Menu ngang

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2016

ĐỌC TIỂU THUYẾT QUỶ VƯƠNG CỦA VŨ NGỌC TIẾN

Tôi quen Nhà văn Vũ Ngọc Tiến và vợ anh - chị Minh Thi - từ năm 2010. Đó là khi chúng tôi cùng tham gia với vai trò tư vấn cho Trung tâm Ma Rin ( tên đây đủ là Trung tâm tư vấn và trợ giúp pháp lý gia đình Liệt sĩ ) . Anh Tiến và chị Thi dã tham gia từ nhiều năm trước. 
Ngần ấy năm, qua nhiều lần tiếp xúc, trong mắt tôi, anh Vũ Ngọc Tiến - một chàng trai tuấn tú chính tông Hà Nội của mấy chục năm trước, mà nay vẫn giữ được phong độ trí thức đa tài, đàng hoàng, khiêm cung, lịch lãm. Với thể hình và gương mặt đẹp. Tóc bạc phơ. Da dẻ căng mịn, hồng hào. Có thể nói, ngày trước anh thuộc loại điển trai và bây giờ là đẹp lão. 
Ngày 20 tháng 7 năm 2016, tại buổi họp báo NGÀY TRỞ VỀ của Trung tâm Ma Rin, tôi được Nhà văn Vũ Ngọc Tiến tặng cuốn tiểu thuyết QUỶ VƯƠNG. Đây là cuốn sách thứ hai tác giả tự tay trao tặng. Trước đó, năm 2013, anh đã tặng tôi cuốn tiểu thuyết SÓNG HẬN SÔNG LÔ - cũng là tiểu thuyết lịch sử. 
Tôi đang chờ đến ngày đi dự buổi giới thiệu tiểu thuyết QUỶ VƯƠNG theo lời mời thân tình của tác giả - kế hoạch là ngày 6 tháng 8 năm 2016) - thì bỗng dưng trước đó vài ngày anh Vũ Ngọc Tiến thông báo rằng, buổi giới thiệu sách phải hoãn lại do cơ quan có chức năng thẩm quyền chưa đồng ý với nội dung một vài câu ở một trang viết. Tôi hỏi ở trang nào. Anh Tiến nói ở trang 213.
Tôi nghiệm ra một hiện tượng nghịch lý : Xưa nay hễ cuốn sách nào “ có vấn đề “, thì lượng độc giả tìm đọc nhiều hơn. Điều đó có phần kích thích tính hiếu kỳ. Nhưng theo tôi, cái chính là, độc giả muốn kiểm chứng đối chiếu giữa nhãn quan, nhận thức của mình với nội dung tư tưởng, nghệ thuật của tác giả và chính kiến của cơ quan kiểm duyệt. 
Tôi có thói quen đọc sách là: Mở sách đọc ngay vào nội dung để tiếp nhận thông tin trực tiếp; chưa đọc bât cứ lời giới thiệu, lời bình nào - Bởi tôi không muốn sự cảm thụ của mình lại thông qua lăng kính của người khác, dễ bị nhiễu loạn thông tin. Đọc xong sách rồi, tôi mới đọc đến lời bình, lời giới thiệu, để có sự so sánh đối chiếu nhận thức của mình với những người khác khi cùng đọc một cuốn sách. 
Tôi đọc khá kỹ cuốn tiểu thuyết QỦY VƯƠNG - Thậm chí tôi còn phát hiện ra vài chỗ in sai. 
Đã có người viết giới thiệu khá hay, khá kỹ về tiểu thuyết này.
Với tôi, tôi nhân thấy rằng: Đây là một cuốn tiểu thuyết lịch sử với nội dung phong phú. Phải chăng, đây là một phương pháp dạy lịch sử dưới hình thức văn chương có hiệu quả. Tác giả dùng phương pháp đồng hiện câu chuyện lịch sử cài đan với câu chuyện của thời nay. Tiểu thuyết dựng lên những câu chuyện lịch sử trong một cung đoạn suy tàn của Vương triều Lê sơ - từ vua Lê Uy Mục ( Quỷ Vương ) đến vua Lê Tương Dực ( Trư Vương ), cho đến khi cha con Mạc Đăng Dung - Mạc Đăng Doanh soán ngôi vua, dựng lên Vương triều nhà Mạc. Đồng thời, tác giả dựng lên câu chuyện của thời nay - một câu chuyện dù là hư cấu nhưng không hiếm, đã và đang diễn ra với đầy tính bi kịch. 
Với lối viết hấp dẫn, đầy ắp thông tin trên nhiều bình diện, góc cạnh; tác giả kể lại, tả lại với nhiều tình tiết sống động, lôi cuốn người đọc; Đồng thời qua đó, tác giả đưa ra những lời bình có tính triết lý khách quan. Đó như là những thông điệp mà tác giả muốn gửi đến người đọc.
Tôi đọc một mạch tiểu thuyết QUỶ VƯƠNG. Nhưng khi gấp sách lại, một nỗi buồn man mác không tên xâm nhập cõi lòng tôi !

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét