SỬA NÓI
Khách quan mà nói, người Việt ( Kinh ) trên đất nước ta không nơi nào có phương ngữ ( thổ âm ) khó nghe như người Nghi Lộc ( Nghệ An ) quê tôi. Không nói ngọng một số từ như một số vùng quê, người Nghi Lộc quê tôi nói khác hết thảy mọi ngôn từ. Có người ở vùng khác phát hiện ra rằng, muốn nói được tiềng Nghi Lộc, chỉ cần bỏ tất cả dấu là được. Theo cách đó, có người còn đùa: " Nguồn gốc người Nghi Lộc là người Nhật Bản. Ví dụ : có hai người Nghi Lộc gặp nhau ở Hà Nội. Người này hỏi, mi ra khi mô rưa? Người kia trả lời, choa ra bưa qua " ...
Biết bao giai thoại, đàm tiếu xoay quanh tiếng Nghi Lộc - kể ra thì dài lắm - Và nhiều người coi đó như một thứ tiếu lâm trong đời sống cộng đồng.
Ngôn ngữ là phương tiện đầu tiên trong quan hệ giao tiếp. Biết được tật của mình, muốn hòa nhập vào cộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vực, thì người dân Nghi Lộc quê tôi phải chủ động tự điều chỉnh nói theo tiếng phổ thông - ít ra thì cũng được như tiếng người Khu Bốn nói chung.
Sinh ra ở một miền quê với tiếng nói như thế, nhưng tôi lại là người có phần khó tính khi nghe người khác nói ngọng hoặc khi đọc phải chỗ viết sai chính tả một số từ trên sách báo, văn bản. Nhớ thuở mới vào quân ngũ, tôi đã nghe các anh cựu binh trêu một số người quê ở Khu Ba là : “ Ăn nòng nợn, uống lước nã, đi nỏng hàng noạt,…”, “ Học tập ní nuận Mác Nê Lin “, .. vv .. Đi trên phố, giống như nhiều người, tôi vừa bực mình vừa buồn cười khi thi thoảng bắt gặp một vài biển quảng cáo hoặc khẩu hiệu viết sai chính tả. Kiểu như : “Cháo nòng nợn “ , “ Cháo nghêu, chai”, “ chứng gián”, “ chứng vịt nộn” , thậm chí có khẩu hiệu : “ Xáng xuốt nựa chọn…” , . v .. v. .
Tôi nhớ có một chuyện cách đây đã 13 năm, khi đang công tác ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Có lần, tôi chủ trì cùng một số cán bộ thuộc các cơ quan : Phòng Đào tạo, Phòng Chính trị, Khoa Lý luận Mác Lê Nin tiến hành kiểm tra huấn luyện ( thường gọi tắt là Kiểm huấn ) ở Giảng đường. Giáo viên giảng bài hôm đó tên là C, thuộc Khoa Mác Lê Nin, quê ở tỉnh Thái Bình. Sau khi dự giảng hai tiết, đoàn kiểm tra đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm với giáo viên, Tổ bộ môn và Khoa. Mọi người trong đoàn kiểm tra đều có ý kiến nhận xét. Cuối cùng tôi kết luận đánh giá là : Giáo viên hôm nay nắm nội dung bài rất chắc, nhuần nhuyễn; phương pháp sư phạm khá hay; thái độ của học viên trong lớp là nghiêm chỉnh. Đánh giá chung : Tốt.
Tuy nhiên, khi mọi người rời phòng họp, tôi yêu cầu giáo viên dạy buổi ấy ở lại gặp riêng. Tôi nghiêm khắc nói, ông đã làm giáo viên dạy môn này nhiều năm rồi. Tại sao ông không sửa được mỗi từ nói ngọng “ L” thành “ N ” và ngược lại. Nói thật, ở Trường ta giáo viên dạy các môn quân sự như: “ Chiến thuật”, “ Xạ kích “ ..v ..v.. nói ngọng đã là không hay, nhưng có thể châm chước. Còn đối với giáo viên dạy lý luận, dạy chính trị mà nói ngọng là không được, là phản cảm lắm! Tôi yêu cầu ông trong vòng 3 tháng phải sửa được tật này. Nếu không sửa được, thì Nhà trường buộc phải chuyển ông sang làm việc khác. Theo tôi, có nhiều cách để sửa. Ví dụ ông đứng nói trước gương hoặc nói vào máy ghi âm để nghe lại…
Một thời gian sau, tôi chuyển đi đơn vị khác. Hôm chia tay Trường, ông giáo viên ngày ấy đến gặp tôi. Với nét mặt vui vẻ, ông ấy niềm nở nói, em chân thành cám ơn anh. Bây giờ thì em không nói ngọng nữa. Quả thật, nếu không có sự nghiêm khắc, gay gắt, quyết liệt của anh, thì chẳng biết em nói ngọng đến tận bao giờ. Nghe xong, tôi thật mừng.
Biết sai và cố gắng sửa sai - dù chỉ là việc nói ngọng một đôi từ - âu cũng là điều nên làm!
Biết bao giai thoại, đàm tiếu xoay quanh tiếng Nghi Lộc - kể ra thì dài lắm - Và nhiều người coi đó như một thứ tiếu lâm trong đời sống cộng đồng.
Ngôn ngữ là phương tiện đầu tiên trong quan hệ giao tiếp. Biết được tật của mình, muốn hòa nhập vào cộng đồng xã hội trên mọi lĩnh vực, thì người dân Nghi Lộc quê tôi phải chủ động tự điều chỉnh nói theo tiếng phổ thông - ít ra thì cũng được như tiếng người Khu Bốn nói chung.
Sinh ra ở một miền quê với tiếng nói như thế, nhưng tôi lại là người có phần khó tính khi nghe người khác nói ngọng hoặc khi đọc phải chỗ viết sai chính tả một số từ trên sách báo, văn bản. Nhớ thuở mới vào quân ngũ, tôi đã nghe các anh cựu binh trêu một số người quê ở Khu Ba là : “ Ăn nòng nợn, uống lước nã, đi nỏng hàng noạt,…”, “ Học tập ní nuận Mác Nê Lin “, .. vv .. Đi trên phố, giống như nhiều người, tôi vừa bực mình vừa buồn cười khi thi thoảng bắt gặp một vài biển quảng cáo hoặc khẩu hiệu viết sai chính tả. Kiểu như : “Cháo nòng nợn “ , “ Cháo nghêu, chai”, “ chứng gián”, “ chứng vịt nộn” , thậm chí có khẩu hiệu : “ Xáng xuốt nựa chọn…” , . v .. v. .
Tôi nhớ có một chuyện cách đây đã 13 năm, khi đang công tác ở Trường Sĩ quan Lục quân 1. Có lần, tôi chủ trì cùng một số cán bộ thuộc các cơ quan : Phòng Đào tạo, Phòng Chính trị, Khoa Lý luận Mác Lê Nin tiến hành kiểm tra huấn luyện ( thường gọi tắt là Kiểm huấn ) ở Giảng đường. Giáo viên giảng bài hôm đó tên là C, thuộc Khoa Mác Lê Nin, quê ở tỉnh Thái Bình. Sau khi dự giảng hai tiết, đoàn kiểm tra đánh giá kết quả, rút kinh nghiệm với giáo viên, Tổ bộ môn và Khoa. Mọi người trong đoàn kiểm tra đều có ý kiến nhận xét. Cuối cùng tôi kết luận đánh giá là : Giáo viên hôm nay nắm nội dung bài rất chắc, nhuần nhuyễn; phương pháp sư phạm khá hay; thái độ của học viên trong lớp là nghiêm chỉnh. Đánh giá chung : Tốt.
Tuy nhiên, khi mọi người rời phòng họp, tôi yêu cầu giáo viên dạy buổi ấy ở lại gặp riêng. Tôi nghiêm khắc nói, ông đã làm giáo viên dạy môn này nhiều năm rồi. Tại sao ông không sửa được mỗi từ nói ngọng “ L” thành “ N ” và ngược lại. Nói thật, ở Trường ta giáo viên dạy các môn quân sự như: “ Chiến thuật”, “ Xạ kích “ ..v ..v.. nói ngọng đã là không hay, nhưng có thể châm chước. Còn đối với giáo viên dạy lý luận, dạy chính trị mà nói ngọng là không được, là phản cảm lắm! Tôi yêu cầu ông trong vòng 3 tháng phải sửa được tật này. Nếu không sửa được, thì Nhà trường buộc phải chuyển ông sang làm việc khác. Theo tôi, có nhiều cách để sửa. Ví dụ ông đứng nói trước gương hoặc nói vào máy ghi âm để nghe lại…
Một thời gian sau, tôi chuyển đi đơn vị khác. Hôm chia tay Trường, ông giáo viên ngày ấy đến gặp tôi. Với nét mặt vui vẻ, ông ấy niềm nở nói, em chân thành cám ơn anh. Bây giờ thì em không nói ngọng nữa. Quả thật, nếu không có sự nghiêm khắc, gay gắt, quyết liệt của anh, thì chẳng biết em nói ngọng đến tận bao giờ. Nghe xong, tôi thật mừng.
Biết sai và cố gắng sửa sai - dù chỉ là việc nói ngọng một đôi từ - âu cũng là điều nên làm!
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét