục của mình trên hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, tất cả
các quốc gia tham dự không có phản đối hay ý kiến gì khác, có nghĩa là thời
điểm gần nhất từ năm 1951 cộng động quốc tế đã thừa nhận chủ quyền lịch sử và
pháp lý của VN tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Thế nên theo luật pháp
quốc tế, những tuyên bố đơn phương về chủ quyền của TQ đối với hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa là vô hiệu.
Phát biểu của người đứng đầu Chính phủ VN
về chủ quyền lãnh thổ tại cuộc gặp báo chí quốc
tế ngày 21.5 nhân
chuyến thăm làm việc tại Philippines, là thông điệp thể hiện bản lĩnh, sức mạnh
VN: “Việt Nam kiên quyết bảo vệ chủ quyền
và lợi ích chính đáng của mình bởi vì chủ quyền lãnh thổ, chủ quyền biển đảo là
thiêng liêng. Chúng tôi luôn mong muốn có hòa bình, hữu nghị nhưng phải trên cơ
sở bảo đảm độc lập, tự chủ, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ, vùng biển, và nhất
định không chấp nhận đánh đổi điều thiêng liêng này để nhận lấy một thứ hòa
bình, hữu nghị viển vông, lệ thuộc nào đó”. Người Việt trong ngoài nước
cùng cộng đồng quốc tế đồng tình cao với thông điệp bởi nó tiếp biến giá trị
văn hóa lịch sử VN-một dân tộc luôn quý trọng láng giềng, yêu chuộng hòa bình,
vậy mà chính dân tộc ấy đã phải bao lần đương đầu với những thế lực xâm lăng
mạnh nhất thời đại, mạnh gấp nhiều lần dân tộc Việt, cuối cùng vẫn bảo toàn
được độc lập tự chủ của dân tộc mình.
Vĩ
thanh
Cảo thơm
lần dở. Trần Nhân Tông (1258-1308) vua thứ ba
của nhà
Trần, trị vì 15 năm, ông lãnh đạo
quân dân Đại Việt tiến hành 2 cuộc kháng chiến (lần 2 và lần 3) đánh
đuổi xâm lược Nguyên-Mông. Đất nước khải hoàn ông lui về núi Yên Tử và trở
thành vị tổ thứ nhất Thiền phái Trúc Lâm. Qua 4 câu kết của bài phú Cư trần lạc đạo, hậu thế hiểu cách
“thiền” của Phật Nhân Tông rất thoải mái mà vẫn hợp đạo:
Cư trần lạc đạo thả tùy duyên,
Cơ tắc xan hề, khốn tắc miên.
Gia trung hữu bảo, hưu tầm mịch
Đối cảnh vô tâm, mạc vấn Thiền.
(Ở đời vui đạo cứ tùy duyên/ Hễ đói thì ăn, mệt ngủ liền/ Báu sẵn trong
nhà đâu kiếm nữa/ Vô tâm đối cảnh hỏi chi Thiền?)
“Vua nhân từ hòa
nhã, cố kết lòng dân, sự nghiệp trùng hưng sáng ngời thuở trước, thực là bậc
vua hiền của nhà Trần.
Song để tâm nơi kinh Phật, tuy nói là để siêu thoát, nhưng đó không phải là đạo
trung dung của thánh nhân” (Đại Việt Sử ký toàn thư).
Trước khi giao ngai vàng ấn kiếm lại cho Hoàng tử để lui về Cư trần lạc đạo, ông căn dặn: “Các người chớ quên, chính
nước lớn mới làm những điều bậy bạ, trái đạo. Vì rằng họ cho mình cái quyền nói
một đường làm một nẻo. Cho nên cái hoạ lâu đời của ta là hoạ nước Tàu. Chớ coi
thường chuyện vụn vặt xảy ra trên biên ải. Các việc trên, khiến ta nghĩ tới
chuyện khác lớn hơn. Tức là họ không tôn trọng biên giới qui ước. Cứ luôn luôn
đặt ra những cái cớ để tranh chấp. Không thôn tính được ta, thì gậm nhấm ta. Họ
gậm nhấm đất đai của ta, lâu dần họ sẽ biến giang san của ta từ cái tổ đại bàng
thành cái tổ chim chích. Vậy nên các người phải nhớ lời ta dặn: Một tấc đất của tiền nhân để lại, cũng
không được để lọt vào tay kẻ khác. Ta cũng để lời nhắn nhủ đó như một lời di chúc cho muôn đời con cháu”.
Di huấn của một trong những vị vua anh minh nhất lịch sử VN, viết cách nay trên 700 năm, mà ngỡ như mới viết hôm qua ./.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét