Bộ Văn hóa và di sản
Ba Lan trao tặng nhà thơ Lâm Quang Mỹ Huân chương cao quí
GIAO HƯỞNG
Ngày 5- 02- 2014, tại hội trường Hội Nhà văn Ba Lan, trên phố
Krakowskie Przedmieście, Warszawa, bà Eva Brzostowska và ông Celega
Masimilian-thay mặt Bộ trưởng Bộ Văn hóa và Di sản Ba Lan, đã trao tặng nhà thơ Lâm Quang Mỹ Huân chương
cao qúy "Vì sự đóng góp vào nền Văn hóa Ba Lan". Dự lễ trao tặng có đông đảo thành viên Hội Nhà
văn Ba Lan cùng bạn bè của nhà thơ. Ông Lương Quang Chỉnh, bí thư thứ nhất Đại sứ quán Việt Nam tại Ba Lan đọc thư của
đại sứ Việt Nam Phạm Kiến Thiêt chúc mừng thành công của nhà thơ Lâm Quang Mỹ.
Tiếp đó các nghệ sĩ Ba Lan, Việt Nam là bạn bè của nhà thơ, đã đọc thơ, hát các
bài hát phổ nhạc từ thơ của ông. Nhà thơ Lâm Quang Mỹ đã thể hiện tiết mục Hát
thơ độc đáo, được khán giả nhiệt liệt hoan nghênh.
Nhà
thơ Lâm Quang Mỹ, SN 1943,, tên thật Nguyễn Đình Dũng, quê làng Cổ Đan, xã Phúc
Thọ, Nghi Lộc, Nghệ An; nguyên cán bộ Viện Khoa học Việt Nam; Tiến sĩ Vật lý,
Viện Vật lý thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Ba Lan. Hội viên Hội Nhà văn Ba Lan,
Hội viên Hội Nhà văn Việt Nam .
Tại Liên hoan Thơ quốc tế Poznan tháng 11.2013, ông được Quỹ văn hóa
châu Âu tại Ba Lan trao tặng giải thưởng mang tên nhà thơ Ba Lan Klamensa Janickiego (thế kỉ 17), cho toàn bộ
tác phẩm về thành tich hoạt động văn hóa tại Ba Lan và châu Âu. Cùng được nhận
giải cao quý này còn có dịch giả Nguyễn Chí Thuật, GS Việt ngữ tại trường Đại học Tổng hợp Poznan
Ba Lan.
Lâm Quang Mỹ rất đam mê
thơ ca, ông luôn được mời về các trường học, thư viện, nhà Văn hóa...trên đất
nước Ba Lan và ở nhiều nước Châu Âu để đọc thơ, hát thơ, bình thơ Việt Nam,
tuyên truyền quảng bá Văn học Việt Nam với bạn bè thế giới, đến nay ông đã có gần 2000 buổi đọc và trình
diễn thơ, con số không nhiêù người có được. Theo ông cố vấn Celega Masimilian, nhà thơ Lâm Quang Mỹ là người nước
ngoài đầu tiên (kể từ năm 1990) được tặng Huân chương cao quý này.
Các tập Thơ đã xuất bản gồm:
Đợi (Việt ngữ), Lời ca lang thang
(Việt ngữ),Tiếng vọng (song ngữ Ba Lan – Việt Nam ), Tháng ngày (song ngữ Ba Lan – Việt Nam ), Chiều rơi trên
sóng (song ngữ Anh – Việt), "Tuyển tập thơ Việt Nam 1000 năm” (chuyển ngữ sang
tiếng Ba Lan).
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét