ĐÀM LUẬN
—————-
NGHĨ VỀ HAI CÂU THƠ
( CÂU ĐỐI )
Lâu nay tôi cứ suy nghĩ về hai câu thơ ( mà có nơi đã dùng làm câu đối ở Nghĩa trang Liệt sỹ ):
“ Thân ngã xuống thành đất đai Tổ quốc
Hồn bay lên hoá linh khí Quốc gia “.
Cũng đã có một số người viết bài ca ngợi về hai câu thơ đó - nhất là trong dịp Kỷ niệm Ngày TBLS, 27/7, hàng năm hoặc khánh thành các công trình tri ân Liệt sỹ.
Thoạt đầu khi đọc lên, tôi thấy rằng, bằng hình tượng, tác giả đã nói lên công lao to lớn của Liệt sĩ đối với non sông đất nước. Đó được coi như một lời tri ân đối với Liệt sỹ; đồng thời là lời nhắc nhở mọi người đừng bao giờ quên công ơn những người đã hy sinh vì Tổ quốc.
Song, ngẫm lại, suy nghĩ sâu hơn, tôi thấy có điều chưa ổn. Xin mạn phép có đôi điều đàm luận :
- Trước hết, khẳng định rằng : Thắng lợi vĩ đại trong các cuộc chiến tranh giải phóng Dân tộc và bảo vệ Tổ quốc, công đầu thuộc về hàng triệu Liệt sỹ. Và ngày nay trong nhiệm vụ bảo vệ biên cương, hải đảo, lãnh thổ, lãnh hải cũng vậy.
Tổ quốc & Nhân dân đời đời tri ân các Liệt sỹ . Điều đó không ai dám phủ nhận !
Nhưng Tổ quốc ( Đất nước ) ta được hình thành, phát triển trong suốt chiều dài lịch sử mấy nghìn năm là bắt nguồn từ công đức của các bậc Anh hùng dân tộc cùng đời đời lớp lớp người Việt Nam đã có công dựng nước, mở cõi & giữ nước.
Không nên đồng nhất “ đất đai Tổ quốc “ với thân xác Liệt sỹ.
- Tương tự, nếu nói :” Hồn “ Liệt sỹ hoá Linh khí Quốc gia, tức là đã đồng nghĩa Linh khí Quốc gia với Hồn Liệt sỹ là một.
Theo tôi, Linh khí Quốc gia là ý niệm cốt tủy thiêng liêng, đó là Hồn cốt của cả Dân tộc trên mọi lĩnh vực xã hội tích hợp lại từ bao đời.
Dĩ nhiên, Anh linh các Liệt sỹ đã góp phần vào Linh khí Quốc gia.
Từ suy nghĩ trên, tôi giả thiết xin biên tập hai câu thơ trên là :
“ Thân ngã xuống vì đất thiêng Tổ quốc
Hồn bay lên cùng linh khí Quốc gia “.
Ở đây, tôi vẫn giữ nguyên TỨ thơ của tác giả, mà chỉ xin thay mấy TỪ :
“ trong hình hài “ thay cho “ thành đất đai “; “ hoà linh khí “ thay cho “ hoá linh khí “.
Đôi điều luận đàm trên đây nếu có gì sai, tôi xin được thỉnh giáo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét