MỘT VÀI CẢM NGHĨ
Hôm nay, 17/7/2016, tôi đọc Báo QĐND bài lược ghi một số Tham luận tại Hội thảo do Bộ Quốc phòng tổ chức với chủ đề : “ Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do “ trong Lời Kêu gọi của Bác Hồ cách đây tròn 50 năm trước.
Các tác giả trên từng phương diện, với cách tiếp cận và đề cập khác nhau, nhưng đều hay, đều đúng.
Theo đó, tựu trung lại, “ Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do" trong Lời Kêu gọi của Bác Hồ ngày 17/7/1966 là thể hiện :
- Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc chúng ta;
- Truyền thống dựng nước và giữ nước trong lịch sử mấy ngàn năm của Dân tộc ta;
- Khát vọng cháy bỏng ngàn đời của Nhân dân ta;
- Chân lý phổ biến của thời đại;
- Cương lĩnh, mục tiêu chiến đầu, tư tưởng chỉ đạo hành động;
- Lẽ sống, nguồn sức mạnh của mỗi con người, từng tập thể và cả Dân tộc; ...
Các tác giả trên từng phương diện, với cách tiếp cận và đề cập khác nhau, nhưng đều hay, đều đúng.
Theo đó, tựu trung lại, “ Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do" trong Lời Kêu gọi của Bác Hồ ngày 17/7/1966 là thể hiện :
- Quyền thiêng liêng bất khả xâm phạm của Tổ quốc chúng ta;
- Truyền thống dựng nước và giữ nước trong lịch sử mấy ngàn năm của Dân tộc ta;
- Khát vọng cháy bỏng ngàn đời của Nhân dân ta;
- Chân lý phổ biến của thời đại;
- Cương lĩnh, mục tiêu chiến đầu, tư tưởng chỉ đạo hành động;
- Lẽ sống, nguồn sức mạnh của mỗi con người, từng tập thể và cả Dân tộc; ...
Hồi đó, tôi - một chiến sĩ, 18 tuổi, chiến đấu trên chiến trường Miền Nam được nghe Lời Kêu gọi của Bác Hồ qua Đài Phát thanh Tiếng nói Việt Nam giữa những ngày cam go, ác liệt. Lời Kêu gọi cuả Bác Hồ là hiệu triệu, là Tiếng kèn xung trận.
Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, một mất một còn, rất nhiều đồng đội cùng trang lứa với tôi đã anh dũng hy sinh ở tuyến đầu. Với họ, mãi mãi tuổi hai mươi ...
Nhiều năm sau này, tôi đã nhiều lần đọc câu nói bất hủ “ Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do” bằng chữ mạ vàng mỗi khi vào Lăng viếng Bác. Và gần đây nhất, ngày 26/6/2016, trong chuyến tham quan du lịch Nga, tôi đã đọc câu nói đó được đúc đồng bằng tiếng Nga gắn lên Tượng đài Hồ Chí Minh ở Matscova.
Cảm nghĩ của tôi là :
Trong cuộc chiến đấu quyết liệt, một mất một còn, rất nhiều đồng đội cùng trang lứa với tôi đã anh dũng hy sinh ở tuyến đầu. Với họ, mãi mãi tuổi hai mươi ...
Nhiều năm sau này, tôi đã nhiều lần đọc câu nói bất hủ “ Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do” bằng chữ mạ vàng mỗi khi vào Lăng viếng Bác. Và gần đây nhất, ngày 26/6/2016, trong chuyến tham quan du lịch Nga, tôi đã đọc câu nói đó được đúc đồng bằng tiếng Nga gắn lên Tượng đài Hồ Chí Minh ở Matscova.
Cảm nghĩ của tôi là :
1 - Câu nói của Bác Hồ có tính so sánh. Vậy so sánh với cái gì để nói rằng Độc lập - Tự do là quí hơn tất cả?
Theo thiển ý của tôi: Ở đời, cái quí nhất của mỗi con người là mạng sống của mình. Châu báu, bạc vàng, danh vọng, địa vị, … bất cứ cái gì, dù có giá trị đến đâu, cũng không thể đem ra để đánh đổi được mạng sống của họ. Nói một cách nôm na, đơn giản, dễ hiểu là : Phàm là con người thì bất cứ ai cũng sợ chết ! Ấy vậy mà, thực tiễn lịch sử diễn ra trên Đất nước ta khẳng định rằng: Mọi người dân Việt - từ thế hệ này sang thế hệ khác - mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng đã nhất tề đứng lên, bất khuất mọi gian khổ, ác liệt, sẵn sàng chấp nhận hy sinh “ Dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí". Với mục tiêu cao cả là giành và giữ bằng được Độc lập - Tự do cho Tổ quốc.
Bởi sự chi phối của điều kiện địa lý, lịch sử, từ ngàn xưa đến nay, cái giá mà Nhân dân ta phải trả cho Độc lập - Tự do của Tổ quốc là vô cùng to lớn. Có ai biết số liệu thương vong của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, Thanh ra khỏi bờ cõi.
Dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, để chiến thắng 29 vạn quân Thanh trong mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), chắc chắn số thương vong của quân dân ta không hề ít.
Trong kháng chiến chống Pháp và nhất là kháng chiến chống Mỹ, để giành được chiến thắng trong từng giai đoạn, đi đến thắng lợi cuối cùng, số lượng quân dân ta hy sinh còn lớn hơn nhiều.
Phải chăng, khi Bác Hồ nói : “Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do" ngoài các căn cứ lý lẽ như dã nói trên, cũng còn xuất phát từ điều đó!
Theo thiển ý của tôi: Ở đời, cái quí nhất của mỗi con người là mạng sống của mình. Châu báu, bạc vàng, danh vọng, địa vị, … bất cứ cái gì, dù có giá trị đến đâu, cũng không thể đem ra để đánh đổi được mạng sống của họ. Nói một cách nôm na, đơn giản, dễ hiểu là : Phàm là con người thì bất cứ ai cũng sợ chết ! Ấy vậy mà, thực tiễn lịch sử diễn ra trên Đất nước ta khẳng định rằng: Mọi người dân Việt - từ thế hệ này sang thế hệ khác - mỗi khi Tổ quốc bị xâm lăng đã nhất tề đứng lên, bất khuất mọi gian khổ, ác liệt, sẵn sàng chấp nhận hy sinh “ Dù gian lao khổ hạnh cũng không sờn lòng, vào sống ra chết cũng không nản chí". Với mục tiêu cao cả là giành và giữ bằng được Độc lập - Tự do cho Tổ quốc.
Bởi sự chi phối của điều kiện địa lý, lịch sử, từ ngàn xưa đến nay, cái giá mà Nhân dân ta phải trả cho Độc lập - Tự do của Tổ quốc là vô cùng to lớn. Có ai biết số liệu thương vong của quân dân ta trong các cuộc kháng chiến phá Tống, bình Nguyên, đuổi Minh, Thanh ra khỏi bờ cõi.
Dưới sự chỉ huy của Hoàng đế Quang Trung Nguyễn Huệ, để chiến thắng 29 vạn quân Thanh trong mùa Xuân năm Kỷ Dậu (1789), chắc chắn số thương vong của quân dân ta không hề ít.
Trong kháng chiến chống Pháp và nhất là kháng chiến chống Mỹ, để giành được chiến thắng trong từng giai đoạn, đi đến thắng lợi cuối cùng, số lượng quân dân ta hy sinh còn lớn hơn nhiều.
Phải chăng, khi Bác Hồ nói : “Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do" ngoài các căn cứ lý lẽ như dã nói trên, cũng còn xuất phát từ điều đó!
2 - “ Không có gì quí hơn Độc lập - Tự do “ là chân lý tư tưởng trong suốt chiều dài lịch sử của Dân tộc ta.
Chân lý tư tưởng đó không chỉ là mục tiêu, động lực trong Chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, mà cả trong Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Bảo vệ Nhân dân, bảo vệ thành quả Cách mạng; Bảo vệ lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo, thềm lục địa…
Chân lý tư tưởng đó không chỉ diễn ra trong lĩnh vực Quân sự, Quốc phòng - lĩnh vực then chốt trong bảo vệ Tổ quốc - mà còn diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của Đất nước : Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, …
Hễ còn có sự chi phối của các thế lực nước ngoài về: Kinh tế, Tài chính, Văn hóa, Môi trường ... dưới dạng này hay dạng khác, với mọi cấp độ, qui mô, hình thức, ...,thì hiển nhiên Độc lập-Tự do của Tổ quốc chúng ta chưa trọn vẹn.
Chân lý tư tưởng đó không chỉ là mục tiêu, động lực trong Chiến tranh giải phóng và bảo vệ Tổ quốc, mà cả trong Sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc - Bảo vệ Nhân dân, bảo vệ thành quả Cách mạng; Bảo vệ lãnh thổ, vùng trời, vùng biển, đảo, thềm lục địa…
Chân lý tư tưởng đó không chỉ diễn ra trong lĩnh vực Quân sự, Quốc phòng - lĩnh vực then chốt trong bảo vệ Tổ quốc - mà còn diễn ra trên tất cả các lĩnh vực đời sống xã hội của Đất nước : Chính trị, Kinh tế, Văn hóa, …
Hễ còn có sự chi phối của các thế lực nước ngoài về: Kinh tế, Tài chính, Văn hóa, Môi trường ... dưới dạng này hay dạng khác, với mọi cấp độ, qui mô, hình thức, ...,thì hiển nhiên Độc lập-Tự do của Tổ quốc chúng ta chưa trọn vẹn.
Một vài cảm nghĩ của tôi là vậy !
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét