LẠM BÀN
-------------
-------------
CHÊ
N M Đ
Phản ánh là đặc trưng chung nhất của vật chất.
Sự đánh giá, nhận xét, phản biện, tranh luận một cách công tâm, trung thực, thắng thắn, khách quan trước mọi sự kiện, hiện tượng từ trong gia đình ra ngoài xã hội là một việc rất cần làm. Nó như một thước đo và là động lực góp phần cho sự phát triển.
Sự đánh giá, nhận xét, phản biện, tranh luận một cách công tâm, trung thực, thắng thắn, khách quan trước mọi sự kiện, hiện tượng từ trong gia đình ra ngoài xã hội là một việc rất cần làm. Nó như một thước đo và là động lực góp phần cho sự phát triển.
Sự vật, hiện tượng nào cũng đều có tính hai mặt: xấu, tốt. Chỉ khác nhau về phạm vi, tính chất và mức độ, còn nói chung không có cái gì tốt cả hoặc cái gì xấu cả. Đòi hỏi thái độ nhìn nhận phải khách quan. Từ trong gia đình ra ngoài xã hội hễ có điều gì bất bình, thì con người ta - bất cứ là ai - đều có quyền đánh giá, nhân xét, phản đối, mong rằng mọi thứ được tốt hơn. Đó là điều cần thiết để ngày một tốt lên.
Tuy nhiên, nếu chê là sự dèm pha, dè bỉu, phê phán, nói xấu, bôi đen người khác, việc khác một cách tràn lan, vô lối là một điều không mấy hay ho gì. Sự chê bai thường bắt nguồn từ tính đố kị, hẹp hòi, ganh ghét không muốn ai hơn mình. Thực chất là do mình kém cỏi, muốn hạ người khác xuống, để ngoi mình lên.
Ở đời, có một hiện tượng thật lạ: Một số người trên thực tế chẳng có tài cán và công đức gì, nhưng họ chê hết mọi thứ từ thượng vàng đến hạ cám. Họ chê bất cứ cái gì, ở đâu, lúc nào . Họ chê nhiều rồi thành thứ bệnh “nghiện chê”, thành một thói quen không hay. Họ nhìn đời toàn một màu xám xịt. Hễ mở miệng cất lời là chê. Tuồng như, không chê được là bứt rứt, khó chịu. Khi họ chê mà không được người khác cộng hưởng đồng tình, thì tự khắc họ không bằng lòng mà cho rằng: người đối thoại không biết nói chuyện, không phải là chỗ đồng cảm, tâm giao.
Có một qui luật ở đời là: “Gieo thói quen, gặt tính cách. Gieo tính cách, gặt số phận”. Con người ta từ đứa trẻ đến các bậc danh nhân, nói chung, đều thích được khen, thích được người khác cho là quan trọng. Chê bai là làm ngược lại điều đó. Chê bai là khởi thủy của sự mất đoàn kết. Lời dè bỉu, chê bai sẽ thành mồi lửa làm nổ tung kho thuốc súng của lòng tự trọng luôn tiềm ẩn trong mỗi con người. Lời nói xấu người khác ở bất cứ đâu cứ như ném một hòn đá lên trời, sau đó sớm muộn lại rơi đúng đầu mình. Người xưa nói: "Hàm huyết phún nhân, tiên ô ngã khẩu". Có nghĩa là, ai đó ngậm máu phun người, thì trước hết đã là làm bẩn miệng mình. Nhiều người đã tổng kết: "Bệnh tật đi vào cơ thể bằng đường miệng. Tai họa cho mình lại từ cửa miệng mà ra". Do đó, ở đời đừng xúc phạm, chê bai ai cái gì đó khi không liên quan trực tiếp đến bản thân mình.
Dĩ nhiên, cần tỉnh táo phân biệt giữa sự chê bai, dè bỉu với việc nói lên sự thật.
Xuất phát từ động cơ trong sáng, với phương pháp thẳng thắn, chân thành góp ý xây dựng bằng thái độ tinh tế, lịch lãm - là điều nên làm.
Xuất phát từ động cơ trong sáng, với phương pháp thẳng thắn, chân thành góp ý xây dựng bằng thái độ tinh tế, lịch lãm - là điều nên làm.
Đôi điều lạm bàn nhân ngày đầu năm mới có thể chưa thấu đáo. Muôn người muôn nẻo nghĩ. Cùng quan niệm âu là điều không thể.
Có điều gì chưa đúng, mong bà con làng Fb lượng thứ.
Có điều gì chưa đúng, mong bà con làng Fb lượng thứ.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét